Bức tranh kinh tế giai đoạn năm 2016-

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN KINH tế VIỆT NAM (Trang 79 - 91)

Giai đoạn 2016-2020, kinh tế Việt Nam đạt được những bước phát triển quan trọng, gây tiếng vang trên thế giới. Việt Nam được đánh giá là một trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất. Năm 2020, Việt Nam vươn lên đứng thứ 4 trong ASEAN về quy mô GDP. Theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nếu tính theo sức mua tương đương, nền kinh tế Việt Nam đã vượt 1.000 tỷ USD. Chỉ số đổi mới, sáng tạo toàn cầu (GII) của Việt Nam năm 2020 xếp thứ 42/131, đứng đầu nhóm 29 quốc gia, nền kinh tế cùng mức thu nhập. Việt Nam đứng thứ 3 ASEAN (sau Indonesia và Singapore) về hoạt động khởi nghiệp trong giai đoạn 2016-2020.Vượt qua những khó khăn, thách thức, đặc biệt là dịch Covid-19, kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020 đạt

được nhiều thành tựu quan trọng, khá toàn diện trên hầu hết lĩnh vực, tạo nhiều dấu ấn nổi bật.

Nguồn: IMF Kinh tế Việt Nam đạt bước tiến nhanh trong nhiệm kỳ qua, đạt được mức tăng trưởng GDP cao hàng đầu khu vực và thế giới. Việt Nam thuộc trong nhóm 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới năm 2020. Đây cũng là một trong những thành công mang dấu ấn đậm nét của điều hành kinh tế vĩ mô trong nhiệm kỳ qua. Tăng trưởng GDP trung bình giai đoạn 2016-2019 (4 năm đầu của kế hoạch 5 năm) đạt trung bình 6,8%, cao hơn hẳn mức trung bình của 5 năm 2011-2015 (5,91%). Năm 2020, tăng trưởng GDP của Việt Nam chỉ đạt 2,91% do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tuy nhiên, Việt Nam là một trong số ít quốc gia đạt mức tăng trưởng dương, thuộc hàng cao nhất thế giới.

Tính chung cả giai đoạn 2016-2020, GDP tăng trưởng trung bình 6%, tuy chưa đạt mục tiêu đề ra là 7%, nhưng cũng cao hơn trung bình của giai đoạn trước. Các chuyên gia kinh tế cho rằng qua cuộc khủng hoảng Covid-19, nền kinh tế Việt Nam ít nhiều đã thể hiện được sức chống chịu tốt hơn so với những giai đoạn trước (chẳng hạn giai đoạn 2008-2011).

GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt 2.750 USD (theo giá so sánh hiện hành). Theo Tổng cục Thống kê, quy mô GDP đến năm 2020 tiếp tục được mở rộng, đến năm 2020 ước đạt 268,4 tỷ USD, tăng khoảng 1,4 lần so với năm 2015. GDP bình quân đầu người năm 2020 cũng đã gấp khoảng 1,3 lần so với năm 2015.

Theo đánh giá của IMF, nếu tính theo sức mua tương đương, quy mô nền kinh tế nước ta đạt 1.050 tỷ USD và GDP bình quân đầu người đạt trên 10.000 USD. Việt Nam đã vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 trong ASEAN.

Quá trình tái cơ cấu công nghiệp diễn ra tích cực, giảm tỷ trọng khai khoáng, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo, phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững. Theo đó, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ đến năm 2020 đã đóng góp 85% vào nền kinh tế, cao hơn mức 82,61% của giai đoạn trước, đạt mục tiêu đề ra từ đầu nhiệm kỳ. Đáng chú ý, năm 2019, trước khi dịch Covid-19 xảy ra, tỷ trọng công nghiệp của Việt Nam đã vượt 86%. Năng lực cạnh tranh toàn cầu của ngành công nghiệp tăng từ vị trí 58 năm 2015 lên thứ 42 vào năm 2019 .

Giai đoạn qua đã hình thành được một số ngành công nghiệp có quy mô lớn, có khả năng cạnh tranh và vị trí vững chắc trên thị trường. Một số doanh nghiệp công nghiệp trong nước có năng lực cạnh tranh tốt. Tỷ trọng hàng hóa xuất khẩu qua chế biến trong tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá tăng từ 65% năm 2016 lên 85% năm 2020. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao trong tổng giá trị sản phẩm công nghệ cao tăng từ 63,9% năm 2016 lên 77,7% năm 2019.

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 1,7 lần, từ 327,8 tỷ USD năm 2015 lên 545 tỷ USD vào năm 2020. Năm 2020, dù kinh tế thế giới ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19, thành tích xuất khẩu vẫn rất đáng tự hào, với mức xuất siêu 20 tỷ USD. Xuất khẩu hàng hóa tăng từ 162 tỷ USD năm 2015 lên khoảng 282 tỷ USD năm 2020, tăng bình quân 10,5%/năm giai đoạn 2016-2020, là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Cán cân xuất, nhập khẩu hàng hóa chuyển từ thâm hụt sang thặng dư cuối kỳ 5 năm, tạo điều kiện cán cân thanh toán giữ được trạng thái tích cực, góp phần ổn định các chỉ số kinh tế vĩ mô khác.

Năm 2019, Việt Nam và EU ký Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA) sau 9 năm đàm phán. EVFTA mở ra cơ hội lớn cho thương mại hai chiều giữa Việt Nam và EU, là hiệp định thương mại tham vọng nhất EU từng ký kết với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Hiệp định IPA gồm các quy định hiện đại về bảo hộ đầu tư và sẽ thay thế các hiệp định đầu tư song phương mà 21 nước thành viên EU đã ký với Việt Nam. Hiệp định này khi có hiệu lực sẽ tạo ra khung pháp lý mới đảm bảo ngăn ngừa xung đột về lợi ích cũng như tăng cường minh bạch. Điều này ngày càng củng cố vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, mang lại nhiều cơ hội xuất khẩu, đầu tư, du lịch, đồng thời là nhân tố quan trọng tiếp tục thúc đẩy quá trình cải cách, hoàn thiện thể chế kinh tế trong thời gian tới. Trong

AIPA-41 và Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc; đồng thời đẩy mạnh quan hệ đối ngoại với các nước, nhất là tăng cường hợp tác trong phòng chống dịch, nâng cao hình ảnh, vị thế của Việt Nam; góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước.

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2016-2020 ước đạt gần 9,2 triệu tỷ đồng, bằng 33,5% GDP, đạt mục tiêu bình quân 5 năm (32-34%). Cơ cấu đầu tư chuyển dịch tích cực, tỷ trọng đầu tư của khu vực Nhà nước giảm, phù hợp với định hướng cơ cấu lại đầu tư công và giảm dần sở hữu Nhà nước tại các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế, nhất là các lĩnh vực Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối.

Tỷ trọng vốn đầu tư từ khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tăng nhanh từ mức 38,3% năm 2015 lên khoảng 45,6% năm 2020. Tính chung cả giai đoạn 2016-2020, tổng vốn FDI đăng ký ước đạt khoảng 174 tỷ USD, trong khi đó vốn thực hiện ước đạt khoảng 92-93 tỷ USD (giai đoạn 2011-2015, tổng vốn FDI đăng ký đạt khoảng 100,3 tỉ USD, vốn thực hiện đạt gần 60 tỷ USD).

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 được triển khai mạnh mẽ, chuyển từ cách tiếp cận đơn chiều sang đa chiều, tập trung vào nhóm, hộ nghèo nhất. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều của cả nước đã giảm từ 9,88% cuối năm 2015 xuống còn 3,75% cuối năm 2019 và giảm còn dưới 3% vào cuối năm 2020.

Như vậy, tỷ lệ giảm nghèo bình quân giai đoạn 2016-2020 giảm trên 1,4%/năm. Cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các huyện nghèo, xã nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được tăng cường. Đời sống người dân không ngừng được cải thiện; tạo sinh kế và nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

Hệ thống đô thị phát triển nhanh về số lượng, mở rộng về quy mô, nâng dần chất lượng theo hướng đồng bộ, xanh, thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; chiếm tỷ trọng chi phối trong tổng thu nhập quốc dân, giá trị công nghiệp, xuất khẩu, phát triển khoa học và công nghệ, thương mại và dịch vụ.

Tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, tỷ lệ đô thị hóa đạt mục tiêu đặt ra. Tỷ lệ đô thị hoá tăng từ 35,7% năm 2015 lên khoảng 39,3% năm 2020 và bước đầu gắn kết với công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nông thôn.

Hạn chế, thách thức đối với Việt Nam

Mặc dù kinh tế Việt Nam ghi nhận sự phục hồi tích cực, đạt kết quả ấn tượng; tuy nhiên vẫn còn 6 hạn chế, thách thức chính đang tồn tại:

Một là, rủi ro, thách thức từ bên ngoài vẫn đang hiện hữu. Có thể nhận diện 3 rủi ro chính từ bên ngoài vẫn là: (i) dịch Covid-19 trên thế giới diễn biến khó lường, vẫn chưa được kiểm soát tại nhiều nước, nhiều khu vực; (ii) cạnh tranh chiến lược giữa các quốc gia, đối tác lớn; căng thẳng thương mại và công nghệ còn leo thang và khó đoán; (iii) địa chính trị phức tạp và thiên tai, lũ lụt ảnh hưởng tới khả năng phục hồi kinh tế toàn cầu.

Hai là, thu hút vốn FDI giảm mạnh so với năm trước. Lũy kế đến hết ngày 20/12, tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam ước đạt 28,5 tỷ USD, giảm 25% so với năm 2019, trong đó, chỉ có vốn đăng ký điều chỉnh tăng (+10,6%), mức giảm mạnh nhất thuộc về vốn góp và mua cổ phần (giảm 51,7%). Vốn FDI giải ngân ước đạt gần 20 tỷ USD, giảm nhẹ 2% so với năm 2019. Mặc dù có sự cải thiện trong nửa cuối năm, song nhìn chung thu hút FDI cả năm của Việt Nam cũng nằm trong xu hướng suy giảm đầu tư toàn cầu (dòng vốn FDI toàn cầu ước giảm 25-30% năm 2020, theo UNCTAD). Nguyên nhân dòng vốn FDI vào Việt Nam giảm hoặc chưa tăng nhanh như kỳ vọng trong bối cảnh xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu có thể là: (i) nhà đầu tư còn cân nhắc hoặc mới dịch chuyển 1 phần (nhỏ lẻ, dễ dịch chuyển), (ii) việc hạn chế hoặc chưa cho đi lại bằng đường hàng không do dịch bệnh phức tạp khiến việc thực địa, khảo sát, tìm hiểu và đàm phán của nhà đầu tư bị gián đoạn, và (iii) tác động tiêu cực của dịch bệnh khiến nhiều nhà đầu tư khó khăn về tài chính, SX-KD, xuất khẩu nên do dự mở rộng đầu tư.

Ba là, hoạt động doanh nghiệp chịu tác động nặng nề do dịch Covid-19. Năm 2020 là năm hết sức khó khăn đối với hoạt động doanh nghiệp, đặc biệt trong các thời điểm giãn cách xã hội, nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ, chuỗi cung - cầu bị bị đứt gãy. Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới giảm 2,3% so với năm 2019, là năm giảm duy nhất trong giai đoạn 2016-2020. Mặc dù số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động kinh doanh tăng 11,9%, nhưng số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn (lên đến 46,6 nghìn) tăng 62,2% so với năm trước, mức tăng mạnh nhất trong giai đoạn 2016-2020. Điều này cho thấy dịch Covid-19 ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong năm 2020.

Bốn là, rủi ro nợ xấu, thâm hụt ngân sách và nghĩa vụ trả nợ gia tăng. Đến cuối năm 2020, tỷ lệ nợ xấu đã vượt mức 2%, song vẫn trong tầm kiểm soát nhờ việc NHNN cho phép cơ cấu lại nợ mà không phải chuyển nhóm nợ để có thể cho vay mới phục vụ sản xuất kinh doanh...v.v. Hoạt động của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn như nêu trên, khiến nợ xấu có xu hướng tăng lên và tín dụng tăng chậm hơn.

nhưng là mức chấp nhận được trong bối cảnh sức cầu còn yếu và không thể hạ chuẩn tín dụng, gây rủi ro lâu dài. Khi Thông tư 01 sửa đổi hết hiệu lực, nợ xấu nội bảng dự báo sẽ tăng lên đến 3-3,5% và nợ xấu gộp có thể lên đến 4,5-5% năm 2021. Cùng với đó, thâm hụt ngân sách tăng từ mức 3,4% GDP năm 2019 lên 4,2% GDP năm 2020. Nghĩa vụ trả nợ so với thu NSNN ước tính năm 2020 là 23% và năm 2021 có thể vượt ngưỡng 25% của Quốc Hội nếu mặt bằng lãi suất vay nợ tăng lên.

Năm là, tái cơ cấu nền kinh tế còn chậm, một phần do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 và phần khác do vẫn chưa quyết liệt, quyết tâm. Quá trình cơ cấu lại kinh tế giai đoạn 2016-2020 đã đạt kết quả tích cực hơn so với giai đoạn trước đó, dù vẫn chưa đạt kỳ vọng. Hiệu quả đầu tư công giai đoạn 2016-2019 cải thiện chưa đáng kể (hệ số ICOR là 6,13 lần, chỉ giảm nhẹ so với mức 6,25 lần của giai đoạn trước). Quá trình cổ phần hóa (CPH) và thoái vốn DNNN giai đoạn 2016-2020 vẫn chậm hơn so với kế hoạch đề ra, với 178 DN được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án CPH; tổng số tiền thoái vốn đạt 25.749 tỷ đồng, thu về 173.103 tỷ đồng. Như vậy, giá trị cổ phần Nhà nước bán được đạt 11%, cao hơn so với giai đoạn 2011-2015 (8%). Ngoài ra, việc xử lý 12 dự án thua lỗ, yếu kém còn chậm; một phần là do dịch Covid-19 khiến hoạt động của các dự án này trở nên khó khăn hơn. Cùng với đó, việc cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém và xử lý nợ xấu (nhất là xử lý tài sản đảm bảo) vẫn còn khó khăn, chủ yếu do khâu phối kết hợp và yếu tố thị trường không mấy khả quan.

Sáu là, tính bền vững và năng lực chống chịu của nền kinh tế với các cú sốc bên ngoài còn mỏng. Thành tích xuất khẩu của Việt Nam năm 2020 là đáng ghi nhận (kim ngạch tăng 6,5%), nhưng chủ yếu lại là do khối doanh nghiệp FDI dẫn dắt, với mức tăng 9,7%, chiếm 72,2% (tỷ trọng tăng 2,1 điểm % so với năm trước), trong khi khu vực kinh tế trong nước giảm 1,1%, chiếm 27,8%. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp FDI chịu đựng cú sốc tốt hơn và đang khai thác hiệu quả các FTA tốt hơn doanh nghiệp nội? Ngoài ra, dự trữ ngoại hối của Việt Nam dù tăng nhanh và đạt gần 100 tỷ USD (như NHNN công bố), nhưng cũng chỉ tương đương 3,7 tháng nhập khẩu, thấp hơn nhiều so với mức 7,5 tháng của ASEAN-4 và 14 tháng của Trung

mác "thao túng tiền tệ" có ảnh hưởng nhất định đến tiến trình tăng dự trữ ngoại hối này.

Nhận xét chung

Mặc dù, ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng Việt Nam vẫn duy trì tốt các điểm sáng của các năm trước đó. Các kết quả đạt được đã chứng tỏ rằng Việt Nam đang áp dụng đường lối chính sách hợp lý, kịp thời để phát triển kinh tết không bị thụt lùi. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần nhà nước phải khắc phục và hoàn thiệt các điểm yếu kém để nền kinh tế phát triển. Trong quá trình hội nhập sâu rộng, nếu Việt Nam vẫn duy trì được sự tăng trưởng kinh tế và tận dụng tốt các lợi thế của Việt Nam, phát triển mạnh các ngành mũi nhọn thì không bao lâu nữa sẽ không còn đứng ở xếp hạng tầm chung trong khu vực nữa, mà có lẽ sẽ vươn ra tầm cao của thế giới.

C. KẾT LUẬN

Việt Nam là một đất nước được mẹ thiên nhiên ưu ái về con người và tự nhiên so với các nước trong ASEAN . Điều này được thể hiện qua tất cả các khía cạnh mà Việt Nam đang khai thác tốt để phát triển kinh tế bền vững. Với chiều dài lịch sử hàng nghìn năm, từ một nền kinh tế nông nghiệp, lạc hậu, quy mô nhỏ bé, với GDP chỉ 14 tỷ USD trong những năm đầu đổi mới, Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng đói nghèo, chuyển sang thực hiện và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đến bây giờ Việt Nam vẫn duy trì được sự thành công đáng kinh ngạc trong khả năng thúc đẩy kinh tế phát triển.

Nhiều ngành kinh tế của Việt Nam có lợi thế, tiềm năng lớn, triển vọng tăng trưởng cao đã và đang định hướng phát triển theo hướng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm phát triển kinh tế thân thiện với môi trường, phát triển kinh tế gắn với công bằng xã hội, tăng cường hội nhập, giao lưu hàng hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư yên tâm đầu tư, sản xuất theo nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.Hiện các quốc gia trên Thế giới vẫn đang đánh giá lại tác động của dịch Covid 19 đối với nền kinh tế. Dù rằng Việt Nam vẫn đang trên

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN KINH tế VIỆT NAM (Trang 79 - 91)