TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA LÊN TỔNG CẦU

Một phần của tài liệu BÀI TẬP MÔN KINH TẾ VĨ MÔ 1 (Trang 28 - 31)

KHÓA LÊN TỔNG CẦU

Câu 1: Giải thích mỗi diễn biến sau đây tác động như thế nào lên cung tiền, cầu tiền

và lãi suất. Minh họa câu trả lời của bạn bằng đồ thị.

a. Những người chịu trách nhiệm mua bán trái phiếu của Fed mua trái phiếu thông qua hoạt động thị trường mở

b. Thể tín dụng tăng mức độ phổ biến khiến người dân ít nắm giữa tiền mặt hơn c. Cục dự trữ liên ban giảm yêu cầu dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng d. Hộ gia đình giữ nhiều tiền để mua sắm cho dịp lễ

e. Làn sóng lạc quan thúc đẩy đầu tư kinh doanh và mở rộng tổng cầu.

Câu 2: Giả sử có một loại vi rút máy tính làm tê liệt hệ thống máy giao dịch tự

động, gây khó khăn cho việc rút tiền từ tài khoản ngân hàng. Kết quả là người dân muốn giữ tiền mặt nhiều hơn, làm tăng cầu tiền.

29

a. Giả sử Fed không thay đổi cung tiền. Theo lý thuyết sở thích thanh khoản, điều gì sẻ xảy ra với lãi suất? Điều gì sẽ xảy ra đối với tổng cầu?

b. Nhưng nếu Fed muốn bình ổn tổng cầu thì họ nên thay đổi cung tiền như thế nào?

c. Nếu muốn thực hiện việc thay đổi cung tiền bằng nghiệp vụ thị trường mở thì Fed nên làm gì?

Câu 3: Nền kinh tế đang trong thời kỳ suy thoái với tình trạng thất nghiệp cao và

sản lượng thấp

a. Vẽ đồ thị tổng cầu và tổng cung để minh họa hiện trạng này.

b. Xác định nghiệp vụ thị trường mở nhằm đưa nền kinh tế trở về mức sản lượng tự nhiên.

c. Vẽ đồ thị thị trường tiền tệ để minh họa tác động của nghiệp vụ thị trường mở này. Chỉ ra kết quả thay đổi lãi suất

d. Vẽ đồ thị tương tự câu (a) để chỉ ra tác động của nghiệp vụ thị trường mở vừa thực hiện lên sản lượng và mức giá. Giải thích bằng lời tại sao chính sách này có được tác động mà bạn đả chỉ ra trên đồ thị.

Câu 4: Nền kinh tế đang ở trạng thái cân bằng kinh tế vĩ mô ngắn hạn tại

điểm E1 trong hình dưới đây:

a. Nền kinh tế đang đứng trước hố cách lạm phát hay suy thoái?

b. Chính phủ có thể thực hiện những chính sách gì để đưa nền kinh tế trở lại trạng thái

cân bằng vĩ mô dài hạn? Minh họa bằng đồ thị?

c. Nếu chính phủ không can thiệp để khép lại hố cách này, liệu nền kinh tế có trở lại

30

trạng thái cân bằng kinh tế vĩ mô dài hạn không? Giải thích và minh họa

bằng đồ thị?

Câu 5: Giả sử một cuộc khảo sát về đo lường niềm tin của người tiêu dùng chỉ ra

rằng làn sóng bi quan đang lan rộng trên cả nước. Nếu các nhà hoạch định chính sách không làm gì cả thì điều gì sẽ xảy ra đối với tổng cầu? Fed nên làm gì nếu muốn bình ổn tổng cầu? Nếu Fed không làm gì thì quốc hội có thể làm gì để bình ổn tổng cầu? Vẽ đồ thị minh họa?

CHƯƠNG 22

SỰ ĐÁNH ĐỔI NGẮN HẠN GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP Câu 1: Minh họa tác động của những diễn biến sau đây lên đường Philips ngắn hạn Câu 1: Minh họa tác động của những diễn biến sau đây lên đường Philips ngắn hạn

và dài hạn. Nêu rõ cơ sở kinh tế của câu trả lời của bạn. a. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên tăng

b. Giá dầu nhập khẩu giảm c. Chi tiêu của chính phủ tăng d. Lạm phát kỳ vọng giảm

Câu 2: Giả sử tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là 6%. Trên một đồ thị vẽ hai đường

Phillips mô tả bốn tình huống liệt kê ở đây. Ghi rõ điểm thể hiện vị trí của nền kinh tế trong mỗi trường hợp.

a. Lạm phát thực tế là 5%, và lạm phát kỳ vọng là 3% b. Lạm phát thực tế là 3%, và lạm phát kỳ vọng là 5% c. Lạm phát thực tế là 5%, và lạm phát kỳ vọng là 5% d. Lạm phát thực tế là 3%, và lạm phát kỳ vọng là 3%

Câu 3: Giả sử nền kinh tế đang ở trạng thái cân bằng dài hạn

a. Vẽ đường Phillips ngắn hạn và dài hạn của nền kinh tế

b. Giả sử một làn sóng kinh doanh bi quan xuất hiện làm giảm tổng cầu. Thể hiện tác động của cú sốc này lên đồ thị trong phần (a). Nếu Fed thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng, họ có thể đưa nền kinh tế trở về tỷ lệ lạm phát ban đầu và tỷ lệ thất nghiệp ban đầu hay không?

c. Giả sử nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng dài hạn trở lại, lúc ngày giá dầu nhập khẩu tăng lên. Thể hiện tác động của cú sốc này lên đồ thị mới giống như đồ thị trong phần (a). Nếu Fed thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng, liệu họ có thể đưa nền kinh tế trở về tỷ lệ lạm phát ban đầu và tỷ lệ thất nghiệp ban đầu hay không? Nếu Fed thực hiện chính sách tiền tệ thu hẹp, họ có thể đưa nền kinh tế trở về tỷ lệ lạm phát ban đầu và tỷ lệ thất nghiệp ban đầu hay không? Giải thích tại sao tình huống này khác với phần (b).

31

Câu 4: Giả sử xuất hiện đợt giảm chi tiêu tiêu dùng gây ra suy thoái

a. Minh họa sự thay đổi tức thời này đối với nền kinh tế sử dụng sơ đồ tổng cầu/ tổng cung và sơ đồ đường Phillips. Trên cả hai đồ thị, gọi điểm cân bằng dài hạn ban đầu là A và điểm cân bằng ngắn hạn theo sau là B. Điều gì xảy ra với lạm phát và thất nghiệp trong ngắn hạn?

b. Bây giờ giả sử rằng thời gian trôi qua, lạm phát kỳ vọng thay đổi theo cùng hướng với thay đổi của lạm phát thực tế. Điều gì xảy ra với vị trí của đường Phillips ngắn hạn? Sau khi kết thúc suy thoái, nền kinh tế đứng trước kết hợp lạm phát – thất nghiệp tốt hơn hay xấu hơn?

Câu 5: Năm 2008, Fed đối mặt với tình huống tổng cầu giảm sút do khủng hoảng

tài chính và nhà ở gây ra, và tổng cung ngắn hạn cũng giảm do giá nguyên liệu tăng cao.

a. Bắt đầu từ cân bằng dài hạn, minh họa tác động của hai thay đổi này sử dụng hai sơ đồ tổng cầu/ tổng cung và sơ đồ đường Phillips. Trên cả hai đồ thị, gọi điểm cân bằng dài hạn ban đầu là A và điểm cân bằng ngắn hạn theo sau là B. Cho biết mỗi biến số sau đây làm tăng hay giảm, hoặc tác động là không rõ ràng lên: sản lượng, thất nghiệp, mức giá và tỷ lệ lạm phát.

b. Giả sử Fed phản ứng nhanh trước các cú sốc này và điều chỉnh chính sách tiền tệ để giữ cho thất nghiệp và sản lượng luôn ở mức tự nhiên. Họ sẽ thực hiện hành động gì? Nêu kết quả trên cùng đồ thị trong câu (a). Gọi điểm cân bằng mới là C.

Một phần của tài liệu BÀI TẬP MÔN KINH TẾ VĨ MÔ 1 (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)