Lọc bụi và tiêu âm trong điều hòa không khí

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ thuật lạnh (Nghề: Điện công nghiệp - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 26 - 35)

c. Đặc tính của quạt gió và đặc tính của mạng đường ống

3.3.2. Lọc bụi và tiêu âm trong điều hòa không khí

Chất lượng của không khí trong nhà không chỉ đánh giá qua các thông số nhiệt độ, độ ẩm của không khí mà còn qua mức độ trong sạch và mức độ tiếng ồn của không khí nữa. Mặt khác, trong phòng không khí tuần hoàn có bụi còn làm ảnh hưởng tới sự truyền nhiệt nếu không có bộ lọc bụi). Vì vậy lọc bụi và tiêu âm trong các hệ thống thông gió và điều hòa không khí cũng là một nhiệm vụ của khâu xử lí không khí.

a. Lọc bụi

Bụi là một trong những chất độc hại. Nồng độ bụi trong không khí zb (mg/m3) không được vượt quá giới hạn cho phép. Muốn vậy cần tiến hành lọc bụi. Việc lựa chọn phương pháp lọc bụi trong thông gió và ĐHKK phải căn cứ vào nguồn gốc, cỡ hạt và mức độ độc hại.

Các thiết bị lọc bụi thường gặp là: bộ lọc thấm dầu, bộ lọc vải, bộ lọc bụi kiểu lưới kim loại, bộ lọc kiểu tĩnh điện, bộ lọc bụi kiểu xiclon,…

b. Tiêu âm

Tiếng ồn là một trong những chỉ tiêu chất lượng của hệ thống ĐHKK vì nó cũng là một trong những nhân tố đánh giá tiện ghi vi khí hậu. Vì vậy không thể coi thường tiếng ồn khi lắp đặt các hệ thống ĐHHK, đặc biệt là các công trình văn hóa.

Để đạt được độ ồn cho phép trong phòng cần xác định được nguồn âm, đồng thời phải tiến hành phân tích các con đường truyền âm vào phòng, từ đó mới có được giải pháp hữu hiệu để làm suy giảm tiếng ồn (còn gọi là tiêu âm).

Thiết bị tiêu âm được bố trí trên đường ống gió cấp và trên đường ống gió hồi, gần với quạt gió. Thường có 2 dạng chính sau: hầm tiêu âm, ống tiêu âm.

Hình 3.20. a) Hầm tiêu âm; b) Ống tiêu âm

Cung cấp nước cho điều hòa không khí

Trong các hệ thống ĐHKK trung tâm nước (Water Chiller) hay hệ thống VRV giải nhiệt nước hoặc các hệ thống ĐHKK cần phun ẩm bổ sung thì việc cung cấp nước là hết sức cần thiết.

Hình 3.22. Sơ đồ có buồng phun ở gần trạm lạnh

Hệ thống nước lạnh làm nhiệm vụ tải lạnh từ bình bay hơi tới các phòng vào mùa hè để làm lạnh phòng (và có thể có thêm nhiệm vụ tải nhiệt từ nồi hơi hoặc bình ngưng của bơm nhiệt để sưởi ấm phòng vào mùa đông).

Hệ thống nước giải nhiệt (còn gọi là nước làm mát) có nhiệm vụ tải nhiệt từ bình ngưng lên tháp giải nhiệt để vào môi trường. Nước sau khi được làm mát ở tháp lại quay về bình ngưng nên gọi là nước tuần hoàn. Khi sử dụng nước thành phố hoặc nước giếng một lần rồi thải bỏ gọi là nước không tuần hoàn.

Việc cung cấp nước thường theo sơ đồ đi ống của từng hệ thống cụ thể. Thường gặp các sơ đồ cung cấp nước sau: Sơ đồ cung cấp nước lạnh cho các buồng phun (sơ đồ khi buồng phun ở gần trạm lạnh, sơ đồ khi buồng phun ở xa trạm lạnh), sơ đồ cấp nước cho các FCU và AHU (sơ đồ 2 đường ống, sơ đồ 3 đường ống, sơ đồ 4 đường ống).

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ thuật lạnh (Nghề: Điện công nghiệp - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 26 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)