2. Lưu đồ giải thuật
3. Sơ đồ mạch động lực
4. Sơ đồ nối dây khối phân loại màu sắc
6. Nguyên lý hoạt động của hệ thống.
Khởi động:
– Khi gạt công tắt sang chế độ Auto, Manual thì đèn xanh lá sẽ sáng, thể hiện hệ thống đang hoạt động.
– Khi xoay nút dừng khẩn cấp, hệ thống tạm ngưng, đèn đỏ sẽ sáng cho đến khi nhấn lại.
Chế độ Auto:
– Lúc này, động cơ băng tải hoạt động. Nếu có hàng trong bệ cấp mẫu, cảm biến S1 (NPN) từ mức cao xuống mức thấp. PLC sẽ kích ngõ ra Q0.2, thông qua relay trung gian PUSH, truyền tín hiệu digital sang adruino. Sau đó, adruino sẽ cho servo đẩy sản phẩm vào băng tải.
– Sản phẩm chạy vào cabin và được cảm biến TCS34725 quét màu, adruino sẽ xử lí và truyền tín hiệu sang PLC thông qua RL1, RL2 của module relay. Nếu sản phẩm màu đỏ RL1 kích, màu xanh lá RL2 kích, màu vàng cả 2 relay đều kích.
– Sau khi nhận tín hiệu từ adruino, sản phẩm sẽ chạy đến vị trí các máng phân loại. Nếu sản phẩm màu đỏ, PLC nhận tín hiệu tử RL1, khi sản phẩm đi qua cảm biến S2, ngõ ra Q0.3 sẽ kích relay trung gian DO. Báo cho adruino điều khiển servo đẩy sản phẩm ra máng trược. Tương tự nếu sản phẩm màu xanh lá, relay LUC sẽ được kích và nếu là màu vàng thì cả 2 relay DO và LUC đều được kích.
– Chỉ khi nào servo quay về vị trí ban đầu và các relay RL1, RL2 nhả tiếp điểm, thì quá trình kích đẩy sản phẩm ra băng chuyền mới được tiếp tục.
– Ngoài ra, nếu như sau 30 giây cảm biến S1 không nhận thấy có sản phẩm trong bệ cấp mẫu thì băng tải sẽ tạm ngưng hoạt động cho tới khi có sản phẩm mới sẵn sàng.
Chế độ Manual:
– Khi gạt sang chế độ này băng tải sẽ chạy liên tục. – Nhấn nút BTN3 để kích đẩy sản phẩm vào băng tải.
– Nhấn nút BTN1 để phân loại sản phẩm màu đỏ. Tương tự, BTN2 để phân loại sản phẩm màu xanh lá.
– Nếu sản phẩm màu vàng, thì để cho chạy đến cuối băng tải.
Hiển thị:
– Adruino được kết nối với LCD 1602, khi servo phân loại hoàn thành 1 chu kì quay thì sẽ hiển thị số lượng từng loại sản phẩm đã được phân loại.
CHƯƠNG V. KẾT LUẬN
1. Ưu điểm
Mô phỏng được 1 băng tải phân loại sản phẩm màu sắc cơ bản.
Băng tải có khả năng phân loại được các sản phẩm với nhiều loại màu sắc mà không phải sử dụng xử lí ảnh (vốn phức tạp và chi phí cao).
Các thiết bị, linh kiện sử dụng có chi phí thấp, việc lắp đặt và thiết kế khá đơn giản.
Tốc độ xử lí của hệ thống chưa đáp ứng được yêu cầu trong công nghiệp.
Khâu phân loại màu còn nhiều sai số dẫn đến khó có thể phân loại được sản phẩm có nhiều màu trộn lẫn. Ngoài ra, hệ thống còn dễ bị nhiễu bởi ánh sáng tự nhiên, nhiễu bởi từ trường của động cơ.
Các linh kiện có độ chính xác chưa cao, khoảng cách giao tiếp với PLC ngắn (khoảng dưới 10m).
3. Phương hướng phát triển
Nâng cấp chương trình điều khiển để phân loại được nhiều màu với độ đậm nhạt khác nhau.
Nghiên cứu và phát triển về bảng điều khiển HMI, hiển thị thông số đếm các loại sản phẩm,…
Nghiên cứu thêm về tín hiệu tương tự trong PLC để tăng tốc độ xử lí của hệ thống.
CHƯƠNG VI. NGUỒN THAM KHẢO https://advancecad.edu.vn/ https://mesidas.com/ https:// wikipedia .com/ https://dienelectric.com/ https://mtee.vn/ https://new.siemens.com/ https://hoplongtech.com/ https://plctech.com.vn/ https://nshopvn.com/ https://www.youtube.com/ https://hshop.vn/ https://siemens-vietnam.vn/ http://dienngocanh.com/ https://www.dailysiemens.net/ https://vnqtech.com/
PHỤ LỤC 1. Kết nối TCS34725 với Arduino
– Cách kết nối: PLC sẽ nhận giá trị từ cảm biến thông qua Arduino UNO R3, có 2 kiểu giao tiếp của TCS34725 với Arduino: I2C và UART.
o I2C: để giao tiếp I2C, ta nối 2 chân S1 và G, chân SCL và SDA kết nối với Arduino. Hoặc cũng có thể nối 2 chân G và S0, chân CT và DR kết nối với Arduino. Chân Vcc nối với nguồn 3.3 ~ 5VDC, GND 0V.
o UART: để giao tiếp UART, ta chỉ cần nối 2 chân CT và chân DR với Arduino. Chân Vcc nối với nguồn 3.3 ~ 5VDC, GND 0V.