Để có những đánh giá mang tính khoa học, khách quan, tôi đã tiến hành thực hiện cho học sinh bài kiểm tra trước và sau khi áp dung sáng kiến “Sử
dụng âm nhạc và tổ chức trò chơi trong dạy học Tập đọc lớp 5”. Kết quả như
sau:
Bảng 1: Mức độ hứng thú và yêu cầu cần đạt về kĩ năng đọc và hiểu văn bản trước khi áp dụng sáng kiến (Số liệu lấy vào thời điểm tháng 10/ 2016)
Sĩ số
Thích
53 SL %
13 24,4
Bảng 2: Mức độ hứng thú và yêu cầu cần đạt về kĩ năng đọc và hiểu văn bản sau khi áp dụng sáng kiến (Số liệu lấy vào thời điểm tháng 3/ 2017)
Sĩ số Thích 53 SL % 39 73,6 19/23
Tôi đã áp dụng sáng kiến trên để đề xuất, tham mưu với nhà trường giải pháp đưa âm nhạc và tổ chức trò chơi trong dạy học Tập đọc lớp 5. Kết quả cho thấy học sinh chú ý hơn, hứng thú hơn, chủ động hơn trong chuẩn bị, mạnh dạn hơn trong đề xuất ý kiến của mình, phát huy tư duy sáng tạo và phát triển được năng lực cảu học sinh. Đặc biệt, chất lượng môn Tập đọc đã tăng lên đáng kể. Học sinh không những đọc đúng, lưu loát mà còn hiểu sâu văn bản và đã biết thể hiện nội dung bài học qua giọng đọc, tư duy. Đây là sự khởi đầu tốt nắm bắt kiến thức, hình thành kĩ năng và phát triển nhân cách và năng lực ở học sinh qua phân môn Tập đọc.
Các giải pháp trên dễ thực hiện, dễ vận dụng, không tốn kém nhiều về thời gian hay kinh phí nên có thể áp dụng đối với mọi giáo viên, mọi trường học. Trò chơi học tập không chỉ áp dụng trong phân môn Tập đọc lớp 5 mà các giáo viên có thể sử dụng linh hoạt trong tất cả các khối lớp, các phân môn khác như: Luyện từ và câu, Tập làm văn. Giáo viên có thể tự xây dựng các bước, sử dụng kết hợp phương tiện kĩ thuật dạy học, tự bồi dưỡng, xây dựng và sử dụng âm nhạc hay trò chơi một cách linh hoạt phù hợp với mọi đối tượng học sinh.
20/23
Sử dụng âm nhạc và tổ chức trò chơi trong dạy học Tập đọc lớp 5
PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Từ thực tế giảng dạy, tôi thấy sử dụng âm nhạc và tổ chức trò chơi trong dạy học Tập đọc không những giúp các em tác động một lần nữa với bài đọc, mà còn cố gắng thể hiện bằng lời, bằng ngữ điệu và tỏ rõ thái độ của mình đối với điều đã học. Chất lượng của kể lại cái đã học, đã đọc chính là thước đo những cái mà các em đã nhận thức được nội dung về bài đọc. Đây chính là dịp các em rèn ý nghĩa và sử dụng vốn từ mới làm sống lại cách diễn đạt có hình ảnh theo cách suy nghĩ của riêng mình. Việc này có ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển ngôn ngữ cho học sinh.
Chính vì vậy, sử dụng âm nhạc và tổ chức trò chơi trong dạy học Tập đọc là một hình thức đổi mới góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong tình hình hiện nay, tạo điều kiện cho học sinh lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, sinh động và hấp dẫn. Giờ học Tập đọc sẽ không còn khô cứng, học sinh sẽ cảm thấy thoải mái, hứng thú, kích thích hoạt động tư duy của các em, quan trọng hơn là góp phần phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ ở học sinh. Qua trò chơi, tư duy và khả năng ngôn ngữ của các em sẽ được bộc lộ tự nhiên, giáo viên có thể phát hiện uốn nắn kịp thời những mặt còn hạn chế. Đồng thời, giúp học sinh mạnh dạn, nhanh nhẹn, sôi nổi trong học tập, có tinh thần đoàn kết với bạn bè trong lớp, trong nhóm chơi, rèn thói quen phản ứng nhanh.
Việc lồng ghép âm nhạc và trò chơi trong dạy học Tập đọc ở lớp 5 đã thực sự có biến đổi chất lượng sâu sắc. Hầu hết các giờ Tập đọc đều diên ra sôi nổi, tích cực, hiệu quả. Học sinh hứng thú học tập, tiến bộ rõ rệt. Nhất là học sinh không cảm thấy nhàm chán trong giờ học Tập đọc. Do đó, duy trì tốt hơn sự chú ý của các em đối với bài học và đặc biệt là đã phát triển được năng lực của học sinh.
Những biện pháp, hình thức lồng ghép trên đã thực sự có ý nghĩa và tác dụng tích cực đối với giáo viên và học sinh. Chất lượng môn Tiếng Việt cũng đã tăng lên đáng kể. Học sinh yêu thích môn học, tích cực tham gia vào học phân môn Tập đọc. Đối với giáo viên, bổ sung và đổi mới những phương pháp dạy học Tiếng Việt truyền thống. Từ đó, hoàn thành được mục tiêu giáo dục đã đề ra, đáp ứng được yêu cầu của việc đổi mới hiện nay.
- Định hướng phát triển đề tài:
Trong các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn cần đưa nội dung sử dụng âm nhạc và các trò chơi đến toàn thể giáo viên, thảo luận xây dựng tiết dạy minh họa có sự đóng góp của giáo viên trong tổ.
Trong thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về việc sử dụng âm nhạc và trò chơi trong dạy học Tập đọc lớp 5. Đặc biệt nghiên cứu sâu hơn về
21/23
những khó khăn của giáo viên khi sử dụng âm nhạc và trò chơi trong khi dạy học để tiếp tục đề ra các biện pháp thích hợp nhằm mang lại hiệu quả cao cho giờ dạy.
2. Khuyến nghị:
* Để các em tiếp thu được ở mức tốt nhất, tôi xin có một số khuyến nghị sau:
- Về phía giáo viên
+ Đội ngũ giáo viên không ngừng nâng cao tay nghề bằng nhiều hình thức, trong đó có hình thức tự học, tự nghiên cứu tài liệu.
+ Giáo viên cần biết sưu tầm và thiết kế các hình ảnh, bài hát, trò chơi đa dạng, phong phú, đồng thời cần có sự chuẩn bị chu đáo về các phương tiện dạy học.
- Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.
- Về phía nhà trường
+ Tăng cường chỉ đạo chuyên môn, khuyến khích giáo viên mạnh dạn sử dụng các phương pháp mới vào trong quá trình dạy học, trong đó có phương pháp trò chơi.
+ Thường xuyên thảo luận tổ, khối chuyên môn để nghiên cứu đổi mới các phương pháp trong đó có phương pháp trò chơi.
Trên đây là quá trình điều tra, nghiên cứu các biện pháp sử dụng âm nhạc và tổ trò chơi trong dạy học Tập đọc lớp 5 mà tôi đã đúc rút ra. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các cấp quản lý và bạn bè đồng nghiệp để sáng kiến được áp dụng có hiệu quả.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tôi xin cam đoan là sáng kiến do tôi viết không sao chép của ai dưới bất kì hình thức nào. Nếu đi sao chép tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.
22/23
Sử dụng âm nhạc và tổ chức trò chơi trong dạy học Tập đọc lớp 5 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hỏi & đáp về dạy học Tiếng Việt lớp 5 Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) - NXBGD, H. 2003, 2004, 2005.
3. Dạy và học môn Tiếng Việt ở Tiểu học. Tác giả Nguyễn Trí NXBGD,
H.2002
4. 88 câu hỏi về giảng dạy Tiếng Việt ở Tiểu học. NXB Giáo dục - 2002
5. Đổi mới nội dung, phương pháp ở bậc Tiểu học – Vụ giáo viên, H.1999
6. Sách giáo khoa lớp 5 - Tập 1,2
7. Sách giáo viên lớp 5 - Tập 1,2
8. Tạp chí giáo dục Tiểu học
9. Tạp chí thế giới quanh ta
10. Vui học Tiếng Việt – NXB Giáo dục – 2002