Lệnh đếm (Counter)

Một phần của tài liệu Giáo trình PLC cơ bản (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 61)

Cách viết lệnh

Ladder Instruction Vùng nhớ Bước lập

trình

OUT 𝑪𝑿𝑿𝑿𝑲 Timer 1

Mô tả.

Cxxx là tên (thứ tự) của bộ đếm, K là giá trị đếm đặt trước.

Bộ đếm của PLC họ QCPU có hai loại bộ đếm 16 bit và bộ đếm 32 bit. Bộ đếm 16 bit là bộ đếm tiến, mỗi khi đầu vào bộ đếm có một xung thì giá trị đếm tức thời tăng một đơn vị, khi giá trị tức thời lớn hơn hoặc bằng giá trị đặt trước thì bit cờ C xxx bằng 1. Giá trị trễ tức thời bị xoá về 0 khi có lệnh reset.

Bộ đếm 32 bit là bộ đếm tiến - lùi. Khi các bit định chiều bằng 0 bộ đếm 32 bit thực hiện đếm tiến, các bit định chiều bằng 1 bộ đếm 32 bit thực hiện đếm lùi. Giá trị đếm tức thời được so sánh với giá trị đặt trước, khi giá trị tức thời lớn hơn hoặc bằng giá trị đặt trước thì bit cờ bằng 1.

Bộ đếm 16 bit và 32 bit có 2 kiểu: bộ đếm thông thường (General) và bộ đếm chốt (Latched). Bộ đếm thông thường giá trị đếm tức thời bị xoá về 0 khi PLC mất nguồn nuôi. Bộ đếm chốt giá trị đếm tức thời không bị xoá về 0 khi PLC mất nguồn nuôi, nó chỉ xoá khi có lệnh reset.

Ladder Instruction LD X40 OUT C0 K12 LD C0 OUT Y50 LD X41 RST C0

Giản đồ xung mô tả sự hoạt động của bô đếm: 𝑪 K

61

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG Câu hỏi:

1. Cách đọc tín hiệu vào và xuất dữ liệu tín hiệu của PLC?

2. Sự khác nhau trong lập trình khi kết nối tín hiệu vào PLC giữa tín hiệu logic thường mở (NO) và thường đóng (NC)?

3. Sự khác nhau giữa lệnh OUT và lệnh SET, lệnh RST? 4. Khi lập trình với lệnh SET và RST cần phải chú ý điều gì?

5. Sự giống và khác nhau giữa hai lệnh: lệnh lấy sườn lên, sườn xuống và lệnh lấy xung tín hiệu vào PLS, PLF?

6. Ý nghĩa và cách khai báo lệnh chuyển dữ liệu?

7. Có bao nhiêu lệnh so sánh của QCPU? Ý nghĩa và cách khai báo lệnh so sánh? Muốn kết hợp nhiều lệnh so sánh để tạo thành tổ hợp logic thì làm thế nào?

8. Sự khác nhau giữa bộ trễ không có nhớ và bộ trễ có nhớ? Cho ví dụ? 9. Khi sử dụng bộ trễ không có nhớ có mấy cách reset lại giá trị trễ tức thời? Cho ví dụ?

10. Có mấy loại Counter? Cách thức hoạt động?

11. Khi mất nguồn nuôi cho PLC, giá trị đếm tức thời của Counter 16 bit và 32 bit sẽ như thế nào?

Bài tập

62

Bài 02: Viết chương trình theo giản đồ thời gian sau.

Yêu cầu: Khi X40 ON; Y50 nhấp nháy trong khoảng 1s. Sau khi nháy 10 lần Y50 dừng nhấp nháy trong 5s và lặp lại. Khi X41 ON ;Y50 dừng hoạt động.

Bài 03: Viết chương trình theo giản đồ thời gian sau.

Bài 04: Viết chương trình theo yêu cầu sau

Khi X40 OFF đầu ra Y52 và Y53 nháy luân phiên trong 1s. Khi X40 OFF đầu ra Y50 và Y51 nháy luân phiên trong 2s. Khi X41 ON Reset đầu ra từ Y50 đến Y53.

Bài tập ứng dụng

Bài tập 1: Khởi động động cơ không đồng bộ rotor lồng sóc bằng phương pháp đảo nối sao - tam giác.

63

Yêu cầu công nghệ.

Khi nhấn vào nút run thì PLC điều khiển cho công tắc tơ K1 và K2 đóng lại. Động cơ được khởi động theo kiểu đấu sao. Sau thời gian là 3 giây thì công tắc tơ K2 mở ra sau 0.5 giây K3  đóng lại. Động cơ được chuyển sang chế độ làm việc đấu theo kiểu tam giác. Khi nhấn nút stop thì cả ba công tắc tơ đều mở ra động cơ dừng quay.

(Lưu ý: phương pháp này chỉ áp dụng cho các động cơ ở chế độ làm việc bình thường đấu theo kiểu tam giác).

64

Khi nhấn vào nút run thì PLC điều khiển cho công tắc tơ K1 đóng lại. Động cơ được khởi động ở cả 4 cấp điện trở phụ. Sau khi động cơ làm việc cứ sau thời gian là 3 giây thì lần lượt công tắc tơ K2, K3, K4, K5 đóng lại loại bỏ lần lượt 4 cấp điện trở X4, X3, X2, X1. Đưa động cơ làm việc ở chế độ bình thường. Khi nhấn nút stop thì cả ba công tắc tơ đều mở ra động cơ dừng quay.

Bài tập 3: Điều khiển dãy đèn hoạt động tuần tự:

Một dãy gồm 5 đèn hoạt động theo nguyên tắc sau: Bật hệ thống bằng nút S1, tắt bằng nút S2, chuyển chế độ tự động/bằng tay (A/M) bằng công tắc S3

- Chế độ tự động: Khi ấn nút “lên” các đèn sáng lần lượt từ đèn số 1 đến đèn số 5 và dừng lại. Khi ấn nút “xuống” các đèn tắt dần từ đèn số 5 đến đèn số 1. Thời gian cách nhau giữa các đèn là 1s

- Chế độ bằng tay: Mỗi lần ấn nút “lên” sẽ có thêm một đèn sáng. Mỗi lần ấn nút “xuống” sẽ có một đèn tắt.

Sơ đồ bố trí dãy đèn

Bài tập 4: Điều khiển dây chuyền đóng gói sản phẩm.

- Một dây chuyền đóng gói 10 sản phẩm cho một thùng hàng gồm một băng tải M1 và một cảm biến S4 để đếm sản phẩm hoạt động theo nguyên tắc sau:

- Nhấn nút S1 băng tải hoạt động vận chuyển sản phẩm vào thùng chứa, khi đủ 10 sản phẩm băng tải dừng và tự khởi động lại sau 5s.

- Khi nhấn nút S2 băng tải dừng lại sau khi đã thực hiện xong thùng hàng. - Khi có sự cố nhấn nút S3 hệ thống dừng tức thời và chỉ hoạt động trở lại khi nhấn nút S1.

65

Bài tập 5: Điều khiển đèn giao thông tại nút có người đi bộ qua đường.

Ở trạng thái ban đầu đèn xanh Ôtô và đèn đỏ cho người đi bộ luôn sáng. Khi người đi bộ ấn nút xin đường (nằm trên cột đèn) đèn xanh ôtô tiếp tục sáng thêm 15s, sau đó chuyển đèn vàng 3s và chuyển sang đèn đỏ 14s. Đèn xanh cho người đi bộ sáng trong thời gian 10s sau khi ấn nút xin đường 20s.

Quá trình được mô tả theo giản đồ thời gian như sau:

66

Hệ thống trộn hóa chất được thực hiện theo nguyên tắc sau:

- Khởi động hệ thống bằng nút Start S1, dừng hệ thống bằng nút Stop S2 - Hai chất lỏng cùng được bơm vào bình trộn nhờ hai bơm A và B. Máy bơm chỉ hoạt động sau khi đã mở van được 2s.

- Hai cảm biến S3 và S4 dùng để báo trạng thái chất lỏng chảy vào bình. Nếu sau khi khởi động 5s mà một trong hai cảm biến này không phát hiện có chất lỏng chảy vào bình thì lập tức dừng chương trình và báo đèn sự cố máy bơm ra bên ngoài.

- Một cảm biến S5 báo bình chứa đã đầy và dừng cả hai may bơm, sau khi máy bơm dừng 2s thì khóa van bơm.

- Một cảm biến S6 báo đủ chất lỏng trong bình trộn bắt đầu cho phép động cơ trộn hoạt động và dừng trộn sau 10s khi chất lỏng trong bình đã đầy.

- Sau khi chất lỏng trong bình trộn đã đều (động cơ trộn ngừng hoạt động). Chất lỏng trong bình được xả ra ngoài nhờ van xả. Khi chất lỏng đã xả hết cảm biến S7 tác động và khóa van xả lại.

- Quá trình tự động lặp lại theo chu trình đã mô tả ở trên. Nếu chu trình đang thực hiện mà nhấn nút dừng thì hệ thống sẽ thực hiện hết chu trình mới dừng lại.

Một phần của tài liệu Giáo trình PLC cơ bản (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)