- Trình bày được trình tự các bước nắn kim loại bằng dụng cụ cầm tay.
6 Kiểm tra chất lượng
1.1.2. Phân loại giũa
Người ta thường phân loại giũa theo mật độ răng và theo tính chất công nghệ
* Phân loại theo mật độ răng:
Căn cứ vào độ dài của bước răng t để tính số đường răng cơ sở trên một đơn vị chiều dài hay tổng số răng có trong một đơn vị diện tích.
Nếu bước răng t nhỏ, số răng trong một đơn vị diện tích lớn thì khi gia công, nhiều răng đồng thời tham gia cắt gọt, lớp phoi cắt của một răng sẽ mỏng, ngược lại, nếu bước răng lớn, số răng trong một đơn vị diện tích sẽ nhỏ, khi gia công số răng cùng tham gia cắt ít, lớp phoi của một răng dày. Theo tiêu chuẩn của Liên xô người ta căn cứ vào số đường răng cơ sở có trên chiều dài 10 mm của thân dũa để chia dũa thành 6 loại đánh số từ 0 ÷ 5. Với số của dũa càng lớn, mật độ răng càng dày
* Phân loại theo tính chất công nghệ:
Căn cứ vào hình dạng, tiết diện thân giũa nó quyết định tính chất công nghệ gia công của từng loại giũa.
+ Dũa dẹt: Có tiết diện hình chữ nhật, dùng để gia công các mặt phẳng ngoài, các mặt phẳng trong lỗ có góc 900 (hình a)
+ Dũa vuông : Có tiết diện hình vuông, dùng để dũa các lỗ hình vuông hoặc chi tiết có rãnh vuông (hình b).
+ Dũa tam giác: Có tiết diện là tam giác đều, dùng để gia công các lỗ tam giác đều, các rãnh có góc 600 (hình c).
+ Dũa tam giác: Có tiết diện là tam giác đều, dùng để gia công các lỗ tam giác đều, các rãnh có góc 600 (hình c).
+ Dũa lòng mo: Tiết diện là một phần hình tròn, có một mặt phẳng, một mặt cong, dùng để gia công các mặt cong có bán kính cong lớn.(hình d).
+ Dũa tròn: Có tiết diện hình tròn, toàn bộ thân dũa là hình nón cụt, góc côn nhỏ dùng để gia công các lỗ tròn, các rãnh có đáy là nửa hình tròn (hình d)
+ Dũa hình thoi: Tiết diện là hình thoi, dùng để giũa các rãnh răng, các góc hẹp, góc nhọn (hình h).