Hình 3.15 Giao diện giấu đoạn văn bản vào file ảnh

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ phân tích và đánh giá hiệu quả của một số thuật toán giấu tin trong ảnh (Trang 70 - 75)

4.3. Giao diện chương trình

4.3.1. Giao diện dấu thông tin vào ảnh

70 j = 0, i= i+1 ByteĐoc=InputStream.ReadByte i =0, j=0 j = 7 Đệm=ẩn đoạn văn bản Reaplace(ẩn đoạn vb(i), j, bit)

Đệm =ClsCryptoHelper.giải mã(đệm, khóa) Ẩn đoạn văn bản

Bắt đầu

Bit=trích xuất(bytedoc,0)

Hình 3.15. Giao diện giấu đoạn văn bản vào file ảnh

Sau khi chọn được file ảnh để nhúng thông tin, nhập thông tin muốn giấu vào “Thông điệp cần nhúng” sau đó thiết lập mật khẩu, chọn đường dẫn lưu file ảnh đã được nhúng và tiến hành nhúng bắng cách kích vào nút “Hide”. Khi đó thông tin sẽ được nhúng thành công.

4.3.2. Lấy thông tin từ một ảnh đã được nhúng thông tin trong đó

Muốn lấy thông tin từ ảnh đã giấu, tiến hành chọn file ảnh giấu thông tin và nhập mật khẩu cho nó thông tin được giấu trước đó sẽ hiển thị ngay dưới phần “Nội dung thông điệp”.

Hình 3.16: Giao diện lấy thông tin từ một ảnh

Khi sử dụng kĩ thuật thay thế sẽ có một số ưu nhược điểm sau:

+ Ưu điểm: Kích thước của file sẽ không bị thay đổi sau khi thực hiện việc ẩn thông tin.

+ Nhược điểm: Có thể giảm chất lượng ảnh sau khi ẩn thông tin; giới hạn kích thước thông tin muốn ẩn.

Trong kỹ thuật “Thay thế”, phương thức rất phổ biến là mã hóa LSB (Least Significant Bit). Phương thức mã hóa này thay thế bit ít quan trọng nhất trong một vài byte của file để ẩn tuần tự những byte dữ liệu chứa thông tin muốn ẩn. Cách này có hiệu quả trong trường hợp mà thay thế LSB không ảnh hưởng đến chất lượng ảnh. Ví dụ như đối với ảnh Bitmap 24 bit.

Tại sao giấu thông tin trong ảnh Bitmap 24 bit lại có hiệu quả hơn:

- Ảnh Bitmap 24 bit: tức là sẽ có 24 bit biểu diễn cho 1 pixel và ảnh này có 2^24 màu. Thông tin màu cho mỗi pixel được chứa trong 3 byte liên tiếp của dữ liệu với mỗi byte tương ứng với 3 màu Blue, Green, Red.

- 24 bit màu là dữ liệu đơn giản để đọc. Dữ liệu hình ảnh đi theo ngay trực tiếp sau đầu mục thông tin và ở đó không có bảng màu nào.

- Các điểm ảnh được lưu theo chiều từ trái sáng phải trên một dòng và các dòng lại được lưu theo thứ tự từ dưới lên trên .

- Mỗi byte trong vùng BimapData biểu diễn 1 hoặc nhiều điểm ảnh theo số Bít cho một pixel

KẾT LUẬN

An toàn thông tin là một vấn đề rất được quan tâm trong nhiều lĩnh vực một trong những giải pháp sớm nhất cho lĩnh vực này là mã hóa thông tin. Tuy nhiên chúng luôn có một nhược điểm đó là thể hiển rõ là thông tin quan trọng nào đó đã bị mã hóa và luôn gây ra sự tò mò cho các đối phương cố tình muốn biết thông tin đó là gì hoặc đối tượng nào gửi. Hoặc trong lĩnh vực xác thực bản quyền sản phẩm thông tin bản quyền được mã hóa đi kèm với sản phẩm, nó sẽ rất an toàn khi được truyền đi trên mạng nhưng chỉ với một lần giải mã thì sản phẩm có thể không còn an toàn. Vì vậy trong luận văn em thực hiện các nhiện vụ sau:

1/ Trình bày tổng quan về giấu tin & các kỹ thuật giấu tin

2/ Trình bày hai phương pháp giấu tin trong ảnh: giấu tin bằng bit có trọng số thấp nhất, kỹ thuật thủy vân sử dụng phép biến đổi DCT.

3/ Xây dựng chương trình giấu tin trong ảnh

Phạm vi ứng dụng của luận văn

- Về mặt lý thuyết, luận văn đã trình bày các kỹ thuật giấu tin trong ảnh, cụ thể là ảnh bitmap. Các kỹ thuật thuỷ vân được trình bày trong luận văn được sử dụng để bảo vệ thông tin trong lĩnh vực an toàn thông tin.

- Về mặt thực tiễn, với việc triển khai chương trình có thể cho phép nhúng thủy vân để bảo vệ ảnh, bao gồm chống xuyên tạc và xác nhận bản quyền. Cũng có thể ứng dụng kỹ thuật thủy vân dễ vỡ để giấu tin mật.

Luận văn có thể phát triển theo các hướng sau đây :

- Tăng cường tính bền vững cho thông tin giấu.

- Thực hiện nhúng thủy vân trên các định dạng ảnh khác.

- Phát triển các thuật toán thủy vân trong video, audio.

TÀI LIỆU THAO KHẢO

[1]. Nguyễn Xuân Huy, Trần Quốc Dũng, Giáo trình giấu tin và thuỷ vân ảnh, Trung tâm thông tin tư liệu, TTKHTN - CN 2003.

[2]. Trịnh Nhật Tiến (2008), Giáo trình an toàn dữ liệu, Hà Nội

[3]. Trần Minh Triết, Dương Anh Đức (2005), Thuật toán mã hóa và ứng dụng, Thành phố Hồ Chí Minh

[4]. Một số thuật toán giấu tin và áp dụng giấu tin mật trong ảnh. PGS.TS Nguyễn Văn Tảo, Đỗ Trung Tuấn, Bùi Thế Hồng báo cáo tại hội thảo RDA 8.

[5]. R. van Schyndel, A. Tirkel, and C. Osborne. A digital watermark. In Proceedings of ICIP, volume 2, pages 86–90, Austin, TX, 1994.

[6]. A. Westfeld and A. Pfitzmann. Attacks on steganographic systems. In Lecture notes in computer science: 3rd International Workshop on Information Hiding, 1999.

[7]. Niesl Provos, Peter Honeyman, Hide and seek: An introduction to steganography, Published by The IEEE computer society, 2003.

[8]. Ahmet M. Eskicioglu (2003), “Multimedia security in group communications : recent progress in key management, authentication, and watermarking”, ACM mutilmedia 2003.

[9]. Sang-Kwang Lee, Young-Ho Suh, and Yo-Sung Ho, Lossless Data Hiding Based on Histogram Modification of Difference Images, Advances in Multimedia Information Processing - PCM 2004, pp.340-347. November/ December, 2004.

[10]. Guorong Xuan, Qiuming Yao, Chengyun Yang, Jianjiong Gao, Peiqi Chai, Yun Q. Shi, Zhicheng Ni, Lossless Data Hidding Using Histogram Shifting Method Based on

[11]. Zhicheng Ni, Yun-Qing Shi, Nirwan Ansari, and Wei Su, “Reversible Data Hiding”, IEEE Transactions on Circuits and Systems for Video Technology, Vol. 16, No.3, pp. 354-362, 2006. Integer Wavelets, Proc. 5th Digital watermarking workshop, IWDW 2006, Korea, vol. 4283, pp. 323-332.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ phân tích và đánh giá hiệu quả của một số thuật toán giấu tin trong ảnh (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w