QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC ĐƠN VỊ, CÁ NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU

Một phần của tài liệu Quy chế: Đấu thầu thực hiện mua sắm hàng hóa, dịch vụ tư vấn và lựa chọn nhà thầu xâu dựng trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ tài chính docx (Trang 68 - 71)

TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU

Điều 84. Trách nhiệm của người có thẩm quyền:

1. Quyết định và phê duyệt thành lập Tổ thẩm định đấu thầu, kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, Tổ chuyên gia đấu thầu và kết quả đấu thầu theo đúng quy định phân cấp tại Điều 79, 80 và 81 của Quy chế này.

Trường hợp uỷ quyền cho Thủ trưởng đơn vị trực thuộc mình quản lý phê duyệt các nội dung nêu trên phải có Quyết định uỷ quyền theo quy định của Pháp luật và chỉ được uỷ quyền cho từng trường hợp cụ thể, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc uỷ quyền của mình.

2. Quyết định xử lý tình huống trong đấu thầu. 3. Giải quyết kiến nghị trong đấu thầu.

4. Xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu theo quy định của Luật Đấu thầu và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

5. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình.

Điều 85. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư và thủ trưởng đơn vị mua sắm:

1. Quyết định nội dung liên quan đến công việc sơ tuyển nhà thầu.

2. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch đấu thầu, Tổ thẩm định đấu thầu, Tổ chuyên gia đấu thầu, hồ sơ mời thầu, tiêu chuẩn đánh giá chi tiết và kiến nghị kết quả đấu thầu trình cấp có thẩm quyền quyết định, phê duyệt theo quy định tại Điều 79, 80 và 81 của Quy chế này.

3. Lựa chọn một tổ chức tư vấn hoặc một tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp theo quy định của Luật Đấu thầu để thay mình làm bên mời thầu.

4. Phê duyệt danh sách các nhà thầu tham gia đấu thầu, đưa ra yêu cầu đối với gói thầu chỉ định thầu và phê duyệt kết quả chỉ định thầu đối với các trường hợp được phân cấp hoặc uỷ quyền theo quy định tại Quy chế này.

5. Chịu trách nhiệm về nội dung hợp đồng, ký kết hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn và thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng đã ký kết với nhà thầu được lựa chọn.

6. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung và quá trình lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu và tại Quy chế này.

7. Bồi thường thiệt hại cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra theo quy định của pháp luật.

8. Cung cấp các thông tin cho tờ báo về đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu.

9. Giải quyết kiến nghị trong đấu thầu theo kết luận của cấp có thẩm quyền trong hoạt động đấu thầu.

10. Bảo mật các tài liệu về đấu thầu theo quy định của Luật Đấu thầu và tại Quy chế này.

Điều 86. Quyền và nghĩa vụ của bên mời thầu (nếu được chủ đầu tư

hoặc Thủ trưởng đơn vị mua sắm giao nhiệm vụ):

1. Bên mời thầu có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Chuẩn bị đấu thầu, tổ chức đấu thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu theo quy định của Luật Đấu thầu và Quy chế này;

b) Yêu cầu nhà thầu làm rõ hồ sơ dự thầu trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu;

c) Tổng hợp quá trình lựa chọn nhà thầu và báo cáo chủ đầu tư hoặc thủ trưởng đơn vị mua sắm về kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu;

d) Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng trên cơ sở kết quả lựa chọn nhà thầu được duyệt;

đ) Chuẩn bị nội dung hợp đồng để chủ đầu tư hoặc thủ trưởng đơn vị mua sắm xem xét và ký kết hợp đồng;

e) Bảo đảm trung thực, khách quan, công bằng trong quá trình đấu thầu; g) Bồi thường thiệt hại cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra theo quy định của pháp luật;

h) Cung cấp các thông tin cho tờ báo về đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu;

i) Giải quyết kiến nghị trong đấu thầu;

k) Bảo mật các tài liệu về đấu thầu theo quy định của Luật Đấu thầu và tại Quy chế này.

2. Trường hợp bên mời thầu là chủ đầu tư hoặc đơn vị mua sắm thì ngoài các quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này còn phải tuân thủ các quy định về quyền và nghĩa vụ đối với chủ đầu tư hoặc Thủ trưởng đơn vị mua sắm theo quy định của Luật Đấu thầu và Quy chế này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điều 87. Quyền và nghĩa vụ của Tổ chuyên gia đấu thầu:

1. Đánh giá hồ sơ dự thầu theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn đánh giá nêu trong hồ sơ mời thầu.

2. Bảo mật các tài liệu về đấu thầu theo quy định của Luật Đấu thầu và Quy chế này trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

3. Bảo lưu ý kiến của mình.

4. Trung thực, khách quan, công bằng trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu và báo cáo kết quả đánh giá.

5. Bồi thường thiệt hại cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra theo quy định của pháp luật.

6. Thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 88. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu:

1. Tham gia đấu thầu với tư cách là nhà thầu độc lập hoặc nhà thầu liên danh theo quy định của pháp luật.

2. Yêu cầu bên mời thầu làm rõ hồ sơ mời thầu.

3. Thực hiện các cam kết theo hợp đồng với chủ đầu tư hoặc đơn vị mua sắm và cam kết với nhà thầu phụ (nếu có).

4. Kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong đấu thầu. 5. Tuân thủ các quy định của pháp luật về đấu thầu.

6. Bảo đảm trung thực, chính xác trong quá trình tham gia đấu thầu, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong đấu thầu.

7. Bồi thường thiệt hại cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra theo quy định của pháp luật.

Điều 89. Quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức thẩm định:

1. Hoạt động độc lập, tuân theo quy định của Luật Đấu thầu và quy định của pháp luật có liên quan khi tiến hành thẩm định.

2. Yêu cầu chủ đầu tư hoặc đơn vị mua sắm, bên mời thầu cung cấp đầy đủ các tài liệu liên quan.

3. Bảo mật các tài liệu liên quan trong quá trình thẩm định. 4. Trung thực, khách quan, công bằng trong quá trình thẩm định. 5. Bảo lưu ý kiến và chịu trách nhiệm về báo cáo thẩm định của mình. 6. Thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Chương XII

Một phần của tài liệu Quy chế: Đấu thầu thực hiện mua sắm hàng hóa, dịch vụ tư vấn và lựa chọn nhà thầu xâu dựng trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ tài chính docx (Trang 68 - 71)