Công tác đối phó dịch bệnh của Công ty Cổ phần Gỗ An Cường

Một phần của tài liệu thảo luận nghiên cứu ảnh hưởng của dịch bệnh covid 19 đến người lao động phi chính thức trên địa bàn TP hà nội (Trang 33 - 60)

i. Đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong mùa cao điểm. Theo thông lệ quý 4 hàng năm là mùa cao điểm sản xuất và kinh doanh của Công ty. Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh, ACG cũng đã xây dựng và thường xuyên cập nhật đối sách và kế hoạch hành động cụ thể phù hợp với tình hình chung nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh được triển khai mạnh mẽ và nhanh chóng ngay khi các biện pháp giãn cách được nới lỏng. Từ giữa cuối tháng 10/2021, các nhà máy của An Cường đã chạy full công suất để đáp ứng các đơn hàng. Do cận Tết Nguyên Đán, nhiều đơn hàng phải lùi lại sau Tết để triển khai tiếp.

ii. Chủ động bảo vệ vùng xanh và phân tán rủi ro nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng của dịch bệnh. ACG có hai cụm nhà máy nằm ở (Thị xã Tân Uyên và Huyện Bắc Tân Uyên) và hệ thống kho bãi ở nhiều nơi cùng với hệ thống các nhà phân phối trên cả nước, Công ty cũng đã chủ động phân tán rủi ro trong sản xuất và phân phối nhằm bảo vệ và đảm bảo hiệu quả tối đa của chuỗi cung ứng.

iii. Đảm bảo sức khỏe/an toàn của người lao động đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh phục hồi nhanh chóng. Thường xuyên rà soát và triển khai kịp thời các biện pháp chống dịch và hỗ trợ người lao động. Gần 100% CBNV của ACG đã được tiêm 2 mũi vaccin, phần lớn đã được tiêm mũi tăng cường. ACG có đội phản ứng nhanh hỗ trợ về y tế cho CBNV và thân nhân của CBNV trong suốt mùa dịch.

iv. Hỗ trợ cộng đồng trong công tác phòng chống dịch. ACG đã có nhiều hoạt động thiết thực để hỗ trợ cộng đồng như: ủng hộ quỹ vaccine, tài trợ cho các bệnh viện và hỗ trợ tiền/phần quà cho bà con có hoàn cảnh khó khăn…

v. Rà soát, cắt giảm chi phí hoạt động ở mức tối đa. ACG thường xuyên rà soát danh mục chi phí để cắt giảm tất cả các chi phí không hoặc chưa cần thiết nhằm đảm bảo biên lợi nhuận trong điều kiện doanh thu bị ảnh hưởng do dịch bệnh. Một số đầu mục chi phí tiêu biểu như: đàm phán với chủ nhà/xưởng để giảm giá tiền thuê, điều chỉnh thu nhập nhân viên theo thực tế công việc phát sinh, cắt giảm chi phí bán hàng và tiết kiệm chi phí marketing thông qua việc đẩy mạnh marketing online.

II - Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam Vinafor 1. Khái quát doanh nghiệp

Từ 10 đơn vị trên nhiều vùng miền, nhiểu mảng sản xuất kinh doanh khác nhau được sáp nhập dưới chung một mái nhà lấy tên “Tổng công ty Lâm sản Việt Nam”. Qua quá trình hơn 20 năm xây dựng và phát triển, hiện nay Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam đã trở thành công ty có số vốn chủ sở hữu tăng hơn mười lần so với thời điểm mới

thành lập với mạng lưới rộng khắp 24 tỉnh thành trên cả nước, trở thành đơn vị top 1000 doanh nghiệp đóng góp lớn nhất cho ngân sách Nhà Nước.

Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam – Công ty cổ phần được chuyển đổi từ Doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước: Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam – Công ty TNHH một thành viên theo quyết định số 4691/LQĐ-BNN-QLDN ngày 29/10/2014 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc cổ phần hóa đồng thời Công ty mẹ và các công

ty con của Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam. Tổng Công ty hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty cổ phần số 0100102012 đăng ký thay đổi lần thứ năm ngày 03/07/2019 do Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội Cấp

Trụ sở chính của Tổng Công ty tại: Số 127 phố Lò Đúc, Phường Đổng Mác, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội

Vốn điều lệ của Tông công ty là 3.500.000.000.000 đồng. Vốn thực góp của các cổ đông đến 31/12/2021 là 3.500.000.000.000 đồng

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Năm 1995: Công ty được thành lập Năm 1997: Đổi tên công ty

Năm 2010: Chuyển đổi mô hình công ty Năm 2013: Nhà nước đồng ý cổ phần hóa Năm 2015: Phê duyệt giá trị doanh nghiệp

Năm 2016: Chính thức hoạt động theo luật doanh nghiệp và lên sàn chứng khoán Năm 2018: Chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu

Năm 2019: Chấp thuận niêm yết cổ phiếu Năm 2020: Cổ phiếu được giao dịch

1.2. Những thành tựu của công ty

Trong hơn 20 năm hoạt động, Vinafor không ngừng phát triển góp phần đáng kể vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành Lâm nghiệp Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Để ghi nhận những thành tích đã đạt được, Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam đã nhận được nhiều giải thưởng, danh hiệu cao quý do Nhà Nước, Chính phủ, Bộ Nông nghiệp &PTNT và các tổ chức trong nước, quốc tế trao tặng đơn cử như:

HUÂN CHƯƠNG LAO ĐỘ̣

NG

2 2

011

- Huân chương lao động hạng nhì

015

- Huân chương lao động hạng nhất CHỨNG CHỈ RỪNG BỀN VỮNG FSC CỜ THI ĐUA DO CHÍNH PHỦ TẶNG 2

2

014

- Đơn vị xuất sắc phong tràothi đua

016

- Đơn vị xuất sắc phong tràothi đua

CHỨNG NHẬN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO 9001

Và nhiều bằng khen của thủ tướng chính phủ về cống hiến trong ngành nông, lâm nghiệp

1.3. Nhiệm vụ, mục tiêu kinh doanh chủ yếu của Vinafor:

(1) Tham gia xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành nghề; công nghiệp khai thác, chế biến lâm sản, cơ khí lâm nghiệp, xây dựng công trình lâm nghiệp, kinh doanh lâm sản trong nước, xuất nhập khẩu lâm sản, trồng rừng nguyên liệu công nghiệp. (2) Trực tiếp tổ chức sản xuất và kinh doanh các ngành nghề: -

- -

Trồng rừng nguyên liệu công nghiệp Khai thác, vận tải lâm sản

Chế biến gỗ và nông-lâm sản

-

-

Kinh doanh và xuất nhập khẩu lâm-nông sản, kể cả động vật, chim thú, cây cảnh…

Chế tạo, sửa chữa cơ khí bao gồm: máy lâm nghiệp, thiết bị nâng hạ, lắp ráp ô tô, xe máy và thiết bị điện theo sự phân công của Nhà nước

-Xây dựng công trình công nghiệp và dân dụng, sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng.

Du lịch lâm nghiệp bao gồm: khách sạn, lữ hành quốc tế và nội địa, vận chuyển khách du lịch và dịch vụ du lịch.

Việc tận dụng năng lực hiện có của Tổng công ty để kinh doanh nhiều ngành nghề phải theo đúng quy định của pháp luật, trên cơ sở bảo đảm phát triển các ngành khai thác, chế biến lâm sản, trồng rừng nguyên liệu công nghiệp, chế tạo, sửa chữa máy lâm nghiệp, xây dựng công trình lâm nghiệp.

Máy và thiết bị điện theo sự phân công của Nhà nước

(3) Thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học và công nghệ về những ngành nghề có liên

quan đến kinh doanh sản xuất của Tổng công ty.

(4) Đào tạo công nhân kỹ thuật theo kế hoạch nhà nước giao. (5) Liên doanh, liên kết với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước để phát triển các ngành nghề được giao kinh doanh

1.4. Sản phẩm chủ yếu của Vinafor:

- Đồ mộc từ ván nhân tạo và vật liệu tổng hợp:

Do những đặc tính cơ lý ưu việt của ván nhân tạo (ván sợi MDF, ván dăm PB, ván ghép thanh) nên đồ mộc làm từ loại ván này rất thích hợp với nội thất hiện đại. Kiểu dáng, màu sắc phong phú, độ bền cao, dễ lắp đặt là ưu điểm lớn của đồ mộc loại này.

Các sản phẩm đồ mộc nội thất của VINAFOR: bàn ghế, giường tủ, tủ bếp, vách ngăn,sàn

nhà, ốp tường, ốp trần… làm từ ván nhân tạo, thích hợp cho nội thất gia đình, công sở, trường học, nhà hang, khách sạn, nhà văn hóa, cung thể thao…

- Đồ mộc nội và ngoại thất từ gỗ tự nhiên

Nguồn gỗ được khai thác từ rừng tự nhiên là nguyên liệu quý dung trong công nghiệp sản xuất đồ mộc. Đồ mộc giả cổ, cửa, khuôn cửa, đồ mộc nội thất là những mặt hàng của Vinafor được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng.

Nhờ đầu tư cải thiện công nghệ xử lý đồ gỗ và nâng cao trình độ tay nghề nên các xí nghiệp sản xuất đồ mộc của Vinafor không chỉ sử dụng gỗ từ các nhóm quý hiếm mà còn sử dụng từ các nhóm gỗ thông dụng hơn: gỗ điều, gỗ cao su, gỗ bạch đàn, gỗ xà cừ…

Với mục tiêu đa dạng hóa sản phẩm và tiết kiệm gỗ, Vinafor đã sản xuất các loại sản phẩm kết hợp từ gỗ tự nhiên với các chất liệu khác như chất dẻo , kim loại, nhựa tổng hợp.

- Các sản phẩm mỹ nghệ từ gỗ, đá, mây, tre

Sản phẩm mỹ nghệ từ các vật liệu rừng nhiệt đới: song, mây, tre, guột là mặt hàng truyền thống của Vinafor được thị trường Âu, Mỹ và khu vực ưa chuộng. Trình độ tay nghề khéo léo trong việc kết hợp với các vật liệu truyền thống như: sơn mài, gỗ, đá, sành sứ… dã tạo ra những sản phẩm đạt tính thẩm mỹ cao, đa dạng kiểu dáng phù hợp cho mọi loại hình nội thất.

- Lâm đặc sản

Kết hợp với trồng rừng nguyên liệu, Vinafor cũng chú trọng trồng các loại cây khác để tạo nguồn , khai thác các đặc sản rừng: dầu thông,cánh kiến, sa nhân,quế, hồi… nhằm mục đích xuất khẩu cho các ngành kinh tế khác như: hóa mỹ phẩm, hóa dược, công nghệ sơn phủ, vecni, sơn cách điện, công nghệ điện tử viễn thong. Vinafor có tiềm lực tạo nguồn cây cảnh (Bonsai) và chăn nuôi chim thú rừng nhiệt đới.

2. Thực trạng ảnh hưởng của Covid-19 đến hoạt động xuất khẩu sản phẩm từ gỗ và gỗ của Vinafor:

Năm 2021 vừa qua, Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam triển khai thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Dịch bệnh bùng phát lần thứ 4 với tốc độ lây lan mạnh và hiện tại vẫn còn diễn biến phức tạp. Việc giãn cách xã hội và hạn chế đi lại tại nhiều tỉnh thành trên cả nước đã gây ra tình trạng khan hiếm nhân công lao động, lưu thông hàng hóa ách tắc, giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, chuỗi cung ứng toàn cầu và trong nước bị đứt gãy, ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu các chế phẩm từ gỗ của công ty

2.1 Ảnh hưởng tới thị trường mục tiêu

Tác động của đại dịch Covid-19 đến chuỗi giá trị toàn cầu khá nặng nề. Đặc biệt, các mắt xích trung tâm chuỗi là các quốc gia lớn có nền kinh tế mang tầm ảnh hưởng thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… lại bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng bởi sự lan tràn của đại dịch. Đây cũng chính là những đối tác thương mại lớn, những thị trường xuất khẩu gỗ khá tiềm năng của Việt Nam. Chính vì vậy, khi các đối tác này bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 thì gần như các hoạt động liên quan đến xuất khẩu gỗ của công ty bị giảm đáng kể

Mặt hàng gỗ xuất khẩu của VN được nhiều quốc gia trên TG ưa chuộng trong đó có Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản… Tuy nhiên, đại dịch Covid- 19 đã khiến cho các quốc gia chủ chốt xuất khẩu của VN buộc phải đóng cửa các hoạt động kinh tế. Ví dụ như Trung Quốc- đây chính là nơi phát hiện đầu tiên của đại dịch Covid- 19 - virus Corona, ngay sau khi “vỡ trận”, Trung Quốc đã buộc phải tạm dừng các hoạt động kinh tế trong đó có việc đóng cửa biên giới, hạn chế giao thương với các nước. Điều này đã ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ đến Việt Nam khi lượng gỗ và các chế phẩm từ gỗ xuất khẩu sang Trung Quốc bị ứ đọng tại cửa khẩu, tại kho lưu trữ của DN.

Tại Mỹ, một trong ba thị trường xuất khẩu chủ lực của nước ta cũng ít nhiều bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Mặc dù mức độ tự do và bàng quan trước dịch bệnh tại đất nước 22 này vô cùng cao, song việc áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội trên diện rộng và kéo dài đã ảnh hưởng rất nhiều lên hàng hóa xuất khẩu. Bên cạnh đó, tiền cước phí vận chuyển tăng cao khiến hoạt động xuất khẩu gỗ tại Việt Nam chịu nhiều tác động tiêu cực.

2.2 Ảnh hưởng tới khả năng sản xuất, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu

Nguồn cung bị gián đoạn do dịch bệnh kéo dài và cách ly xã hội làm cho nguyên vật liệu và lực lượng lao động. Các sản phẩm xuất khẩu của công ty hầu hết là đồ gia công hoặc cần sự chăm sóc đặc biệt nên việc thiếu lao động và nguyên vật liệu trực tiếp ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất sản phẩm của Vinafor và khả năng cung ứng các đơn hàng xuất khẩu của họ. Bên cạnh đó, việc đóng cửa biên giới, hạn chế giao thương cũng là yếu tố ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN. Đặt trong bối

cảnh nguồn nguyên liệu gỗ thô của Vinaforest có một phần phụ thuộc các loại gỗ nhập khẩu nước ngoài( Lim, Padouk, Hương, Mun, Cẩm, Sến…. ở Châu Phi. Mỹ; Thông, Tuyết Tùng, Bách (Hinoki, Sugi), Bạch Dương… ở New Zealand và Nhật Bản), nhưng khi đóng cửa biên giới khiến lượng hàng hóa mất lâu thời gian hơn để về đến tay nhà sản xuất, chế biến. Bên cạnh đó, Tổng công ty cũng phải đau đầu trước việc “đội giá” của nguyên liệu khi vừa chịu thuế, vừa chịu tác động của đại dịch, tiền phí vận chuyển tăng lên trong

Các hoạt động trong nước của Tổng công ty cũng gặp phải những khó khăn nhất định khi phải duy trì hoạt động sản xuất trong điều kiện chi phí sản xuất gia tăng nhanh chóng. Các yêu cầu cách ly, giãn cách xã hội làm cho các DN khó khăn trong tiếp cận khách hàng khiến lượng sản phẩm sản xuất ra không có nguồn tiêu thụ. Vì vậy, việc thực hiện mục tiêu tạo sản phẩm cạnh tranh đáp ứng nhu cầu cho hoạt động xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế là một thách thức không nhỏ. Bên cạnh đó, nhiều địa phương đối phó với dịch chưa kịp thời làm dịch bệnh lan nhanh, gây nên tình trạng ứ động hàng hóa thời gian dài. Việc ứng dụng khoa học công nghệ, đặt biệt là thương mại điện tử vẫn chưa được tận dụng triệt để khiến các mô hình kinh doanh xuất khẩu của các DN tiếp cận chậm với thị trường tiêu thụ, quá trình thông thương hàng hóa chậm, ảnh hướng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu.

2.3 Ảnh hưởng tới logistic, hệ thống kho bãi

Đại dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến ngành logistics toàn cầu trong đó có Việt Nam. Theo Thứ trưởng Bộ Công thương, Đỗ Thắng Hải đã nói “Dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến ngành logistics toàn cầu, gây ra một số khó khăn như : Ùn tắc trên các tuyến vận tải container, thiếu container trên diện rộng từ năm 2020 đến nay và hiện nay vẫn đang ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam”. Đối với hoạt động xuất khẩu gỗ của Vinafor, trước làn sóng lần thứ 04 của đại dịch Covid-19 đã khiến cho cước phí vận chuyển sang các quốc gia như châu Âu, Hoa Kỳ… tăng cao. Song song với đó là tình trạng thieus container rỗng khiến cho hàng hóa khó mà cho đi xuất khẩu.

Dịch Covid bắt đầu vào giữa tháng 11 năm 2029 ở Vũ Hán Trung Quốc. Ngay khi phát hiện ra dịch, Trung Quốc đã phong tỏa Vũ Hán thực hiện cách ly nghiêm ngặt với người dân. Trong thời gian này Trung Quốc vẫn chưa hạn chế giao thương nên việc xuất khẩu của công ty Vinafor hầu như không chịu ảnh hưởng của dịch bệnh

Kết quả kinh doanh năm 2020

Đợt dịch đầu tiên diễn ra từ ngày 22/01/2020 đến 22/7/2020 trong đó sự kiện ảnh hưởng lớn nhất tới xuất khẩu của Vinafor là

- thủ tướng Nguyễ n Xuân Phúc công bố dịch tại Việt Nam và ra quyết định "thắt

Một phần của tài liệu thảo luận nghiên cứu ảnh hưởng của dịch bệnh covid 19 đến người lao động phi chính thức trên địa bàn TP hà nội (Trang 33 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w