Đưa ra hệ thống các phương pháp cơ bản, đặc trưng để giải các dạng bà

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) biện pháp nâng cao chất lượng ôn thi THPT QG bài 6 GDCD lớp 12 (Trang 33)

4. Nội dung kiến thức cơ bản bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản

2.2. Đưa ra hệ thống các phương pháp cơ bản, đặc trưng để giải các dạng bà

2.2.1. Đối với dạng câu hỏi nhận biết và thông hiểu 2.2.1.1. Phương pháp ôn bài

- Nắm vững kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa: hiện tại, môn GDCD gần như là không có sự đánh đố quá cao cho học sinh nên chỉ cần nắm vững tất cả các kiến thức cơ bản trong SGK lớp 11 và 12 là sẽ có thể làm tốt được bài thi (kiến thức SGK chiếm 70%, kiến thức liên hệ thực tế chiếm 30%).

- Hiểu rõ và phân biệt được các thuật ngữ đặc thù, các "từ khóa" của từng nội dung để làm căn cứ chọn phương án trả lời đúng nhất.

Ví dụ: Khi đề cập đến nội dung các quyền tự do cơ bản của công dân HS cần

phân biệt được: Quyền BKXP về thân thể của công dân ( bất kì ai cũng không có quyền bắt người khi không có quyết định, phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang ); Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân ( không ai được phép tự ý xâm đến tính mạng, sức khỏe và, xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm của người khác ); Quyền BKXP về chỗ ở ( không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác khi không được cho phép ); Quyền đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín ( không ai được kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của người khác ); Quyền tự do ngôn luận ( Công dân có quyền phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước )

- Hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy: đây được xem là phương pháp học tập đơn giản nhưng khoa học, có hệ thống và mang lại hiệu quả cao, giúp học sinh nắm vững và khắc sâu kiến thức cơ bản.

- Thường xuyên luyện tập trắc nghiệm để củng cố kiến thức đã học, có thể làm theo từng bài hoặc theo chủ đề. Khi luyện tập trắc nghiệm, cách hiệu quả nhất là đọc câu hỏi, chọn đáp án, sau đó đối chiếu nội dung liên quan trong sách giáo khoa và kiểm chứng kết quả.

28 download by : skknchat@gmail.com

2.2.1.2. Phương pháp làm bài thi

- Đọc kỹ câu hỏi để xác định "từ khóa": Mỗi câu hỏi đều có từ khóa thể hiện nội dung yêu cầu phải trả lời, chính là mấu chốt để thí sinh giải quyết vấn đề. Thường thì từ khóa này sẽ in đậm, nếu không in đậm, học sinh phải tìm và gạch chân, từ đó học sinh định hướng được câu hỏi liên quan đến vấn đề gì và đáp án sẽ gắn liền với từ khóa ấy.

Ví dụ: Khi gặp câu hỏi: Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án,

quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang là nội dung của quyền

A. Quyền BKXP về thân thể. B. Quyền BKXP về chỗ ở.

C. Quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe D. Quyền tự do ngôn luận.

Từ khóa trong câu hỏi này là “bị bắt” vậy Hs cần nhớ lại kiến thức xem quyền nào liên quan đến hành vi bắt người. Ở đây có 4 đáp án: A. Quyền BKXP về thân thể (liên quan đến hành vi bắt người ); B. quyền BKXP về chỗ ở ( liên quan hành vi tự ý vào nhà người khác ); C. quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe ( liên quan hành vi đánh người, giết người, đe dọa giết người ); D. quyền tự do ngôn luận ( liên quan đến hành vi phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm về các vấn đề đất nước ).

Như vậy, HS sẽ dễ dàng nhận ra đáp án A là đáp án cho câu hỏi này.

- Tuân thủ quy tắc "dễ trước khó sau": Sau khi nhận đề, học sinh cần đọc qua một lượt tất cả các câu hỏi, xem những câu nào thuộc mức độ nhận biết thì nên khoanh ngay vào đáp án trong phiếu trả lời.

Sau khi làm hết những câu hỏi "trúng tủ", học sinh tiếp tục chọn làm những câu hỏi ở mức thông hiểu (vì đối với bài thi trắc nghiệm, các câu hỏi đều có thang điểm như nhau, không giống như bài thi tự luận). Do vậy, câu hỏi khó hay dễ cũng đều có chung phổ điểm, nên chọn làm câu dễ trước để đảm bảo đạt tối đa số điểm.

Chú ý phân bổ thời gian hợp lý để không bỏ sót câu hỏi nào, trường hợp nếu học sinh không biết chính xác đáp án thì hãy dùng phương án phán đoán, dự báo, loại trừ..., đó cũng là một cơ hội dành cho thí sinh.

Sau khi đã chắc chắn chọn đáp án đúng cho những câu hỏi thuộc mức độ nhận biết và thông hiểu, học sinh bắt đầu đọc và nghiên cứu tìm câu trả lời cho các câu hỏi ở mức độ cao hơn

2.2.2. Đối với dạng câu hỏi vận dụng và vận dụng cao 2.2.2.1. Phương pháp ôn bài

- Nắm chắc kiến thức cơ bản đã học

- Tìm hiểu các Luật và Bộ Luật hiện hành có liên quan đến nội dung đã học - Chủ động tìm hiểu, cập nhật thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng để vận dụng giải quyết các câu hỏi tình huống mang tính thực tiễn.

2.2.2.2. Phương pháp làm bài thi

29 download by : skknchat@gmail.com

+ Bước 1: đọc kỹ phần dẫn để xác định: các hành vi vi phạm các quyền tự do cơ bản của công dân (không vi phạm pháp luật); và trách nhiệm pháp lý.

+ Bước 2: đọc kỹ câu hỏi (thường ở cuối phần dẫn) để xác định vấn đề câu hỏi đề cập đến, tránh để phần dẫn của câu làm cho bị nhiễu.

+ Bước 3: loại trừ những hành vi thuộc các quyền mà câu hỏi không đề cập đến và cuối cùng là chọn đáp án đúng.

(Chú ý: nên gạch chân những dữ liệu quan trọng)

2.2.2.3. Các lỗi thường gặp

- Không đọc kỹ đề, không xác định được ‘‘từ khóa" trong câu hỏi.

- Dừng quá lâu ở một câu: bình quân mỗi câu chỉ được làm trong 1 phút (40 câu/40 phút), 10 phút còn lại để tô đáp án... Nếu dừng lại quá lâu ở một câu sẽ không có thời gian làm các câu khác.

- Nói "không" với "đánh lụi" hoàn toàn: vì mỗi phương án lựa chọn đều có thể có 25% là số đáp án đúng rơi vào phương án lựa chọn đó, nếu thí sinh "chọn bừa" (toàn A hoặc toàn B...) thì sẽ được khoảng 2,5 điểm của bài thi.

2.3 Đưa ra hệ thống các ví dụ, bài tập cụ thể cùng lời giải minh họa cho các đề luyện thi THPTQG. 2.3.1. Thiết lập ma trận Chủ đề biết Các quyền tự được do cơ bản niệm,

của công dung

dân nghĩa các tự do bản công dân. Tổng câu 12 Tổng download by : skknchat@gmail.com

điểm Tỉ lệ

2.3.2. Đề thi và lời giải minh họa

Tỉ lệ: 100% Các câu hỏi trong đề thi được sắp từ đễ đến khó tương ứng với các cấp độ nhận thức + Nhận biết: Từ câu 1 đến câu 12 + Thông hiểu: Từ câu 13 đến câu 24 + Vận dụng: Từ câu 25 đến câu 32 + Vận dụng cao: Từ câu 33 đến câu 40 Câu 1. Công dân có quyền BKXP về thân thể có

nghĩa là nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát thì công dân đó sẽ không bị

A. bắt. B. đánh. C. xúc phạm. D. dọa nạt.

Đáp án: A. HS nhớ lại nội dung của quyền BKXP về thân thể của công dân gắn

liền với từ khóa: bị bắt

Câu 2. Tự tiện bắt và giam, giữ người vì những lí do không chính đáng hoặc do nghi ngờ không có căn cứ là hành vi

A. trái luân lý. B. trái pháp luật

C. trái đạo đức. D. trái thuần phong mỹ tục.

Đáp án: B. Hs nhớ lại nội dung của quyền BKXP về thân thể của công dân

Câu 3. Bắt người trong trường hợp khẩn cấp được tiến hành khi có căn cứ cho rằng người nào đó đang chuẩn bị thực hiện

A. tội phạm rất nghiêm trọng. B. hành vi trái pháp luật. C. tội phạm nghiêm trọng. D. tội phạm ít nghiêm trọng.

Đáp án: A. Hs nhớ lại trường hợp thứ 2 của quyền BKXP về thân thể của công

dân: bắt người trong trường hợp khẩn cấp.

Câu 4. Khi có người chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần bắt ngay để người đó không trốn được là một trường

hợp bắt người

A. phạm tội quả tang. C. truy nã.

Đáp án: B. Hs nhớ lại trường hợp bắt người thứ 2 của quyền BKXP về thân thể

của công dân: bắt người trong trường hợp khẩn cấp.

Câu 5: Người bị khởi tố hình sự theo quyết định khởi tố bị can của cơ quan điều tra hoặc của Viện kiểm sát được gọi là

A. bị cáo. B. bị tù. C. bị can. D. bị oan.

31 download by : skknchat@gmail.com

Đáp án: C. Hs nhớ khái niệm bị can gắn với từ khóa Khởi tố bị can.

Câu 6: Người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử là A. bị can. B. bị cáo.

C. bị kiện. D. bị tử hình.

Đáp án: B. Hs nhớ lại khái niệm bị cáo.

Câu 7: Ai trong trường hợp dưới đây có quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp?

A. Tất cả mọi người. C. Người có thẩm quyền.

Đáp án: C. HS nhớ lại trường hợp bắt người khẩn cấp thì chỉ có người có thẩm quyền mới có quyền ra lệnh bắt.

Câu 8: Công dân có quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe; không ai được xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác là nội dung của quyền nào sau đây:

A. Quyến BKXP về thân thể của công dân. B. Quyền tự do ngôn luận.

C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe. D. Quyền BKXP về tính mạng, sức khỏe công dân.

Đáp án: C. Hs nhớ lại nội dung quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.

Câu 9. Không ai được xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của người khác là nội dung quyền nào dưới đây?

A. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm. B. Quyền được bảo đảm an toàn thanh danh.

C. Quyền nhân thân.

D. Quyền bảo hộ về uy tín.

Đáp án: A. Hs nhớ lại khái niệm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.

Câu 10. Tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu hủy thư tín, điện thoại, điện tín của người khác là hành vi xâm phạm quyền nào sau đây cuả công dân?

A. Quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. B. Quyền tự do sử dụng thư tín, điện tín.

C. Quyền bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. D. Quyền tự do trao đổi thông tin.

Đáp án: C. Hs ghi nhớ khái niệm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

Câu 11: Chỗ ở của công dân được Nhà nước và mọi người A. tôn trọng. B. giữ gìn.

C. tôn thờ. D. bảo quản.

32 download by : skknchat@gmail.com

Đáp án: A. Hs nhớ lại khái niệm quyền BKXP về chỗ ở của công dân.

Câu 12: Công dân có quyền phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội là nội dung của quyền nào sau đây?

A. Quyền bình đẳng về chính trị. B. Quyền tự do ngôn luận.

C. Quyền tự do báo chí.

D. Quyền được phát biểu ý kiến.

Đáp án: B. Hs nhớ lại khái niệm quyền tự do ngôn luận.

Thông hiểu

Câu 13: Theo quy định cùa pháp luật, công dân không vi phạm quyền bất khả

xâm phạm về thân thể khi bắt người

A. đã tham gia giải cứu nạn nhân. B. đang tìm hiểu hoạt động tín ngưỡng. C. đang thực hiện hành vi phạm tội.D. đã chứng thực di chúc thừa kề.

Đáp án: C. Bắt người đang thực hiện hành vi tội phạm là bắt người đúng theo quy định pháp luật. Các trường hợp khác là bắt người sai quy định.

Câu 14: Công dân không vi phạm quyền bất khà xâm phạm về thân thể khi bắt

người đang thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Cướp giật tài sản. C. Điều tra vụ án.

B. Thu thập vật chứng. D. Theo dõi nghi phạm.

Đáp án: A. Bắt người khi người đó đang cướp giật tài sản là bắt người trong trường hợp phạm tội quả tang.

Câu 15: Công dân vi phạm quyền được bào đảm an toàn và bí mật thư tín, điện

thoại, điện tín khi thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Đề xuất ứng dụng dịch vụ truyền thông. B. Tự ý tiêu hủy thư tín của người khác. C. Công khai hộp thư điện tử của bản thân. D. Chia sẻ thông tin kinh tế toàn cầu.

Đáp án: B. hành vi tự ý tiêu hủy thư tín của người khác là hành vi xâm phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mất thư tín, điện thoại, điện tín của người khác.

Câu 16: Theo quy định cùa pháp luật, cơ quan có thẩm quyền được thu giữ thư

tín, điện tín khi

A. đính chính thông tin cá nhân. C. cần chứng cử để điều tra vụ án.

Đáp án: C. Chỉ có cơ quan có thẩm quyền mới được phép thu giữ thư tín, điện tín của người khác khi thi hành công vụ: để điều tra vụ án. Các trường hợp còn lại đều không đuược phép.

Câu 17: Trong trường hợp nào sau đây được coi là bắt người khẩn cấp? A. Bắt bị can trốn chạy. B. Bắt người đã gây án mạng. C. Bắt người làm chứng. D. Bắt bị cáo.

33 download by : skknchat@gmail.com

Đáp án: Đáp án B. Người vừa thực hiện hành vi phạm tội cần phải bắt ngay để họ không bỏ trốn là bắt người khẩn cấp. Các trường hợp A và B là bắt bị can, bị cáo. Đáp án C là bắt sai quy định.

Câu 18: Trong trường hợp nào sau đây thì ai cũng có quyền bắt người? A. Bị nghi ngờ trộm cắp tài sản

B. Đang lên kế hoạch đua xe trái phép. C. Đang chuẩn bị gây án.

D. Đang thực hiện hành vi trộm cắp tài sản.

Đáp án: D. bắt người trong trường hợp phạm tội quả tang nên ai cũng có quyền bắt.Vì A: bắt người sai quy định; B và C: người có thẩm quyền mới được ra lệnh bắt.

Câu 19: Ai là bị cáo trong trường hợp sau? A. K giết người rồi phi tang bỏ trốn.

B. K lấy cắp vàng của hiệu vàng. C. K chuẩn bị kế hoạch gây hỏa hoạn. D. K bị kết án tù 15 năm.

Đáp án: D. Người đã có quyết định đưa ra xét xử là bị cáo. Ở trường hợp này K đã bị kết án tù 15 năm.

Câu 20. Hành vi nào dưới đây là đúng với quyền BKXP về chỗ ở của công dân? A. Vào nhà ăn trộm đồ đạc.

B. Khám nhà dân khi có lệnh cơ quan có thẩm quyền. C. Xây nhà lấn sang nhà hàng xóm.

D. Vào nhà hàng xóm tìm đồ đã mất.

Đáp án: B. 3 đáp án còn lại đều vi phạm vì không được phép.

Câu 21. Việc làm nào sau đây thể hiện quyền tự do ngôn luận? A. Phao tin đồn nhảm trong khu vực dân cư. B. Tuyên truyền mê tín dị đoan.

C. Cho đăng bài viết nhằm vu khống người khác.

D. Phổ biến kinh nghiệm của mình trong sản xuất để trao đổi, học tập.

Đáp án: D. Các đáp án còn lại đều là hành vi trái với quyền tự do ngôn luận, gây bất đồng, tranh cãi, ảnh hưởng xấu đến đời sống nhân dân.

Câu 22. Hành vi nào sau đây không xâm phạm đến quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của người khác?

A. Đánh cảnh sát giao thông để chạy trốn. B. Dùng hung khí đe dọa con tin.

C. Đánh người đang bắt cóc trẻ con. D. Đe dọa giết người thi hành công vụ.

Đáp án: C. Vì đây là hành vi đánh tội phạm để cứu người khác. Các đáp án còn lại đều là hành vi hành hung, côn đồ vì lợi ích cá nhân ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe người khác.

34 download by : skknchat@gmail.com

Câu 23. Hành vi nào sau đây không xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm người khác?

A. Tung tin xấu để hạ đối thủ. B. Lăng mạ, sỉ nhục người khác.

C. Dựng chuyện sai sự thật về người khác.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) biện pháp nâng cao chất lượng ôn thi THPT QG bài 6 GDCD lớp 12 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(53 trang)
w