GIỚI THIỆU WEBSITE

Một phần của tài liệu Giáo trình Corel and Photo_Chương 6 pps (Trang 170 - 172)

I.1. Ví Dụ

I.2. Các Thành Phần Của Một Web Pages

Khi quan sát một Webpage, chúng ta thường bắt gặp các thành phần sau:

Banner: Bannner trên đỉnh, thường chứa Logo, hình ảnh và

tiêu đề của Website.

Left Menu: Vùng menu bên trái thông thường đươc phân chia thành các menu con chưa các chức năng chính của Website. Thường khi mỗi menu con sẽ chứa một hình ảnh làm ảnh nền.

Right Menu: Vùng menu bên phải thường để hiện thông tin

vắn tắt. Menu này thường thể hiện dạng khung hình rộng, và có các thể hiện đặc trưng riêng cho nội dung.

Containt Area: Vùng hiển thị nội dung chính của từng chức

năng khi được chọn. vùng này với trang chủ thường có một hình ảnh làm background.

I.3. Mối Quan Hệ Giữa Thiết Kế Đồ Họa và Thiết Kế Website

Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của khoa học máy tính, thì việc trao đổi và quảng bá thông tin sẽ không còn đơn điệu như trước kia nữa. Hầu hết các đơn vị, các cơ quan và các tổ chức, cá nhân đều có thể cung cấp thông tin của mình thông qua các Website. Nhưng nó sẽ thật nhàm chán khi người đọc chỉ thấy được rằng Website chỉ toàn là văn bản. Nhưng may mắn thay dù ít hay nhiều Website nào cũng có hình ảnh minh họa (chỉ loại trừ những trang mang tính chất thông báo).

Từ đó, chúng ta thấy rằng hình ảnh luôn cần có ở trong Website, và cũng chính hình ảnh đã tạo nên được tiếng nói riêng cho từng Website, thu hút sự chú ý và chiếm cảm tình từ phía người đọc. Một trang Web hay không thể thiếu những hình ảnh đẹp, đồng thời thông qua các Website người ta cũng muốn gửi gấm những thông tin, thông điệp thông qua hình ảnh chứ không phải lúc nào cũng diễn tả bằng lời, bằng văn bản.

Do đó giữa hình ảnh và Website có một mối quan hệ gắn bó khó có thể tách rời nhau. chúng góp phần cùng nhau chuyển tải thông tin một cách rõ ràng và có hiệu quả thực thụ đến người đọc.

Web cần hình ảnh và hình ảnh cũng cần có Web.

II. QUAN SÁT KÍCH THƯỚC CÁC THÀNH PHẦN

Đây được xem là giai đoạn phác thảo trên giấy, nhưng là một giai đoạn cực kỳ quan trọng, nó sẽ giúp cho chúng ta biết được chính xác kích thước của tất cả các thành phần trong Web page trước khi chính thức ngồi thiết kế giao diện của Web page bằng chương trình Photoshop. Do vậy, chúng ta cần phải nắm được kích thước của các thành phần sau:

II.1. Xác Định Kích Thước Tổng Thể Của Webpage

− Xác định kích thước ngang. − Xác định kích thước đứng.

− Thông thường kích thước tổng thể của Webpage là 800 pixel x cho chiều cao là tùy ý. Hoặc 1024 x chiều cao tùy ý.

II.2. Xác Định Kích Thước Banner

− Xác định kích thước ngang của Banner. − Xác định kích thước đứng của Banner.

− Quyết định chia Banner ra thành bao nhiêu ảnh thành phần. − Kích thước ngang và đứng của mỗi ảnh thành phần.

II.3. Xác Định Kích Thước Left Menu

− Xác định kích thước ngang của Left Menu. − Xác định kích thước đứng của Left Menu.

− Quyết định chia Left Menu ra thành bao nhiêu Menu con. − Thông thường tại mỗi Menu người người ta thường gắn một

Image cho Menu. Do đó cần xác định kích thước ngang và đứng của mỗi ảnh thành phần.

II.4. Xác Định Kích Thước Right Menu

− Xác định kích thước ngang của Right Menu. − Xác định kích thước đứng của Right Menu.

− Quyết định chia Right Menu ra thành bao nhiêu Vùng, kích thước ngang và đứng của mỗi vùng là bao nhiêu.

− Thông thường tại mỗi vùng người người ta thường gắn một Image để làm nền cho vùng đó và thường là khung hình. Do đó cần xác định kích thước ngang và đứng của mỗi ảnh thành phần dùng để làm khung nền. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

II.5. Xác Định Kích Thước Vùng Nội Dung

− Đây là vùng dùng để hiển thị nội dung khi các thành phần chức năng khi được chọn.

− Cần xác định được kích thước ngang và kích thước đứng của ảnh nền cho vùng nội dung nếu có.

− Quan tâm thêm xem vùng ảnh nền có chia nhỏ ảnh ra thành nhiều ảnh con không.

Một phần của tài liệu Giáo trình Corel and Photo_Chương 6 pps (Trang 170 - 172)