2. Ý nghĩa, phạm vi áp dụng của đề tài:
Một nhà trường luôn tồn tại, có uy tín và phát triển là một nhà trường có môi trường giáo dục lành mạnh, trong đó đội ngũ cán bộ, giáo viên là linh hồn của nhà trường. Do đó việc xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên thành một tập thể sư phạm vững mạnh, đủ về số lượng, đảm bảo cơ cấu, có phẩm chất chính trị, đạo đức tác phong tốt, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tinh thông, đảm bảo tỷ lệ về trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Giáo dục - Đào tạo, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, là một hướng đi đúng đắn của mỗi nhà trường. Tuy vậy, đây là một việc hết sức khó khăn, phức tạp không thể tiến hành ngay cùng một lúc được mà đòi hỏi có quá trình lâu dài, thường xuyên, liên tục, đồng bộ từ trên xuống dưới. Để thực hiện được công tác xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ đòi hỏi người quản lý cần thực hiện những biện pháp sau:
- Nâng cao nhận thức và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước về công tác xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ.
- Phân công, bố trí giáo viên đúng người - đúng việc.
- Xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. - Nâng cao vai trò hoạt động của tổ chuyên môn, tổ công đoàn.
- Tăng cường bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ thông qua các hoạt động chuyên môn trong trường học .
- Đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng, coi trọng công tác tự bồi dưỡng của giáo viên.
- Thực hiện kế hoạch thăm lớp, dự giờ và tổ chức các hội thi trong nhà trường. - Đổi mới công tác thi đua trong trường học.
- Thực hiện kiểm tra đánh giá, khen thưởng kịp thời.
Sáng kiến tôi đã nêu ra những biện pháp chỉ đạo công tác xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ ở nhà trường Tiểu học sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Nhưng để đạt được mục tiêu cuối cùng thì người quản lý phải không ngừng học tập, đổi mới, sáng tạo trong các biện pháp sao cho phù hợp với đơn vị mình phụ trách.
2. Kiến nghị, đề xuất:
Để làm tốt công tác chỉ đạo xây dựng và phát triển đội ngũ ở trường Tiểu học, cần:
- Tổ chức thường xuyên các lớp bồi dưỡng kĩ năng, nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên.
- Công tác thi đua khen thưởng phải tiến hành kịp thời sau mỗi năm học để động viên, khích lệ giáo viên.
- Lãnh đạo nhà trường phải năng động, sáng tạo trong việc vận dụng các biện pháp chỉ đạo công tác xây dựng và bồi dưỡng giáo viên.
- Mỗi giáo viên phải không ngừng học tập bồi dưỡng, phải có lòng yêu nghề, mến trẻ, có tình cảm và lý tưởng nghề nghiệp. Coi tinh thần tự học, tự bồi dưỡng là một nhu cầu, là mục đích sống của bản thân.
24