Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ và tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát

Một phần của tài liệu Quan điểm của chủ nghĩa mác lê nin nhà nước và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa 35 (Trang 55 - 65)

Chương I : Lý luận chung về nhà nước và nhà nước xã hội chủ nghĩa

2.2 Một số giải pháp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân,

2.2.5 Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ và tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát

giám sát của nhân dân đối với các tổ chức trong bộ máy nhà nước

2.2.5.1 Nguyên tắc tập trung dân chủ

Nguyên tắc tập trung dân chủ trong Nhà nước là sự kết hợp hai mặt tập trung và dân chủ trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan Nhà nước. Tập trung dân chủ là hai

mặt của một thể thống nhất, không bao giờ được phép cường điệu hoặc coi nhẹ bất kì mặt nào. Vì như vậy sẽ dẫn đến hậu quả như: chuyên quyền, độc đoán, mất dân chủ, hạn chế tự do, sáng tạo, coi thường pháp luật…Tập trung và dân chủ là hai mặt của một thể thống nhất kết hợp hài hoà với nhau. Nếu thiên về tập trung mà không chú trọng đến dân chủ sẽ dẫn đến tập trung quan liêu, độc đoán trái với bản chất của Nhà nước ta. Ngược lại, nếu thiên về dân chủ mà coi nhẹ tập trung sẽ dẫn đến “quá trớn” làm cho bộ máy nhà nước hoạt động kém hiệu quả. Để vận dụng nguyên tắc này một cách có hiệu quả nhất thì ta phải tìm ra tỷ lệ kết hợp tối ưu của hai mặt tập trung và dân chủ trong hoạt động của từng lĩnh vực, ngành cụ thể, trong từng giai đoạn, từng hồn cảnh, thậm chí từng vấn đề cụ thể. Nội dung của nguyên tắc tập trung dân chủ thể hiện sự thống nhất biện chứng giữa chế độ tập trung và chế độ dân chủ. Do vậy, bất kỳ sự nhấn mạnh hay coi nhẹ mặt nào của nguyên tắc này sẽ dẫn đến sự thiếu hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động của bộ máy nhà nước.

Nguyên tắc tập trung dân chủ là sự thể hiện tập trung trên cơ sở dân chủ chân chính, kết hợp sáng tạo với sự thực hiện, chấp hành nghiêm chỉnh và tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật cao. V.I.Lênin nhấn mạnh rằng nguyên tắc tập trung dân chủ ở nghĩa chung nhất là: “tập trung được hiểu ở nghĩa dân chủ thực sự”

Tập trung dân chủ là một trong những nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nguyên tắc này đã được ghi nhận tại Điều 4 Hiến pháp 1959, Điều 6 Hiến pháp 1980 và Điều 6 Hiến pháp 1992 “Quốc hội, Hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân,…Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ”. Khơng chỉ có Nhà nước ta tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc này mà Đảng Cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cũng vận dụng nguyên tắc này. Trên bình diện tồn bộ bộ máy nhà nước nguyên tắc tập trung dân chủ được biểu hiện như sau:

- Tồn bộ các cơ quan nhà nước phải có một trung tâm quyền lực chỉ đạo một cách mạnh mẽ và thống nhất, mỗi cơ quan nhà nước đều có những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn nhất định. Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền lực nhà nước là thống

nhất, có sự phân cơng phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

- Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Các cơ quan quyền lực nhà nước như Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp phải do nhân dân bầu ra theo bốn ngun tắc phổ thơng, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín trên cơ sở dân chủ. Các đại biểu dân cử thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước phải liên hệ chặt chẽ với nhân dân, nói lên tiếng nói và nguyện vọng của nhân dân, chịu sự giám sát chặt chẽ của nhân dân. Nếu khơng cịn được sự tín nhiệm của nhân dân thì đại biểu dân cử có thể bị bãi nhiệm.

- Quốc hội có quyền quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, nhưng những vấn đề quan trọng nhất của đất nước trước khi quyết định phải lấy ý kiến của nhân dân hoặc phải do nhân dân trực tiếp quyết định thông qua việc trưng cầu ý kiến của nhân dân. Ở địa phương, những vấn đề quan trọng cần tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân thảo luận, đóng góp ý kiến hoặc trực tiếp quyết định.

- Trên cơ sở quy định của pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của mình và căn cứ vào đặc điểm, tình hình, lợi ích hợp lý của địa phương, các cơ quan nhà nước trung ương có quyền quyết định đối với địa phương. Các cơ quan nhà nước địa phương có quyền chủ động, sáng tạo trong việc thực hiện quyết định của các cơ quan nhà nước trung ương hoặc những vấn đề thuộc thẩm quyền của mình, phù hợp với đặc điểm cụ thể của địa phương hoặc đơn vị mình, nhưng khơng được trái với quy định của trung ương.

- Hoạt động của các cơ quan nhà nước, phải phân định những vấn đề thuộc thẩm quyền tập thể, những nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền của người đứng đầu. Những vấn đề thuộc thẩm quyền tập thể thì thiểu số phực tùng đa số nhưng thiểu số có quyền bảo lưu ý kiến, đa số cũng cần xem xét, tham khảo ý kiến của thiểu số để kiểm tra tính đúng đắn trong quyết định của mình. Những vấn đề cá nhân có quyền quyết định thì cá nhân phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

- Ủy ban nhân dân các cấp do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra và phải thực hiện các quyết nghị của cơ quan quyền lực, chịu sự giám sát của cơ quan quyền lực cùng cấp.

Đây là nguyên tắc căn bản, là một yêu cầu tự nhiên và tất yếu của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Vì nếu khơng có dân chủ thơng qua bàn bạc, thảo luận, tranh luận để chọn một giải pháp hợp lý nhất thì khơng thể tạo được sự thống nhất thật sự. Thực hiện tốt nguyên tắc này thì chúng ta đã đảm bảo được hai yếu tố:

Thứ nhất là, tạo được sự thống nhất ý chí của tất cả các cơ quan, tổ chức, các cán

bộ, công chức trong bộ máy nhà nước để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị của nhà nước; đảm bảo sự phục tùng của cấp dưới đối với các mệnh lệnh của cấp trên; sự tuân thủ của địa phương đối với các chỉ đạo, điều hành thống nhất của trung ương; đây vốn là những yêu cầu cơ bản của bất kỳ nền hành chính nào.

Thứ hai là, đảm bảo phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của nhân dân trong

việc đề xuất ý kiến, trình bày quan điểm về những vấn đề nảy sinh trong xã hội. Dân chủ còn thể hiện ở các ngành, các địa phương có quyền vận dụng sáng tạo, linh hoạt trong việc thực thi các chủ trương, mệnh lệnh của cấp trên trong khuôn khổ cho phép và quy định của pháp luật.

2.2.5.2 Tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát của nhân dân

Thực tiễn lịch sử phong trào cộng sản thế giới cho thấy: Một trong những yếu tố quyết định đến sự thành bại của cách mạng là việc chính đảng cầm quyền có tơn trọng, quan tâm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân hay không. Nhận thức và thấm nhuần sâu sắc điều này, trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam suốt 80 năm qua Đảng ta luôn xác định: Quần chúng nhân dân là chủ nhân chân chính của của lịch sử và là người làm nên lịch sử.

Vì vậy, thơng qua cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”, Đảng ta không ngừng chăm lo xây dựng, mở rộng, tăng cường và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Biểu hiện tập trung của quy chế này chính là việc thực hiện “Quy chế dân chủ cơ sở”. Nhờ việc thực hiện tốt quy chế này mà Đảng ta đã phát huy được sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội, góp phần giữ vững ổn định chính trị, đưa đất nước thốt khỏi khó khăn và giành nhiều thành tựu to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Kế thừa và phát huy thành quả lý luận sau 25 năm đổi mới, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ

sung, phát triển năm 2011) nêu rõ: “Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Xây dựng và từng bước hoàn thiện dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm mọi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Dân chủ phải được thực hiện trong thực tế cuộc sống ở mỗi cấp, trên tất cả các lĩnh vực thông qua hoạt động của Nhà nước do nhân dân bầu ra và các hình thức dân chủ trực tiếp. Dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương và phải được thể chế hoá bằng pháp luật và phải được pháp luật bảo đảm”. Cụ thể hoá định hướng trên, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011- 2020, Đảng xác định: “Hoàn thiện và thực hiện tốt Quy chế dân chủ cơ sở”. Và để phát huy hơn nữa quyền dân chủ của người dân, đảm bảo nguyên tắc “dân làm chủ” thì chúng ta cần phải tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát của nhân dân đối với Nhà nước nói riêng và cả hệ thống chính trị nói chung.

Trong nhiều văn kiện, nghị quyết, Đảng ta đã nhấn mạnh đến vai trò kiểm tra và giám sát của nhân dân đối với tổ chức và hoạt động của Nhà nước. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 của Đảng chỉ rõ: “Nhà nước có mối liên hệ thường xuyên và chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng lắng nghe ý kiến của dân, chịu sự giám sát của dân”[8; tr.328]. Văn kiện Đại hội IX của Đảng tiếp tục chỉ rõ: “Nâng cao việc giám sát của công dân đối với các hoạt động của các cơ quan nhà nước”[8; tr.848]. Đại hội X của Đảng đã bổ sung: “Đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện cơ chế giám sát của nhân dân”[9; tr.128] và: “Hoàn thiện cơ chế dân chủ, thực hiện tốt Quy chế dân chủ cơ sở; phát huy vai trò của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong việc giám sát cán bộ, công chức và các cơ quan công quyền”[9; tr.129].

Trong một số bài viết của Chủ tịch hồ Chí Minh lúc sinh thời cũng đề cập đến tầm quan trọng của cơng tác giám sát nói chung và hoạt động giám sát nói riêng. Người nói: “Kiểm sốt khéo bao nhiêu, khuyết điểm lịi ra hết”. Bên cạnh việc phát huy vai trị đơn đốc, kiểm soát của các tổ chức đảng, Bác lưu ý các cấp lãnh đạo và đảng viên phải khơi dậy, khai thác sức mạnh của quần chúng trong giám sát. Người cho rằng: “Mọi công tác phải dựa hẳn vào quần chúng hoan nghênh quần chúng đôn đốc và kiểm tra”, đồng thời muốn giám sát có hiệu quả thì phải: “Làm từ dưới lên, tức là quần chúng và cán bộ kiểm

soát sự sai lầm của người lãnh đạo và bày tỏ cách sửa chữa những sai lầm đó”. Theo Bác, việc động viên, khuyến khích nhân dân tham gia kiểm tra, đôn đốc, giám sát mọi công việc của Đảng và Nhà nước là thiết thực góp phần nâng cao dân trí, mở rộng dân quyền, qua đó thường xuyên củng cố và góp phần phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Trong Nghị định 79/2003/NĐ-CP ngày 7-7-2003 của Chính phủ về “Ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã”, chương V có tiêu đề: “Những việc nhân dân giám sát, kiểm tra”. Chương này quy định 11 việc mà nhân dân được giám sát, kiểm tra và 5 phương thức thực hiện những việc nhân dân giám sát, kiểm tra. Như vậy, quyền giám sát gắn liền với quyền kiểm tra của nhân dân được khẳng định dứt khoát và thể hiện rất chi tiết, rõ ràng ở Nghị định quan trọng này của Chính phủ.

Xét về lơgíc phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” phải đảm bảo được yếu tố dân giám sát thì nội dung Quy chế dân chủ ở cơ sở mới hoàn thiện. Người dân được biết, được bàn được làm là điều quan trọng và cần thiết nhưng chưa toàn diện, mà người dân cịn phải được kiểm tra, giám sát. Có quyền giám sát, thì quyền kiểm tra mới có giá trị và vai trị làm chủ của người dân mới được tơn trọng và phát huy trong thực tế. Cũng có thể nói rằng, quyền kiểm tra, giám sát chính là “nhịp cầu gắn kết” giữa quyền được biết, được bàn, được làm. Nếu thiếu nó, giá trị dân chủ chưa tồn diện và vị trí là chủ, và làm chủ của người dân khơng được thực hiện đến nơi đến chốn.

Thực tế cho thấy, những năm gần đây tình hình quan liêu, tham nhũng, lãng phí, và một số biểu hiện tiêu cực khác của một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức đã và đang là vấn đề xã hội nhức nhối và gây bức xúc trong dư luận. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng đáng buồn này là nhiều nơi chưa coi trọng vai trò kiểm tra, giám sát của nhân dân. Do vậy, động viên khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để người dân được tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của bộ máy đảng, chính quyền, và giám sát cán bộ, công chức là một trong những biện pháp ngăn ngừa phòng chống quan liêu, tham nhũng và các tiêu cực khác có hiệu quả. Vì kinh nghiệm đã chỉ ra rằng, người dân càng kiểm tra, giám sát chặt chẽ bao nhiêu, nguy cơ sai phạm của bộ máy công quyền và đội ngũ cán bộ, công chức càng bị hạn chế, đẩy lùi bấy nhiêu.

Coi trọng và phát huy vai trò kiểm tra, giám sát của nhân dân càng trở nên cấp thiết vì trong xã hội hiện đại và tiến trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, tinh thần dân chủ được coi trọng, đề cao nên người dân càng phải được tạo điều kiện tham gia quản lý xã hội, kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của bộ máy cơng quyền. Đó là địi hỏi tất yếu để xây dựng Nhà nước ta thực sự là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và đội ngũ cán bộ, công chức thật sự là “công bộc, đầy tớ” trung thành, tận tụy của nhân dân.

Mặt khác, Ngành Kiểm tra Đảng và Thanh tra Chính phủ chỉ thực sự mạnh khi biết khơi dậy và phát huy vai trò, sức mạnh kiểm tra giám sát của các tầng lớp nhân dân ở mọi lúc, mọi nơi.

Như vậy, từ quan điểm, chủ trương của Đảng đến thực tiễn cuộc sống đều khẳng định kiểm tra, giám sát là một trong những quyền cơ bản của công dân dưới chế độ Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Tất nhiên muốn hoạt động kiểm tra, giám sát của nhân dân có hiệu quả thiết thực, cần phải đề ra cơ chế, quy định kiểm tra, giám sát rõ ràng cụ thể để người dân hiểu rõ quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm, phạm vi, nội dung kiểm tra, giám sát của mình.

KẾT LUẬN

Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh rằng, từ khi xuất hiện đến nay, nhà nước ln ln thuộc về các thế lực thống trị. Nó là cơng cụ quan trọng để áp đặt quyền lực chính trị lên tồn xã hội. Vấn đề nhà nước luôn được xem là trung tâm của các cuộc đấu tranh giành quyền lực đã xảy ra trong lịch sử. Sự khác biệt giữa các nhà nước trong lịch sử, có chăng là ở chỗ lực lượng nào nắm nhà nước; mục đích tồn tại của nhà nước là gì; đối tượng nào nhà nước đại diện. Đây là điều thể hiện bản chất giai cấp của nhà nước.

Nhà nước là công cụ quan trọng để giai cấp thống trị duy trì và phát triển quyền lực

Một phần của tài liệu Quan điểm của chủ nghĩa mác lê nin nhà nước và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa 35 (Trang 55 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w