Giải pháp về khen thưởng Xây dựng một chế độ thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi hợp lý

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH YAMATO DANA (Trang 45 - 57)

này thể hiện ở 45% người lao động rất đồng ý với chính sách của công ty, 34.3% đồng ý. Tuy nhiên, qua thời gian thực tập ở công ty, em thấy tiền thưởng vẫn chưa phản ánh được mức độ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của từng cá nhân, vẫn còn mang tính chung chung và tiền thưởng chưa phù hợp với người lao động.

Nguyên tắc trả thưởng cho người lao động là phải khuyến khích người lao động làm việc có hiệu quả hơn, tăng sự đóng góp cho tổ chức.

• Thưởng phải công bằng, kịp thời, tránh sự thắc mắc từ người lao động.

Vì nếu chậm trễ khen thưởng không kịp thời sẽ không phát huy tính kích thích của tiền thưởng, tiền thưởng sẽ ít tác dụng. Thưởng phải công bằng, hợp lý, tránh tình trạng phân phối bình quân tiền thưởng, có như vậy mới kích thích lòng hăng say lao động, sự nhiệt tình trong công việc với tinh thần sáng tạo của người lao động.

• Mức tiền thưởng cần chặt chẽ hơn nữa để giúp người lao động nhận thấy được tầm quan trọng trong công tác trả thưởng cũng như sự công bằng trong công tác trả lương.

• Việc bình bầu các danh hiệu thi đua hàng tháng nên thực hiện trực tiếp tại từng tổ, từng bộ phận, từng phòng ban để đảm bảo tính công bằng dân chủ, kết quả bình bầu tại các bộ phận tập trung về hội đồng khen thưởng của công ty để xét duyệt lại, sau đó công khai trước toàn bộ công nhân viên trong công ty.

• Để thực hiện việc thông báo tới người lao động, công ty có thể xây dựng bản tin dùng để dán danh sách người lao động, các bộ phận và các phòng ban đạt các danh hiệu thi đua từng tháng.

Tóm lại, đối với tiền thưởng khi áp dụng phải thưởng đúng đối tượng. Đồng thời tổng số tiền thưởng phải nhỏ hơn giá trị làm lợi nhằm giảm chi phí sản xuất, dành một phần để tích lũy cho tái sản xuất mở rộng.

Xây dựng một chế độ thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi hợp lý.

Vấn đề cần quan tâm nhất đối với nhân viên của công ty TNHH Yamato Dana hiện nay là phải xây dựng cho họ một chế độ thời giờ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Trong suốt thời gian làm việc dày đặc chế độ tăng ca có thể gây ra cảm giác mệt mỏi

trong công việc của nhân viên, vì thế việc trước tiên là chúng ta phải giảm bớt gánh nặng này cho họ.

Chế độ thời giờ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý ở đây sẽ được hiểu theo nghĩa là: Nó nằm trong giới hạn chịu đựng cho phép về mặt thể lực và tinh thần cho người lao động. Nó phù hợp với đặc trưng công việc, đặc trưng của ngành nghề. Nó vẫn đảm bảo được uy tín của công ty đối với khách hàng. Sẽ có sự cân đối giữa lợi ích của công ty với quyền lợi của người lao động về chế độ thời gian làm việc và nghỉ ngơi theo quy định của pháp luật.

• Về thời giờ làm việc:

Vào những thời điểm công việc nhiều công ty nên áp dụng chế độ làm việc như sau:

Duy trì chế độ làm việc ngày 9 tiếng và 6 ngày trên tuần. Thời gian làm việc như sau: 7h30 đến 16h30 thành làm việc từ 7h30 đến 17h30. Công ty hiện nay vẫn duy trì chế độ làm việc vào mùa đông và mùa hè như nhau. Công ty áp dụng chế độ làm việc bắt đầu một ngày mới chậm hơn mùa hè khoảng nửa tiếng như vậy sẽ giúp nhân viên ổn định được cuộc sống gia đình hơn. Đi làm đỡ tất bật. Theo chế độ làm việc này thì một tuần nhân viên sẽ tăng ca tối đa là 6 tiếng, tương ứng với 3 công tăng ca trong một tháng đẩy công việc thực tế của nhân viên lên 29 công tối đa trong một tháng.

Nhưng công ty cũng không nên có chế độ làm việc 10h/ngày vì việc kéo dài chế độ thời gian làm việc như vậy sẽ dẫn đến mệt mỏi thường xuyên cho người lao động, mệt mỏi ấy không được xóa đi do quỹ thời gian nghỉ ngơi của lao đọng rất ít thì dẫn đến chứng suy nhược cơ thể. Đến lúc đấy dù công ty có kéo dài thời gian làm việc của người lao động thì hiệu quả làm việc những lúc tăng ca ấy cũng không được cao, thậm chí nó còn ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của người lao động trong giờ làm việc tiêu chuẩn ở ngày làm việc tiếp theo.

Làm 9h/ngày có thể giúp lao động nữ dành thêm một phần thời gian tuy là không nhiều để chăm sóc gia đình hoặc thực hiện các nhu cầu cá nhân khác như là giao lưu tình cảm, đi chơi, mua sắm... Như vậy bản thân cuộc sống của họ cũng không có sự xáo trộn nhiều.

Sau khoảng thời gian làm việc tại công ty theo quy định của công ty thì thì thời gian còn lại sẽ là khoảng thời gian nghỉ ngơi của người lao động. Ở đây đề cập đến là thời gian nghỉ ngơi giữa ca.

Về thời gian nghỉ ngơi ăn trưa của công ty cũng cần nên xem xét thời gian một cách hợp lý hơn, khoảng thời gian là 30 phút là không đủ để người lao động lấy lại sức khỏe sau một ca làm việc mệt mỏi. Nên tăng thêm tohiwf gian nghỉ giữa ca lên từ 45 đến 60 phút.

Buổi chiều: trước khi làm thê, thì thời gian nghỉ ngơi cộng ăn phụ là 30 phút áp dụng với chế độ làm 10h/ngày.

Đối với chế độ nghỉ ngơi trong năm:

Công ty vẫn tiến hành giải quyết nghỉ phép của nhân viên theo quy định đã có. Trường hợp cần huy động nhân viên thì phải được sự đồng ý của nhân viên đó. Muốn vậy công nhân cần cam kết sẽ thanh toán đầy đủ cho họ cộng thêm với một khoản tiền nhỏ hoặc giữ phép cho họ và cộng thêm một vài ngày phép có thưởng nếu được.

Công ty có áp dụng hình thức cho người lao động đi nghỉ mát mỗi năm một lần vào dịp hè nhưng người lao động chỉ được thay phiên nhau đi vào hai năm liền nhau. Công ty nên cho người lao động mỗi năm đi một lần không thay phiên nhau như vậy giúp cho người lao động có thêm khoảng thời gian nghỉ ngơi và thay đổi không khí.

Nếu người lao động có lý do chính đáng để nghỉ việc riêng vào những ngày cao điểm thì công ty cũng nên cố gắng giải quyết cho họ điều đó cũng góp phần làm cho người lao động thêm gắn bó với công ty. Nếu người lao động đã hết phép nhưng vẫn có yêu cầu được nghỉ thì tùy từng trường hợp cụ thể công ty có thể linh động cho họ nghỉ trước và sẽ trừ bù vào công của họ ở lần sau.

KẾT LUẬN

Sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực: vốn, cơ sở vật chất, tiến bộ khoa học kỹ thuật, người lao động, các yếu tố này có mối quan hệ mật thiết với nhau và tác động lại với nhau. Những yếu tố như: máy móc thiết bị, của cải vật chất, công nghệ kỹ thuật đều có thể mua được, học hỏi được, sao chép được, nhưng con người thì không thể. Vì vậy, công tác tạo động lực cho người lao động là rất quan trọng, ảnh hưởng rất nhiều đến sự tồn tại của công ty. Đặc biệt trong giai đoạn này yếu tố con người ngày càng được quan tâm và đề cao hơn đối với việc phát triển và duy trì 1 công ty.

Đối với công ty TNHH Yamato Dana, vấn đề về tạo động lực cho người lao động càng có ý nghĩa to lớn hơn bởi sự cần thiết của nó. Thông qua nghiên cứu tình hình thực tế của công ty, kết hợp với thu thập, phân tích thông tin ngoài thị trường và sự hỗ trợ không thể thiếu của các tài liệu tham khảo, em đã đưa ra một số giải pháp tạo động lực cho người lao động tại công ty. Những giải pháp này chỉ mang tính chất lý thuyết, song em cũng mong nó có thể có những đóng góp nhất định đối với công tác tạo động lực lao động đang diễn ra tại công ty.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình QTNL của ThS.Nguyễn Vân Điềm – PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân. 2. Giáo trình hành vi tổ chức của TS Bùi Anh Tuấn .

3. Giáo trình tâm lý học lao động, trường ĐHKTQD .

4. Báo cáo tổng kết công tác năm 2014 và phương hướng nhiệm vụ năm 2021 của công ty TNHH Yamato Dana.

5. Quy chế về kỉ luật trong công ty TNHH Yamato Dana. 6. Quy định về tiêu chí bình quân xét thi đua, khen thưởng. 7. Một số website

Trang website: http://tailieu.vn

PHỤ LỤC

PHIẾU ĐIỀU TRA QUAN ĐIỂM NHÂN VIÊN

Xin chào quý cô(chú), anh (chị) Tôi là sinh viên Đại Học Duy Tân thực tập tại công ty TNHH Yamato Dana. Hiện nay, chúng tôi đang nghiên cứu về việc tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty chúng ta.

Ý kiến của quý anh (chị) sẽ là những đóng góp vô cùng quý giá đối với bài nghiên cứu của tôi. Toàn bộ thông tin thu được sẽ được bảo mật và chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu. Rất mong sự giúp đỡ của quý cô/chú, anh/chị. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Phần 1: Thông tin cá nhân

(Xin anh (chị) vui lòng đánh dấu hoặc X vào ô trống  thích hợp nhất) 1. Giới tính: Nam Nữ

2. Độ tuổi: Từ 18-22 Từ 23-30 >30 3. Trình độ học vấn:

 Phổ thông  Trung cấp, Cao đẳng Đại học 4. Vị trí công tác:

 Lao động gián tiếp  Lao động trực tiếp  Quản lý  Tổ trưởng 5. Số năm công tác:

≤ 1 năm  Từ 1- 3 năm  3-5 năm  >5 năm 6. Thu nhập hàng tháng của anh (chị)

 Dưới 2 triệu đồng  Từ 2-3 triệu đồng  Từ 3-5 triệu đồng  Trên 5 triệu đồng

Phần 2: Nội dung khảo sát

Câu 1: Xin anh/chị cho biết mức độ đồng ý của mình về các phát biểu sau đây bằng cách đánh dấu (x) vào ô số mà anh/chị cho là phản ánh đúng nhất ý kiến của mình trong các câu hỏi, tương ứng theo mức độ:

(1) = Rất không đồng ý (2) = Không đồng ý (3) = Bình thường (4) = Đồng ý (5) = Rất đồng ý Các nhân tố Mức độ

Yếu tố 1 Môi trường làm việc 1 2 3 4 5

1.1 Môi trường làm việc an toàn

1.2 Phương tiện và thiết bị cần thiết được trang bị đầy đủ để thực hiện công việc một cách tốt nhất

1.3 Giờ giấc làm việc nghiêm chỉnh, rõ ràng 1.4 Không gian làm việc sạch sẽ, thoáng mát 1.5 Không khí làm việc thoải mái, vui vẻ

Yếu tố 2 Mối quan hệ với đồng nghiệp, cấp trên 1 2 3 4 5

2.1 Mọi người luôn có cảm giác được đối xử công bằng

2.2 Mọi người luôn tạo điều kiện cho những công nhân viên mới phát triển

2.3 Anh/chị thường dễ dàng đề đạt, đóng góp ý kiến của mình lên ban lãnh đạo

2.4 Đồng nghiệp luôn hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc

Yếu tố 3 Lương thưởng và phúc lợi 1 2 3 4 5

3.1 Cách thức trả lương của công ty là hoàn toàn hợp lý 3.2 Tiền lương được trả đúng thời hạn

3.3 Tiền lương làm việc ngoài giờ anh/chị nhận được là hợp lý với sức đóng góp của mình cho công ty

3.4 Khi nghỉ phép, nghỉ ốm đau, nghỉ chờ việc anh/chị vẫn nhận được tiền lương

3.5 Anh/chị nhận được tiền thưởng trong các dịp lễ, tết 3.6 Anh/chị được đóng bảo hiểm đầy đủ

Yếu tố 4 Bố trí, sử dụng lao động 1 2 3 4 5

4.1 Công việc hiện tại phù hợp với ngành nghề anh (chị) được đào tạo

4.2 Công việc của anh (chị) được phân công rõ ràng

4.3 Công việc hiện tại phát huy được khả năng của anh (chị) 4.4 Anh (chị) được làm vị trí đúng với nguyện vọng của mình

Yếu tố 5 Sự hứng thú trong công việc 1 2 3 4 5

5.1 Mức độ căng thẳng trong công việc của anh (chị) là vừa phải 5.2 Công việc có nhiều động lực phấn đấu

5.3 Anh (chị) có thể cân bằng giữa cuộc sống cá nhân và công việc tại công ty

5.4 Anh (chị) yêu thích công việc của mình

Yếu tố 6 Cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp 1 2 3 4 5

6.1 Anh (chị) có nhiều cơ hội để thăng tiến

6.2 Công tác đào tạo, huấn luyện nâng cao trình độ cho công nhân viên được công ty quan tâm

Yếu tố 7 Sự công nhận đóng góp cá nhân 1 2 3 4 5

7.1 Anh (chị) luôn nỗ lực hết mình để hoàn thành tốt công việc của mình

7.2 Được cấp trên, đồng nghiệp công nhận những đóng góp của anh (chị) cho công ty

7.3 Được khen thưởng trước tập thể khi đạt được thành tích tốt

Yếu tố 8 Trách nhiệm 1 2 3 4 5

8.1 Anh (chị) nhận định được tầm quan trọng của mình trong tổ chức

8.2 Anh (chị) cảm thấy mình phải có tinh thần trách nhiệm trong việc duy trì và phát triển của công ty

8.3 Anh (chị) sẵn sàng cùng công ty vượt qua mọi khó khăn

Anh (chị) hài lòng và có động lực làm việc cao tại công ty TNHH Yamato Dana

1. Hoàn toàn không đồng ý 4. Đồng ý

2. Không đồng ý 5. Hoàn toàn đồng ý 3. Bình thường

KẾT QUẢ KHẢO SÁT

MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VỀ LƯƠNG TẠI CÔNG TY YAMATO DANA Các nhân tố Mức độ Rất đồng ý 13.1 Đồng ý 40.8 Bình thường 33.5 Không đồng ý 12.6 Rất không đồng ý 0

MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VỀ TIỀN THƯỞNG TẠI CÔNG TY YAMATO DANA Các nhân tố Mức độ Rất đồng ý 45 Đồng ý 34.3 Bình thường 20.7 Không đồng ý 0 Rất không đồng ý 0

TẠI CÔNG TY YAMATO DANA Các nhân tố Mức độ Rất đồng ý 12.45 Đồng ý 36.27 Bình thường 30 Không đồng ý 19.28 Rất không đồng ý 2

MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VỀ MỐI QUAN HỆ TẠI CÔNG TY YAMATO DANA Các nhân tố Mức độ Rất đồng ý 11 Đồng ý 17.38 Bình thường 60.12 Không đồng ý 10 Rất không đồng ý 1.5

MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VỀ PHÚC LỢI TẠI CÔNG TY YAMATO DANA Các nhân tố Mức độ Rất đồng ý 9.97 Đồng ý 30.26 Bình thường 46.67 Không đồng ý 13.1 Rất không đồng ý 9.97

PHẦN NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ……… ……….. ……… ………. ……… ………. ……… ………. ……… ………. ……… ………. ……… ………. Đà Nẵng, ngày....tháng....năm 2017 Đơn vị thực tập (ký tên, đóng dấu)

PHẦN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ……… ……….. ……… ………. ……… ………. ……… ………. ……… ………. ……… ………. ……… ……….

PHẦN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ……… ……….. ……… ………. ……… ………. ……… ………. ……… ………. ……… ………. ……… ……….

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH YAMATO DANA (Trang 45 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w