đến năm 2030.
Ngày 11/4/2014 Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Phát triển ngành dệt may theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững; chuyển mạnh sản xuất từ gia công sang mua nguyên liệu, bán thành phẩm, đảm bảo nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu.
Lấy xuất khẩu làm phương thức cơ sở cho sự phát triển của ngành, đồng thời đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường nội địa. Tập trung phát triển giá trị gia tăng của các sản phẩm trong ngành.
Phát triển ngành dệt may phải gắn với bảo vệ môi trường và xu thế dịch chuyển lao động nông nghiệp, nông thôn. Phát triển các khu, cụm công nghiệp sợi dệt nhuộm tập trung để tạo điều kiện xử lý môi trường. Chuyển các doanh nghiệp dệt may sử dụng nhiều lao động về các vùng nông thôn, đồng thời phát triển thị trường thời trang dệt may tại các đô thị và thành phố lớn.
Phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng cho sự phát triển bền vững của ngành dệt may, trong đó chú trọng đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề nhằm tạo ra đội ngũ doanh nhân giỏi, cán bộ, công nhân lành nghề, chuyên sâu.
Huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển dệt may, kêu gọi những nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào những lĩnh vực mà các doanh nghiệp trong nước còn yếu và thiếu kinh nghiệm.
- Mục tiêu phát triển tổng quát
Xây dựng ngành công nghiệp dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn, hướng về xuất khẩu và có khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dung trong nước ngày càng cao; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Đảm bảo cho ngành dệt may phát triển bền vững, hiệu quả trên cơ sở công nghệ hiện đại, hệ thống quản lý chất lượng, quản lý lao động, quản lý môi trường theo các chuẩn mực quốc tế.
Phân bố dệt may ở các vùng phù hợp; thuận lợi về nguồn cung cấp lao động, giao thông, cảng biển.
Đến năm 2020, ngành dệt may xây dựng được mố số thương hiệu nổi tiếng. - Mục tiêu phát triển cụ thể
+ Giai đoạn 2016 – 2020: tốc độ tăng trưởng về gia trị sản xuất công nghiệp toàn ngành đạt 12% đến 13%/năm, trong đó ngành dệt tăng 13% đến 14%/năm, ngành may tăng 12% đến 13%/năm. Tăng trưởng xuất khẩu đạt 9% đến 10%/năm. Tăng trưởng thị trường nội địa đạt 10% đến 12%/năm.
+ Giai đoạn 2021 – 2030: tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành đạt 9% đến 10%/năm. Trong đso ngành dệt đạt 10% đến 11%/năm, ngành may tăng 9% đến 10%/năm. Tăng trưởng xuất khẩu đạt 6% đến 7%/năm. Tăng trưởng thị trường nội địa đạt 8% đến 9%/năm.
Bảng 3.1 Các mục tiêu cụ thể của ngành dệt may đến năm 2030
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2020 Năm 2030
1. Kim ngạch XK Tỷ USD 36-38 64-67 Tỷ lệ XK so cả nước % 13-14 9-10 2.Sử dụng lao động 1.000 ng 3.300 4.400 3. Sản phẩm chủ yếu - Bông xơ 1.000 Tấn 15 30 - Xơ, sợi tổng hợp 1.000 Tấn 700 1.500
- Sợi (kéo từ xơ cắt ngắn) 1.000 Tấn 1.300 2.200
- Vải các loại Tr.m2 2.000 4.500
- Sản phẩm may Tr.sp 6.000 9.000
Cơ cấu ngành dệt, ngành may trong cơ cấu toàn ngành dệt may; đến năm 2015, ngành dệt chiếm tỷ trọng 45%, ngành may chiếm tỷ trọng 55%; năm 2020 tỷ trọng ngành dệt tăng lên 47%, ngành may giảm còn 53%; năm 2030 ngành dệt tăng lên 49%, ngành may còn 51% trong toàn bộ cơ cấu ngành dệt may.
- Định hướng phát triển sản phẩm
Thứ nhất: Tăng cường cho ngành may xuất khẩu để tận dụng cơ hội thị trường.
+ Đa dạng hóa và nâng cao đẳng cấp mặt hàng may mặc, phát triển các mặt hàng có giá trị gia tăng cao;
+ Nâng cao năng lực của các doanh nghiệp trong dịch chuyển phương thức sản xuất kinh doanh: từ hình thức gia công từ khâu đầu đến khâu cuối sang các hình thức khác như gia công từng phần, mua nguyên liệu – sản xuất – bán thành phẩm hoặc thiết kế - sản xuất – cung cấp sản phẩm và dịch vụ liên quan, tiến tới sản xuất sản phẩm với thương hiệu riêng.
+ Nâng cao năng suất lao động, nâng cao năng lực trong quản lý doanh nghiệp, thiết kế mẫu, quản lý chất lượng, xúc tiến thương mại.
+ Dịch chuyển sản xuất may mặc từ các thành phố lớn về các địa phương có nguồn lao động và thuận lợi giao thông.
Thứ hai: xây dựng Chương trình sản xuất vải phục vụ xuất khẩu phát triển các sản phẩm dệt kỹ thuật, sản phẩm dệt phục vụ y tế
+ Phát triển các mặt hàng dệt kim, dệt thoi là sản phẩm có khả năng gắn kế các khâu sản xuất sợi, may mặc nhằm phát huy các lợi thế của các hiệp định thương mại, phát triển các sản phẩm dệt kỹ thuật, sản phẩm dệt phục vụ y tế.
+ Tập trung vào các khâu quan trọng yếu nhằm tăng chất lượng sản phẩm và lòng tin khách hàng, trong đó khâu dệt nhuộm, hoàn tất là quan trọng nhất.
+ Các dự án đầu tư sản xuất sợi, dệt, nhuộm, cần lựa chọn công nghệ phù hợp theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm và ít gây ô nhiễm moi trường.
+ Quy hoạch các nhà máy dệt nhuộm, hoàn tất vào một số địa điểm nhất định để thuận lợi cho khâu cung cấp nước và xử lý nước thải. Đầu tư các cụm công nghiệp dệt may đồng bộ hiện đại theo hướng chuỗi giá trị: sản xuất nguyên liệu, phụ liệu và may sản phẩm dạng mua nguyên liệu – sản xuất – bán thành phẩm, hoặc thiết kế - sản xuất – cung cấp sản phẩm và dịch vụ liên quan.
Thứ ba: Phát triển nguồn nguyên liệu xơ bông, các loại cây có xơ sợi, xơ sợi nhân tạo và phụ liệu
+ Triển khai chương trình phát triển cây bông, trong đó chú trọng xây dựng các vùng trồng bông có tưới nhằm tăng năng suất và chất lượng bông xơ trong nước, cung cấp cho ngành dệt.
+ Lựa chọn, đầu tư bổ sung các nhà máy sản xuất xơ sợi nhân tạo, từng bước chủ động đáp ứng nhu cầu của ngành dệt về chủng loại, chất lượng, số lượng, nhằm mục tiêu tăng tỷ lệ nội địa hóa.
3.1.3 Định hướng phát triển của công ty cổ phần Vinatex Đà Nẵng
Để công ty phát triển tốt trong những năm tới, công ty Vinatex Đà Nẵng có những mục tiêu như sau:
- Không ngừng thỏa mãn nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, đảm bảo thu nhập cho người lao động để ổn định và gắn bó với công ty, đảm bảo mức chia cổ tức bằng và cao hơn mức gửi tiết kiệm ngân hàng.
- Xây dựng công ty trở thành một trong những công ty mạnh khu vực Miền Trung và phạm vi cả nước.
- Tiếp tục sản xuất hàng may mặc xuất khẩu dựa trên cơ sở các thế mạnh hiện có của công ty.
- Giữ vững thị trường xuất khẩu Hoa Kỳ, Châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc) và phát triển thêm thị trường Châu Âu.
- Đầu tư phát triển công ty theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa, đảm bảo ổn định, bền vững, và hiệu quả.
- Đầu tư đổi mới công nghệ nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh có hiệu quả.
- Đa dạng hóa sản phẩm, chuyên môn hóa sản xuất, đa dạng hóa ngành hàng. - Mở rộng thêm kênh phân phối trong nước và quốc tế.
- Phát triển nguồn lực cả về số lượng và chất lượng. Tăng cường công tác đào tạo, xây dựng đội ngũ quản lý trẻ, có kiến thức quản lý hiện đại và khoa học. Không ngừng đầu tư vào công tác tuyển dụng, đào tạo nhằm nâng cao năng lực cán bộ công nhân viên, đầu tư nâng cao uy tín doanh nghiệp, tăng năng lực cạnh tranh và khẳng định vị thế trên thị trường.
- Tạo điều kiện và có chính sách hổ trợ, chăm lo đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.
- Trong tương lại, công ty cố gắng duy trì và phát triển thị trường xuất khẩu hiện tại, củng cố và phát triển mạng lưới tiêu thụ nội địa nhằm mở rộng thị phần trong nước.
+ Đối với thị trường xuất khẩu, công ty phải:
Giảm tỷ lệ gia công xuất khẩu, tăng tỷ lệ xuất khẩu trực tiếp bằng các đơn đặt hàng, chất lượng cao, có giá trị xuất khẩu lớn. Việc mở rộng thị trường xuất khẩu, tìm đối tác xuất khẩu trực tiếp là vô cùng cần thiết bởi vì doanh thu chủ yếu của công ty là từ việc xuất khẩu.
Điều kiện khắt khe về xuất khẩu hiện nay thì công ty phải quản lý chất lượng sản phẩm chặt chẽ, từ khâu nguyên vật liệu đến công đoạn của quá trình sản xuất. Linh hoạt về giá cả, đảm bảo tiến độ giao hàng.
Sử dụng có hiệu quả các lợi thế và năng lực sản xuất của công ty để sản xuất được những sản phẩm tốt, có giá trị cao.
Lựa chọn khách hàng và có chính sách ưu đãi đối với từng khách hàng để có thể làm ăn lâu dài, nâng cao uy tín của công ty.
+ Đối với thị trường nhập khẩu, công ty có các định hướng như sau:
Việt Nam là một nước đông dân số, thị trường trong nước là một thị trường có nhiều tiềm năng. Để khai thác tốt điều này, công ty phải chú trọng đến công tác phân phối, đa dạng hóa sản phẩm, điều này làm cho công ty tăng doanh thu, lợi nhuận và thiết lập đưuọc mạng lưới tiêu thụ rộng khắp cả nước, quảng bá thương hiệu của mình.
Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, tăng cường công tác thiết kế thời trang và sản phẩm mới, tổ chức dây chuyền sản phẩm chuyên biệt phù hợp, tham gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước. Giữ uy tín với khách hàng, giao hàng đúng ngày giao ước, ưu đãi để giữ khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới.
- Phát triển toàn diện, bền vững phải đi đôi, gắn liền với việc bảo vệ môi trường và trách nhiệm xã hội, cùng với nhiều doanh nghiệp chung tay góp sức phát triển cộng đồng.
- Để đón đầu các cơ hội phát triển thị trường mới cũng như các thử thách trong ngành, công ty có kế hoạch tăng vốn điều lệ trong những năm tới nhằm nâng
cao năng lực kinh doanh và cải tiến công nghệ sản xuất để có thể đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu ngày càng tăng, chú trọng vào lĩnh vực mũi nhọn là sản xuất hàng may mặc xuất khẩu, thương mại.
- Chủ trương đa dạng hóa nguồn vốn kinh doanh phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt nâng cao tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu, huy động nguồn vốn dài hạn dựa trên khả năng phát hành trái phiếu công ty để đầu tư chiến lược, củng cố thương hiệu và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
- Đẩy mạnh tốc tộc tăng doanh thu, coi đây là điều kiện để tăng lợi nhuận, mở rộng thị trường và tạo thương hiệu vững mạnh trên thị trường. Giảm chi phí trong sản xuất và tăng lợi nhuận thu được.
Để thực hiện tốt mục tiêu mà công ty đã đề ra, công ty Vinatex Đà Nẵng phải không ngừng nổ lực khắc phục những hạn chế còn tồn tại, phân tích nguyên nhân để tìm phương án khắc phục và phải biết tận dụng những cơ hội đang mở ra cho công ty, bằng những nguồn lực sẵn có phát triển công ty ngày càng mạnh hơn nữa. Để đạt đưuọc điều đó đòi hỏi phải có sự đoàn kết nội bộ công ty và sự không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ làm việc của mỗi cán bộ công nhân viên trong công ty.
3.2 Một số giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Vinatex Đà Nẵng.
Bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh đều mong muốn mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mình và xã hội. Chính vì thế mà việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như hoạt động tài chính của doanh nghiệp là hết sức cần thiết, nó mang tính lâu dài và cấp bách. Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp phải áp dụng các biện pháp tài chính khác nhau như sử dụng đồn bẩy kích thích kinh tế, xây dựng các phương án kinh doanh hợp lý. Quá trình phân tích trên ta đã thấy được phần nào những khó khăn mà công ty gặp phải. Từ những khó khăn và hạn chế đó, theo em có những biện pháp tài chính sau để nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.
3.2.1 Nâng cao lợi nhuận và kiểm soát chi phí 3.2.1.1 Nâng cao lợi nhuận
Hiệu quả hoạt động kinh doanh có được từ kết quả thu được và chi phí bỏ để đạt được kết quả đó. Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh là tăng kết quả đầu ra
và giảm chi phí đầu vào. Doanh nghiệp có thể tăng kết quả đầu ra bằng cách nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường, mở rộng quy mô sản xuất.
Công ty cần tăng cường phát triển thị trường nội địa: hơn 80% sản lượng của công ty được dành cho xuất khẩu, điều này cho thấy mảng thị trường nội địa chưa được quan tâm đúng mực. Công ty hiện tại đã có một số cửa hàng đại diện tại một vài tỉnh thành, trong thời gian sắp đến, một trong những biện pháp để nâng cao lợi nhuận cho công ty là tăng cường phát triển các sản phẩm của công ty tại thị trường nội địa. Việt nam có thị hiếu tiêu dung tương đối dễ tính, những cửa hàng may mặc xuất khẩu được sự quan tâm thích thú với người dân vì đáp ứng được yêu cầu chất lượng. Tuy nhiên với đặc trưng thời tiết khô nóng, mà sản phẩm của công ty là áo jacket, đồ bảo hộ lao động, công ty cần tập trung thêm sản phẩm áo thun để phù hợp hơn nhu cầu người dân. Các sản phẩm áo thun mẫu dáng cơ bản không lỗi mốt sẽ là lựa chọn an toàn cho công ty khi phát triển tại thị trường nội địa. Áp dụng chiến lược giá cả hợp lý và mềm dẻo trong thanh toán để nâng cao doanh thu của mình, Bên cạnh đó, công ty có thể tiếp tục sản xuất các mặt hàng truyền thống của mình tại thị trường nội địa như áo jacket, quần âu. Trong khi các công ty trong ngành đang xúc tiến mạnh mẽ việc bán hàng trên thị trường nội địa thì dường như tại công ty Vinatex vẫn còn thờ ơ với thị trường nội địa.
Thực hiện phương châm khách hàng là thượng đế, áp dụng chính sách ưu tiên về giá cả, điều kiện thanh toán và phương tiện vận chuyển với những đơn vị mua nhiều, thường xuyên với khoảng cách xa.
Bên cạnh đó, công ty cần nổ lực hơn để thu hút khách hàng như sẵn sang chấp nhận những khoản chi phí cho việc giao tiếp khách hàng và có thể áp dụng chính sách hoa hồng cho những ai tìm kiếm đưuọc khách hàng mới, đem lại lợi ích thiết thực cho công ty.
3.2.1.2 Kiểm soát chi phí
Kiểm soát chi phí là một hoạt động quan trọng của quản lý chi phí. Đối với nhà quản lý việc kiểm soát được chi phí phát sinh là điều vô cùng quan trọng để từ đó đưa ra các biện pháp thích hợp và hiệu quả nhất.
Tùy theo từng khoản mục chi phí khác nhau mà thực hiện các giải pháp tương ứng khác nhau.