Tình cảm gia đình

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ file word) Giá trị văn hóa truyền thống trong truyện thơ Nôm Tày (Trang 45 - 60)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3. Tình cảm gia đình

Giá trị nhân đạo trong truyện thơ Nôm không chỉ dừng lại ở việc tố cáo tội ác tầng lớp thống trị với nhân dân lao động - ngƣời dân nghèo bị áp bức, bóc lột... mà còn ở chỗ đề cao tình cảm gia đình.

Gia đình là tế bào xã hội, là cái nôi vun đắp tâm hồn con ngƣời. Gia đình là trƣờng học đầu tiên dạy cho mỗi chúng ta những phẩm chất đạo đức cơ bản, cốt lõi để hình thành nhân cách. Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình có gắn kết hay không, có kính trọng, lễ phép, hiếu thuận hay không là nhờ vào sự giáo dục trong gia đình. Các giá trị văn hóa truyền thống cơ bản cũng đƣợc hình thành trong mối quan hệ gia đình. Đó là mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, giữa vợ với chồng, anh/chị với em... Chính vì vậy, theo tƣ tƣởng Nho gia thì việc “tu thân, tề gia” đƣợc đặt lên hàng đầu.

Một trong những nét đáng quý trọng trong tình cảm gia đình nổi bật trong truyện thơ Nôm là tình yêu và sự thủy chung của những cặp vợ chồng. Ở

họ điều đáng trân trọng là tình nghĩa vợ chồng sắt son, bền vững. Tình cảm này giúp họ vƣợt lên trên sự cám dỗ của giàu sang, phú quý, đứng vững trƣớc sự đe dọa của cƣờng quyền, bạo lực và đó cũng chính là tình nghĩa yêu thƣơng trong mỗi gia đình nghèo trong xã hội cũ. Sự thủy chung trong mối tình của Phạm Tải- Ngọc Hoa, Phạm Công- Cúc Hoa... đã trở thành tấm gƣơng sáng về tình nghĩa vợ chồng, truyền tải giá trị văn hóa truyền thống cao đẹp.

Kế thừa giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp đó, truyện thơ Nôm Tày cũng đi sâu ngợi ca tình cảm thủy chung, son sắt của lứa đôi. Nội dung phản ánh về tình nghĩa vợ chồng, văn hóa ứng xử trong mối quan hệ vợ chồng đƣợc xem là nguồn cảm hứng vô tận của tác giả dân gian. Viết về đề tài tình cảm vợ chồng, truyện thơ Nôm Tày cho ngƣời đọc thấy rõ nét văn hóa ứng xử trong mối quan hệ vợ chồng của ngƣời dân tộc thiểu số với nét mộc mạc, chân chất đậm chất tƣ duy của ngƣời miền núi nhƣng cũng đầy thấm thía, sâu sắc thể hiện tình yêu chân thành, thủy chung, nghĩa vợ tình chồng mặn mà, bền chặt mang đậm giá trị nhân văn cao đẹp.

Nổi bật trong truyện thơ Nôm Tày về tình cảm gia đình phải kể đến truyện Nàng Quyển. Truyện để lại niềm cảm phục cho ngƣời đọc vì tình nghĩa vợ chồng sâu nặng.

Trƣớc hết là câu chuyện về tình nghĩa vợ chồng Trần Bằng. Trần Bằng và Thị Lan kết duyên vợ chồng và có một ngƣời con trai đặt tên là Trần Chu. Không may Thị Lan mất sớm, Trần Chu mồ côi mẹ từ khi còn nhỏ vì vậy Trần Bằng lấy vợ lẽ là Thị Lƣơng để có ngƣời chăm sóc con nhỏ. Đọc đến đây có lẽ nhiều ngƣời liên tƣởng đến cốt truyện truyền thống về ngƣời dì ghẻ độc ác nhƣng câu chuyện trở nên vô cùng hấp dẫn khi không đi theo mô tuýp truyền thống. Thị Lƣơng là ngƣời nhân hậu, yêu thƣơng, chăm sóc Trần Chu - con riêng của chồng rất chu đáo, nên đƣợc Trần Bằng tin tƣởng giao quán xuyến mọi việc nhà cửa. Không chỉ chu toàn việc gia đình, Thị Lƣơng còn luôn ủng hộ chồng lập công danh, sự nghiệp cho thỏa chí nam nhi. Nàng động viên, khích lệ chồng chân thành, thiết tha:

“- Chàng đi việc thiên hạ đế vương Em ở lại trông nom gia thất,

Việc cửa nhà thu xếp sửa sang, Đạo tam tòng tao khang nghĩa nặng Việc cửa nhà cáng đáng mặc em”

(Nàng Quyển)

Trƣớc tình yêu, một lòng ủng hộ của vợ, Trần Bằng quyết tâm lập công danh sự nghiệp. Chàng nhận lệnh vua ra trận đánh quân Tần. Nhƣng sâu trong lòng ngƣời cha là tình thƣơng, nỗi lo con trai còn nhỏ phải ở cùng mẹ kế, cha đi không biết đến ngày nào về... khiến chàng day dứt không yên. Hiểu đƣợc suy nghĩ, tâm trạng của chồng, Thị Lƣơng an ủi, động viên chồng cứ yên tâm ra trận. Ngày chia tay những lời nói gan ruột của nàng thật sự khiến ngƣời ra đi ấm lòng:

Việc cửa nhà tảo tần em nhận, Chàng cứ đi đừng bận lòng chi, Con chồng có khác gì con đẻ, Dẫu khi hết gạo sẽ xin ăn Không để con đói cơm, nhịn mặc”

(Nàng Quyển)

Vƣợt lên định kiến xã hội về quan niệm mẻ ghẻ con chồng, Thị Lƣơng yêu thƣơng, chăm sóc Trần Chu hết mực. Chính cách cƣ xử đó càng khiến nhân cách của nàng tỏa sáng. Niềm hạnh phúc không dài, Thị Lƣơng nhận đƣợc tin Trần Bằng đã chết nơi chiến trận. Đau đớn không nguôi, nàng quyết định gửi lại Trần Chu cho em gái của chồng để đi tìm chồng nơi chiến trận. Vƣợt qua bao khó khăn, gian khổ, đƣợc ngƣời dân giúp đỡ, cuối cùng nàng cũng tìm đƣợc mộ chồng. Niềm hi vọng chồng còn sống tan biến, nàng than khóc thƣơng cho thân mình và trách trời sao nỡ chia lìa vợ chồng quá sớm. Thị Lƣơng quyết định đem tro cốt chồng về quê thờ cúng. Trên đƣờng trở về, nàng bị tên ác nhân họ Lý ra tay sát hại dã man. Hắn ta chặt đầu, bỏ xác nàng giữa ngã ba đƣờng, bên cạnh nàng là bị xƣơng cốt của Trần Bằng nằm... Trƣớc tình cảnh ai oán xót

xa của vợ chồng Thị Lƣơng, Sƣ Ông thƣơng tình đã đem chôn cất hai vợ chồng. Từ ngôi mộ mọc lên một cây hoa Quý xuân, mùa nào cũng nở hoa thơm ngát, chim bƣớm bay đến hút mật, cảnh sắc hữu tình. Hình ảnh cây hoa Quý xuân chính là biểu tƣợng kết tinh của một mối tình chung thủy, bất diệt khiến ngƣời đời sau ngƣỡng mộ, trân trọng.

Bên cạnh tình nghĩa thủy chung giữa Trần Bằng - Thị Lƣơng, truyện thơ Nôm Tày Nàng Quyển còn ca ngợi tình cảm đẹp giữa vợ chồng công chúa Quyển Nƣơng và chàng trai mồ côi Trần Chu. Quyển Nƣơng công chúa con vua danh giá nhƣng lại đem lòng quý mến Trần Chu. Dù biết rằng đây là mối quan hệ không môn đăng hộ đối nhƣng nàng Quyển chủ động xin vua cha và mẫu hậu cho đƣợc lấy Trần Chu làm chồng “Con muốn được kết duyên cùng Trạng” và đƣợc vua cha đồng ý. Khi Trần Chu bị hãm hại, Quyển Nƣơng khấn trời Phật với tất cả tấm lòng thành kính, yêu thƣơng, đến phút cuối cùng cũng không bỏ mặc chồng “Quyển Thị ôm cổ chồng không bỏ”. Lời khẩn cầu trong lúc nguy cấp ấy cho thấy tấm lòng ngƣời vợ thủy chung, yêu chồng tha thiết. Khi không tìm đƣợc xác Trần Chu, Quyển Nƣơng “nàng thắt cổ tức thời tự vẫn”. Việc tìm đến cái chết của nàng tô đậm thêm lòng thủy chung son sắt, mong muốn đƣợc sống bên chồng, chết cũng không rời xa. Khi bị vua cha ép lấy Lý Tƣớng thì một lần nữa nàng tìm đến cái chết:

“Nàng chạy ra bãi cát trẫm mình ... Chốn thủy đình nhảy chết cho xong”

(Nàng Quyển)

Quyển Nƣơng với tấm lòng kiên trinh và tình yêu sâu đậm, thủy chung, xứng đáng có đƣợc cuộc sống hạnh phúc. Điều này là ƣớc mơ của dân gian và thể hiện tinh thần nhân đạo của nhân dân ta. Vì vậy, sau này khi Trần Chu trở thành vua của Đƣờng quốc, chàng đã đón vợ về kinh đô và sống cuộc đời hạnh phúc. Truyện Nàng Quyển

thực sự là một thiên truyện đầy giá trị nhân đạo, ngợi ca tình nghĩa vợ chồng thủy chung, gắn bó, keo sơn không phai mờ trong lòng ngƣời đọc nhiều thế hệ. Truyện mang giá trị văn hóa truyền thống, giáo dục về tình nghĩa giữa vợ và chồng, vƣợt lên mọi khó khăn thử thách để xây

dựng gia đình hạnh phúc. Truyện khơi dậy ở ngƣời đọc thế hệ sau không chỉ ở tình nghĩa vợ chồng thủy chung mà còn là tinh thần lạc quan tích cực hƣớng tới tƣơng lai, nó tạo nên sức mạnh để vƣợt mọi khó khăn trong cuộc sống bộn bề. Truyện còn mang đến cho ngƣời đọc nhiều thế hệ một góc nhìn mới đầy nhân đạo về tình cảm mẹ ghẻ - con chồng. Nó xóa bỏ định kiến xã hội muôn đời về ngƣời dì ghẻ độc ác mà chỉ đọng lại trong chúng ta tình thƣơng yêu giữa mẹ với con dù không chung dòng máu.

Đến với truyện thơ Nôm Tày Lý Thế Khanh, cách ứng xử trong mối quan hệ vợ chồng cũng để lại cho ngƣời đọc những suy nghĩ sâu sắc. Lý Thế Khanh là con quan Thƣợng Thƣ họ Lý nƣớc Việt, yêu Thị Trinh là con gái Thừa Tƣớng nƣớc Hồ. Trong mối quan hệ vợ chồng, Thị Trinh là ngƣời vợ mẫu mực. Trong ngày đầu làm dâu đất Việt, sự tế nhị, khiêm tốn thể hiện qua lời nói của nàng với chồng:

“Thiếp là người viễn di kém cỏi Chàng không chê đón gọi về nhà Xin cứ dạy dần dà giáo hóa”

(Lý Thế Khanh)

Đất nƣớc có chiến tranh, Lý Thế Khanh, nhƣ bao chàng trai yêu nƣớc, tình nguyện đi đánh giặc. Thị Trinh chịu bao vất vả, thay chồng phụng dƣỡng mẹ già và nuôi dạy hai đứa con thơ. Đất nƣớc thái bình, tƣởng rằng vợ chồng sẽ đƣợc đoàn tụ, hạnh phúc - phần nào bù đắp công lao của Thị Trinh, nhƣng với tƣ tƣởng đa thê, Lý Thế Khanh lấy vợ lẽ là Điêu Thuyền. Từ đây cuộc sống vợ chồng của Lý Thế Khanh - Thị Trinh nổi lên những sóng gió. Trong hoàn cảnh nhƣ vậy, phẩm chất, tính cách và cách ứng xử của Thị Trinh càng hiện lên rõ nét là ngƣời phụ nữ “công, dung, ngôn, hạnh”. Gạt bỏ nỗi buồn, một lòng vì chồng, Thị Trinh đã hành động theo ý chồng, đi dạm hỏi và cƣới Điêu Thuyền cho chồng. Đó không chỉ là một sự hi sinh lớn vì chồng mà còn thể hiện ở nàng tính cách và tƣ tƣởng của ngƣời phụ nữ truyền thống, chấp nhận những quy củ của lễ giáo phong kiến. Từ đây, nàng phải chịu bao ấm ức, tủi cực, bản thân nàng bị vu oan, bị đánh đập, bị bắt đi đầy vào rừng sâu núi thẳm. Chịu tất cả

những oan ức đó nhƣng Thị Trinh vẫn không hề nảy sinh ý nghĩ ghét bỏ chồng. Phẩm chất tốt đẹp của Thị Trinh còn đƣợc thể hiện ở thái độ ứng xử với chồng trƣớc sau nhƣ một, yêu thƣơng, cam chịu... Trƣớc khi địu con lên rừng đi vào núi Lịch San, nàng chào ngƣời già, chào hƣơng lân, mẹ chồng, dặn dò gia tƣớng, nhắc Thế Khanh hoàn thành việc lớn... trọn đạo làm dâu con nhà họ Lý. Ngay cả khi bị dồn đến đƣờng cùng thì ngƣời vợ ấy vẫn không thù oán, trách móc ngƣời chồng, ngƣời cha bạc tình Thế Khanh. Tình yêu, lòng chung thủy vẫn vẹn nguyên trƣớc sau nhƣ một của nàng làm ngƣời đọc cảm động. Khi nhận đƣợc hung tin chồng chết trận, Thị Trinh khóc lóc, xót xa lệ chẳng khác mƣa sa, thƣơng chồng, nhớ nghĩa tào khang phu phụ:

“Nhớ chồng nàng khóc than như xé Nhớ chồng thêm nhớ mẹ còn đâu”

(Lý Thế Khanh)

Nàng cùng con trai Đức Nhân làm cơm lam cúng bố, rồi hai mẹ con vội vã vƣợt đƣờng xa muôn dặm, chịu đựng gian khổ, đói rét đến chiến trƣờng tìm xác Lý Thế Khanh. Trải qua bao sóng gió, qua bao thử thách, cuộc đoàn viên đầy xúc động giữa vợ chồng - con cái đã diễn ra. Họ cùng xây dựng một gia đình hạnh phúc. Thị Trinh là ngƣời vợ mang đầy đủ phẩm chất tốt đẹp của ngƣời phụ nữ xƣa, là tấm gƣơng sáng về lòng chung thủy, đức hy sinh. Nhân vật Thị Trinh để lại nhiều ấn tƣợng tốt đẹp trong lòng ngƣời đọc về đạo nghĩa vợ chồng.

Nếu nhƣ Thị Trinh có cách ứng xử rất đẹp trong quan hệ vợ chồng thì Lý Thế Khanh để lại nhiều suy nghĩ khác nhau về cách ứng xử trong mối quan hệ vợ chồng. Chàng cũng có những phẩm chất, tính cách đáng quý nhƣ biết yêu thƣơng, trân trọng ngƣời phụ nữ có tài năng, nhan sắc, đây là một tƣ tƣởng khá tiến bộ của một nam nhân trong chế độ cũ, khi mà ngƣời phụ nữ bị coi là những kẻ tiểu nhân, có thân phận thấp bé, lệ thuộc. Thế Khanh vì cảm mến sự tài giỏi, tinh thông thiên văn địa lý của Thị Trinh nên đem lòng yêu thƣơng và hỏi cƣới nàng làm vợ. Ngay từ những ngày đầu xây dựng cuộc sống lứa đôi Thế Khanh đã đánh giá cao vai trò của vợ trong gia đình:

Thế Khanh rằng:

“... Anh là thân hiền hào nam tử Nếu có việc chiến sự quan sang Mặc em việc gia san nhà cửa Anh cậy trông muôn sự ơn nàng”

(Lý Thế Khanh)

Nhƣng rồi Thế Khanh vẫn không vƣợt qua đƣợc tƣ tƣởng đa thê, trọng nam khinh nữ mà phụ bạc Thị Trinh, khiến nàng chịu bao ấm ức, tủi cực. Cuối cùng, Thế Khanh sau khi trải qua những sai lầm, sóng gió đã nhận ra vẻ đẹp của Thị Trinh, xây dựng cuộc sống êm ấm bên ngƣời vợ tào khang.

Truyện thơ Lý Thế Khanh ca ngợi Thị Trinh , ngƣời vợ chung thủy, sắt son rất mực yêu chồng. Truyện cũng đã phản ánh hiện thực thối nát của chế độ đa thê trong xã hội phong kiến. Ngƣời đọc càng cảm thông, trân trọng ngƣời phụ nữ với những phẩm chất tốt đẹp càng căm phẫn, lên án, phê phán xã hội nam quyền đầy bất công, từ đó mong muốn xây dựng một xã hội công bằng và nhân đạo cho con ngƣời

Tình nghĩa vợ chồng thủy chung nhƣ tỏa sáng hơn trong cuộc sống cơ cực, đói nghèo. Truyện Lương Nhân con côi thấm đẫm giá trị nhân văn cao đẹp. Nếu trong truyện thơ Nôm Tày ta chủ yếu thấy tấm lòng thủy chung, đức hy sinh của ngƣời vợ thì trong truyện Lương Nhân con côi ta càng thêm yêu, quý trọng tình cảm thủy chung, một lòng vì vợ của chàng Lƣơng Nhân. Dù cuộc sống còn lắm đói nghèo, khổ cực vợ chồng Lƣơng Nhân - Thị Xuân luôn đồng cam cộng khổ, cùng nhau vun đắp, xây dựng hạnh phúc:

“Tiền bạc và ruộng đất cũng không Quá vất vả bỏ làng quê quán

Rủ nhau đi dạo bản ăn xin Đời hành khất xin ăn nuôi miệng Đã từng chịu đói rét ngày đêm”

Vợ chồng gắn bó với nhau không rời, vun đắp cho gia đình: “Đi khắp nơi nam bắc tây đông

Đi chợ dưới chợ trên mua bán”

(Lương Nhân con côi)

Nghĩa vợ, tình chồng đằm thắm sâu nặng, họ luôn vì nhau đến quên mình. Biết vợ bị ốm nặng, chàng Lƣơng Nhân không quản đêm ngày đi tìm thuốc thang, cầu khấn thần Phật chỉ mong vợ tai qua nạn khỏi:

“Sáng ngày chàng vội đi không chậm Đón thầy mo đón bụt đón then Hương hoa cống thượng thiên chư hán Tế hương vàng tụng niệm trừ tai”

(Lương Nhân con côi)

Trong cuộc sống vợ chồng, nếu mất đi một ngƣời sẽ là nỗi buồn, cô đơn, trống vắng rất lớn cho ngƣời ở lại. Lƣơng Nhân, chàng mồ côi nghèo, không tấc đất cắm dùi nhƣng nặng tình nghĩa vợ chồng. Vì bệnh nặng, nàng Thị Xuân “hồn lìa xác”, “bỏ cửa nhà vườn tược quên chồng”. Lƣơng Nhân đau khổ khóc than. Tình yêu dành cho vợ lớn đến mức ngay cả khi Thị Xuân đã chết Lƣơng Nhân vẫn không muốn rời xa, không nỡ bỏ xác vợ nơi đất khách, quê ngƣời, chàng đã cõng xác vợ suốt ba năm đi ăn mày khắp nơi mặc cho ngƣời đời chỉ trỏ, bàn tán. Khi chủ đò sông Táng cƣớp vợ, trả công chàng hai túi bạc vàng, chàng đã không nhận. Tấm lòng nhƣ nhất, chất phác, ngay thẳng là bản tính của những con ngƣời miền núi đã đƣợc tô đậm, khắc sâu trong các truyện thơ Nôm Tày. Chính tình cảm chân thành, ân nghĩa đó đã làm cảm động đến tận trời xanh, Bụt cả đã cứu giúp cho Thị Xuân sống lại. Đó thực sự là “phần thƣởng” cho một ngƣời chồng trọn nghĩa, vẹn tình. Đặt trong xã hội phong kiến với chế độ phụ quyền, tình nghĩa thủy chung sâu nặng của chàng Lƣơng Nhân khiến ngƣời đọc trân trọng, xúc động. Tình nghĩa ấy vƣợt lên lễ giáo thông thƣờng, thể hiện vẻ đẹp tình nghĩa của ngƣời đàn ông trong quan hệ gia đình. Tình cảm ấy tỏa sáng, để bao ngƣời vợ, ngƣời mẹ khơi dậy niềm tin, hy vọng

vào cuộc sống gia đình hạnh phúc. Tình cảm thủy chung, trƣớc sau nhƣ một của chàng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ file word) Giá trị văn hóa truyền thống trong truyện thơ Nôm Tày (Trang 45 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w