cứu Sơ đồ nghiên cứu
Bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nghiên cứu (60 bệnh nhân) Tháng 8/2018 Hồi cứu (36 BN) Tháng 9/2020 Tiến cứu (24BN) Tháng 3/2021 Mục tiêu 1 Đặc điểm chung (n=60) - Tuổi - Giới - Cân nặng Đặc điểm lâm sàng - Lý do vào viện - Triệu chứng LS
- Suy tim, SDD,viêm phổi - Tiền sử
Đặc điểm cận lâm sàng
- Xquang - Điện tim - Siêu âm tim
Mục tiêu 2 Kết quả phẫu thuật
(n =60)
- Vị trí, kích thƣớc lỗ TLT - Phƣơng pháp phẫu thuật - Thời gian phẫu thuật
Kết quả sau mổ tại viện (n = 59)
- Thời gian thở máy - Thời gian nằm viện - Thuốc điều trị sau mổ - Biến chứng
- Đặc điểm trên siêu âm - Tử vong sớm (1 BN)
Kết quả khi tái khám (n=56, 3 BN không liên
lạc đƣợc)
- Lâm sàng: suy tim, SDD - Siêu âm tim
Bệnh nhân đƣợc chẩn đoán TLT có tăng ALĐMP nặng điều trị tại Trung tâm Tim mạch – Bệnh viện E đƣợc lựa chọn vào mẫu nghiên cứu nếu đủ tiêu chuẩn (gồm 36 BN hồi cứu và 24 BN tiến cứu).
- Bước 1: Ghi nhận triệu chứng lâm sàng trước phẫu thuật:
+ Tiến hành điều tra các thông tin về bệnh sử thông qua bố mẹ và thu thập những thông số về lâm sàng cho nghiên cứu ngay khi vào viện.
+ Ghi nhận từ hồ sơ bệnh án với nhóm hồi cứu.
- Bước 2: Triệu chứng cận lâm sàng trước phẫu thuật: các bệnh nhân nhập
viện đƣợc làm các xét nghiệm cơ bản (xét nghiệm máu, chụp Xquang ngực thẳng, điện tâm đồ 12 chuyển đạo) theo qui định và đƣợc siêu âm chẩn đoán độc lập ít nhất 2 lần bởi 2 bác sĩ khác nhau.
+ Kết quả siêu âm: Ghi nhận từ phiếu kết quả siêu âm của 2 bác sĩ chuyên khoa Tim mạch Nhi (thực hiện với cả nhóm hồi cứu và tiến cứu).
+ Kết quả Xquang: Đƣợc đánh giá bởi bác sĩ chuyên khoa Tim mạch Nhi và ngƣời thực hiện nghiên cứu độc lập, nếu không trùng kết quả sẽ hội chẩn cùng bác sĩ chuyên khoa Tim mạch Nhi thứ 3 (thực hiện với cả nhóm hồi cứu và tiến cứu).
+ Điện tâm đồ: Đƣợc đọc bởi bác sĩ chuyên khoa Tim mạch Nhi và ngƣời thực hiện nghiên cứu độc lập, nếu không trùng hợp sẽ hội chẩn cùng bác sĩ chuyên khoa Tim mạch Nhi thứ 3 (thực hiện với cả bệnh nhi hồi cứu và tiến cứu).
- Bước 3: Kết quả giai đoạn sớm:
+ Các thông số trong quá trình phẫu thuật (phƣơng pháp, thời gian phẫu thuật, hình thái tổn thƣơng TLT trong phẫu thuật), giai đoạn hồi sức (bao gồm các thuốc điều trị, triệu chứng lâm sàng, các biến chứng và hình thức tái can thiệp sau phẫu thuật, tỷ lệ tử vong sớm và định hƣớng nguyên nhân) đƣợc ghi nhận từ hồ sơ bệnh án (thực hiện với cả bệnh nhi hồi cứu và tiến cứu).
+ Giai đoạn điều trị hậu phẫu: Với nhóm tiến cứu: trực tiếp theo dõi từ sau khi bệnh nhân đƣợc chuyển từ khoa Hồi sức Tim mạch lên khoa Phẫu thuật Tim Trẻ em – Trung tâm Tim mạch – Bệnh viện E. Ghi nhận các thông tin về triệu chứng lâm sàng, các thuốc điều trị, kết quả siêu âm trƣớc khi ra viện, các biến chứng và hình thức tái can thiệp sau phẫu thuật, thời gian điều trị sau phẫu thuật cho đến khi tình trạng bệnh nhân ổn định và đƣợc xuất viện (với nhóm hồi cứu: ghi nhận từ hồ sơ bệnh án).
- Bước 4: Kết quả giai đoạn trung hạn: bệnh nhân đƣợc hẹn tái khám sau phẫu
thuật kiểm tra định kỳ theo các mốc thời gian 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng và duy trì kéo dài nếu tình trạng bệnh ổn định (có lƣu giữ hồ sơ mỗi lần khám). Trong nghiên cứu này, chúng tôi đánh giá tại thời điểm khám lại lúc 3 tháng.
+ Với nhóm hồi cứu dựa trên gọi điện khai thác ngƣời chăm sóc trẻ trực tiếp và hồ sơ theo dõi ghi nhận các thông số về cân nặng, các triệu chứng cơ năng kết hợp với sổ khám bệnh và kết quả cận lâm sàng khi tái khám để đánh giá kết quả điều trị.
+ Với nhóm tiến cứu, theo dõi và gọi bệnh nhân tái khám định kỳ sau phẫu thuật (1 tháng, 3 tháng sau phẫu thuật). BN tiến cứu đƣợc gọi khám lại, trực tiếp khám lâm sàng kết hợp cận lâm sàng để đánh giá kết quả sau phẫu thuật. Với các trƣờng hợp phát hiện biến chứng muộn, bệnh nhân đƣợc nhập viện tiến hành chẩn đoán xác định và điều trị dựa vào tình trạng bệnh lý.