Đối với Toà án nhân dân quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT về gây rối TRẬT tự CÔNG CỘNG – THỰC TIỄN xét xử tại TOÀ án NHÂN dân QUẬN sơn TRÀ, THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 33 - 34)

Một là, TAND tiếp tục thực hiện nghiêm túc việc công khai bản án, quyết định trên Cổng thông tin điện tử của TAND tối cao theo quy định và hướng dẫn đã có của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bởi, việc công khai bản án là biện pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Toà án, đặc biệt là Thẩm phán, góp phần ngăn ngừa, hạn chế các hiện tượng tham nhũng, tiêu cực trong công tác xét xử, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp. Hơn thế, mã hoá bản án đăng trên cổng thông tin là một hình thức tiếp cận hiệu quả tới người dân.

Hai là, tăng cường hướng dẫn, giải thích các quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Hiện nay, để hướng dẫn thi hành Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì Tòa án nhân dân tối cao - Viện Kiểm Sát nhân dân tối cao - Bộ Tư Pháp đã ban hành nghị quyết số 41/2017/QH14 hướng dẫn thi hành BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Ba là, xã hội luôn không ngừng vận động, phát triển. Trong quá trình vận hành của xã hội cho thấy, nhiều vấn đề luật pháp chưa theo kịp thực tiễn, quy định pháp luật xa rời cuộc sống, chưa đủ chế tài để xử lý hoặc xử lý không triệt để những vấn đề mới nảy sinh, nhất là trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học-công nghệ

(vấn đề lợi dụng mạng xã hội để xúc phạm người khác; tội phạm trên không gian mạng. Bởi vậy, trong quá trình xây dựng pháp luật phải bám sát và đáp ứng kịp thời yêu cầu của thực tiễn, giải quyết những vấn đề mới nảy sinh; tuy nhiên, nghiên cứu, dự báo thấu đáo, khoa học những vấn đề của thực tiễn đặt ra, không nóng vội, chủ quan, chạy theo dư luận xã hội.

Bốn là, nâng cao chất lượng xét xử các vụ việc liên quan tới tội gây rối trật tự công cộng. Cần đa dạng hoá, linh hoạt áp dụng pháp luật, công nhận hình thức án lệ; Toà án nhân dân tối cao cần định kỳ ban hành các tập hợp án lệ điển hình để Toà án các cấp học tập và rút kinh nghiệm trong hoạt động xét xử. Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, xây dựng đội ngũ Thẩm phán và cán bộ Toà án đáp ứng ngày càng cao của công cuộc cải cách tư pháp. - Bổ sung kịp thời số cán bộ, Thẩm phán còn thiếu cho các đơn vị. Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu; tăng cường tinh thần trách nhiệm của từng cán bộ, Thẩm phán trong công tác.

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT về gây rối TRẬT tự CÔNG CỘNG – THỰC TIỄN xét xử tại TOÀ án NHÂN dân QUẬN sơn TRÀ, THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 33 - 34)