CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN, CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU GỖ

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG NGÀNH KINH DOANH XUẤT KHẨU GỖ ở VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ DỊCH COVID 19 (2019 2021) (Trang 52 - 58)

- Các sản phẩm mỹ nghệ từ gỗ, đá, mây, tre

2. Thực trạng ảnh hưởng của Covid-19 đến hoạt động xuất khẩu sản phẩm từ gỗ và gỗ của Vinafor:

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN, CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU GỖ

DOANH XUẤT KHẨU GỖ

1. Mục tiêu

Kế hoạch cơ cấu lại ngành lâm nghiệp theo chuỗi và nâng cao giá trị gia tăng giai đoạn 2021-2025 đặt ra mục tiêu tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp từ 5,0% đến 5,5%/năm, giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản ngoài gỗ đạt 18 đến 20 tỷ USD.

Tổng Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT)) vừa ban hành Quyết định số 60/QL-TCLN-KHTC phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành lâm nghiệp theo chuỗi và nâng cao giá trị gia tăng giai đoạn 2021-2025.

Theo đó, Kế hoạch đặt ra mục tiêu cụ thể như: Tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp từ 5,0% đến 5,5%/năm; giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản ngoài gỗ đạt 18 - 20 tỷ USD; tiêu thụ lâm sản thị trường trong nước đạt 5 tỷ USD vào năm 2025; nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng; sản lượng gỗ khai thác từ rừng 2 trồng tập trung đạt 35 triệu m3/năm vào năm 2025; đáp ứng cơ bản nhu cầu nguyên liệu cho chế biến gỗ và lâm sản; chứng chỉ quản lý rừng bền vững đạt trên 0,5 triệu ha giai đoạn 2021 - 2025.

Bên cạnh đó, phát triển dịch vụ hệ sinh thái, dịch vụ môi trường rừng, đa dạng hóa và mở rộng các nguồn thu; tổng thu tiền dịch vụ môi trường rừng hằng năm tăng 5%. Tỷ lệ lao động làm việc trong lâm nghiệp được đào tạo nghề khoảng 45% vào 2025; mức

thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số làm lâm nghiệp tăng trên 2 lần so với năm 2020. Nâng cao chất lượng rừng nhiên, hiệu quả bảo tồn đa dạng sinh học và năng lực phòng hộ của rừng. Tỷ lệ che phủ rừng được duy trì ổn định ở mức 42%. Về định hướng cơ cấu lại ngành Lâm nghiệp giai đoạn 2021 – 2025, ngành sẽ tập trung đầu tư, phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, gắn với công nghiệp chế biến nông sản theo hình thức liên kết chuỗi giá trị bền vững. Ưu tiên nguồn lực đầu tư để thúc đẩy cơ giới hóa đồng bộ, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng các chuỗi giá trị gắn với hệ thống quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc và phát triển thương hiệu quốc gia. Tăng cường liên kết vùng, liên kết ngành để đầu tư phát triển các sản phẩm chủ lực quốc gia; đẩy mạnh hợp tác quốc tế và các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường nhằm tháo gỡ các rào cản thương mại, thúc đẩy xuất khẩu.

Các địa phương căn cứ lợi thế, điều kiện cụ thể và nhu cầu thị trường, có cơ chế chính sách và ưu tiên nguồn lực đầu tư phát triển các sản phẩm lâm nghiệp chủ lực cấp tỉnh, đặc biệt là các sản phẩm gỗ, lâm sản ngoài gỗ; đảm bảo sản phẩm có chất lượng, giá

trị cao; có chỉ dẫn địa lý, truy suất nguồn gốc rõ ràng; tăng cường liên kết tạo vùng sản xuất tập trung, gắn với chế biến sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo thị trường ổn định, áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, quản lý và thương mại sản phẩm. Thúc đẩy, triển khai các hoạt động cơ cấu lại sản xuất lâm nghiệp theo chuỗi và nâng cao giá trị gia tăng ngành Lâm nghiệp sẽ tập trung triển khai các nhiệm vụ như: Phát triển và nâng cao năng suất, chất lượng rừng; nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm lâm nghiệp qua chế biến; phát triển liên kết, thị trường sản phẩm lâm nghiệp; phát triển, nâng cao dịch vụ lâm nghiệp.

Theo Tổng cục Lâm nghiệp, năm 2021, giá trị xuất khẩu lâm sản năm 2021 đạt khoảng 15,87 tỷ USD, tăng 20% so với kế hoạch năm, tăng 20% so với cùng kỳ, trong đó, gỗ và sản phẩm gỗ đạt 14,72 tỷ USD; lâm sản ngoài gỗ đạt 1,15 tỷ USD). Giá trị nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2021 đạt khoảng 2,93 tỷ USD, tăng 14,2% so với

cùng kỳ. Xuất siêu ước cả năm đạt 12,94 tỷ USD tăng 21,2% so với cùng kỳ. Đến hết tháng 12/2021, giá trị suất khẩu lâm sản chiếm trên 30% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu ngành hàng nông lâm thủy sản cả nước; đạt 4,7% kim ngạch xuất khẩu toàn quốc

và là 1 trong 7 mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 10 tỷ USD. Giá trị xuất siêu lâm sản lớn nhất trong nhóm các ngành nông lâm thủy sản đóng góp quan trọng vào giá trị xuất siêu của ngành.

2. Giải pháp

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, để phát huy thế mạnh, tiềm năng và tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, trước mắt, trong năm 2021, ngành xuất khẩu G&SPG sẽ phấn đấu đạt giá trị từ 14,5 tỷ - 15 tỷ USD, tăng khoảng 14-15% so với năm 2020, tạo đà hướng tới con số xuất khẩu 20 tỷ USD vào năm 2025. Để đạt được mục tiêu này, trong thời gian tới, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương cần triển khai một số giải pháp nhằm thúc đẩy chế biến và xuất khẩu G&SPG.

Thứ nhất, về hoạt động mở rộng thị trường, xúc tiến thương mại,

Tiếp tục phổ biến lợi ích mà các Hiệp định tự do thương mại thế hệ mới mang lại để hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác tối ưu thị trường. Đồng thời, tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai hiệu quả các chương trình xúc tiến thương mại để khai thác các thị trường lớn như: Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng như các thị trường mới nổi, tiềm năng khác

Thứ hai, về việc đảm bảo nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ:

Trong thời gian tới, cần duy trì chính sách nhập khẩu thông thoáng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất, xuất khẩu cũng như có chính sách đảm bảo nguồn nguyên liệu. Theo đó, cần sớm có quy hoạch phát triển nguồn nguyên liệu ổn định cho chế biến gỗ, đồng thời tăng cường trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho ngành chế biến và xuất khẩu gỗ đang tăng trưởng cao; xem xét việc miễn kiểm dịch thực vật đối với gỗ tròn, gỗ xẻ nhập khẩu khi các nước xuất khẩu gỗ cho Việt Nam đã có giấy kiểm dịch thực vật để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp nhập khẩu. Ngoài ra, kiểm soát chặt chẽ gian lận thương mại là vấn đề rất quan trọng với ngành gỗ. Trong đó, Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi pháp luật lâm nghiệp (VPA/ FLEGT), một bộ phận của EVFTA sẽ tác động rất lớn đến ngành gỗ Việt Nam trong thời gian tới. Vì vây, cần sớm đưa Hiệp

định VPA/FLEGT vào thực thi và thực hiện nghiêm túc; thực hiện kiểm soát việc nhập khẩu gỗ thuộc danh mục CITES theo đúng quy định.

Thứ ba, để tăng cường chất lượng nguồn nhân lực cho ngành:

Cần bố trí kinh phí cho các chương trình đào tạo nguồn nhân lực của ngành công nghiệp gỗ, xúc tiến thương mại, xây dựng quảng bá thương thiệu ngành gỗ; ưu tiên triển khai các chương trình đào tạo, nâng cao tay nghề, đảm bảo cung ứng nhân lực cho ngành sản xuất, chế biến gỗ; hỗ trợ các trường đại học, cao đẳng, các trường dạy nghề trong việc đào tạo thiết kế nội, ngoại thất.

Thứ tư, nâng cao năng lực cạnh tranh:

Tiếp tục theo dõi, đôn đốc cũng như phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai thực hiện hiệu quả các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, khai thác lợi thế hiện có của ngành chế biến gỗ hướng tới đạt được các mục tiêu đề ra tại Quyết định số 1137/QĐ-TTg ngày 03 tháng 8 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Đồng thời, phối hợp với các Bộ, ngành tăng cường tận dụng cơ hội từ các Hiệp định FTA thông qua đẩy mạnh tổ chức tuyên truyền rộng rãi về ưu đãi FTA, hướng tận dụng và cách tận dụng ưu đãi FTA, hướng dẫn các doanh nghiệp hiểu rõ và nắm được quy tắc xuất xứ của nước nhập khẩu; tổ chức việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo hướng hiện đại hóa, điện tử hóa, tăng cường triển khai cơ chế tự chứng nhận xuất xứ.

Thứ năm, các địa phương cũng cần tận dụng cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) và trên cơ sở lợi thế về điều kiện tự nhiên, lao động, sản xuất tại địa phương để phát triển sản xuất các sản phẩm chủ lực và có kế hoạch thu hút đầu tư vào sản xuất, chế biến các mặt hàng này hướng tới xuất khẩu; có định hướng xuất khẩu phù hợp và cụ thể đối với những mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của địa phương.

Thứ sáu, các Hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp cần tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, sử dụng hiệu quả nguyên liệu, đa dạng hóa sản phẩm, giảm chi phí, giá thành, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; Tăng cường hợp tác, tạo lập và hình thành chuỗi liên kết từ sản xuất nguyên liệu đến xuất khẩu

nhằm nâng cao hiệu quả của chuỗi cung ứng, chú trọng xây dựng thương hiệu Việt cho các sản phẩm xuất khẩu; Chủ động triển khai các hoạt động liên kết nhằm tạo khu vực cung ứng, chế biến gỗ tập trung bao gồm cả khu công nghiệp dịch vụ hỗ trợ cho chế biến gỗ; Nắm bắt, tận dụng tối đa lợi ích từ các FTA mang lại, nhất là tập trung khai thác một số FTA vừa được ký giữa Việt Nam với một số thị trường, tiếp tục tìm kiếm các thị trường mới nổi, tiềm năng, đa dạng hóa thị trường.

3. Rủi ro

Thứ nhất, rủi ro về sự bùng phát dịch trở lại

Mặc dù với số lượng ca nhiễm tăng đột biến trong khoảng thời gian gần đây, tuy nhiên nó không ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống sinh hoạt, học tập và làm việc của người dân khi mà Việt Nam đã đạt được tỉ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine là 100% và tỷ lệ tiêm đủ liều cơ bản là 92,6% dân số từ 18 tuổi trở lên, các biến chủng Covid- 19 ở Việt Nam hiện nay cũng không phải là loại có ảnh hưởng nghiêm trọng đến người nhiễm nên công việc của doanh nghiệp vẫn diễn ra bình thường, vẫn có thể tiếp tục bứt phá sản xuất

Tuy nhiên chúng ta cũng không thể loại trừ trường hợp phát hiện biến chủng mới ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người nhiễm. Trong trường hợp đó, chính phủ có thể sẽ tạm dừng hoạt động của các doanh nghiệp, tiến hành cách ly xã hội hay vô vàn biện pháp để đối phó với biến chủng mới này thì hoạt động kinh doanh xuất khẩu gỗ của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nặng nề

Thứ hai, rủi ro về nguồn cung gỗ nguyên liệu

Sự gia tăng mạnh mẽ về quy mô sản xuất ngành chế biến gỗ của Việt Nam cùng với chính sách phát triển rừng của nhiều quốc gia trên thế giới đã khiến cho nguồn cung gỗ nguyên liệu càng trở nên khan hiếm. Về nguyên liệu rừng trồng trong nước hiện có một số hạn chế chính như:

- Gỗ có đường kính nhỏ;

- Chất lượng cây gỗ chưa đồng đều;.

Như vậy, đối với nguồn gỗ trong nước, công tác quy hoạch còn nhiều bất cập, các dự án phát triển rừng nguyên liệu chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến sản lượng gỗ phục vụ cho chế biến xuất khẩu vẫn chưa được cải thiện. Theo tính toán sơ bộ, ít nhất 10 năm nữa mới hy vọng chủ động được một phần nguyên liệu trong nước khi các khu rừng trồng gỗ lớn do các doanh nghiệp phát triển bắt đầu cho khai thác (Trung tâm Thông tin NNPTNT, 2014)

Với nhu cầu về mặt nguyên liệu trung bình từ 29 - 30 triệu m3 gỗ nguyên liệu hàng năm để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thị trường trong nước và xuất khẩu, kèm theo đó là việc đảm bảo và tuần thủ những yêu cầu về gỗ hợp pháp từ các quốc gia nhập khẩu sản phẩm gỗ, cùng với đó là các chính sách thay đổi từ các quốc gia mà Việt Nam đã và đang nhập khẩu nguyên liệu. Gần đây là sự thay đổi về chính sách xuất khẩu nguyên liệu gỗ của hai quốc gia láng giếng như Lào và Campuchia, hay chính sách về đóng cửa rừng tự nhiên của Trung Quốc. Điều này dẫn tới tình trạng cạnh tranh về thu mua nguyên liệu tại quốc gia mà Việt Nam hiện đang nhập khẩu gỗ, và ngay chính tại thị trường Việt Nam. Dự kiến đến năm 2020, kim ngạch xuất khẩu đạt 10 tỷ USD thì nguồn cung gỗ nguyên liệu sẽ cần thêm khoảng 4-5 triệu m3/năm. Đây sẽ là thách thức lớn đối với năng lực cạnh tranh của ngành nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.

Thứ ba, rủi ro pháp lý về tính hợp pháp của chuỗi cung ứng gỗ

Hiện nay, một điều kiện bắt buộc để đảm bảo nguồn cung gỗ nguyên liệu đảm bảo tính hợp pháp để tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu là các chứng chỉ phát triển rừng bền vững như chứng chỉ rừng PEFC, FSC. Một số quốc gia đi trước Việt Nam trong việc được cấp chứng chỉ rừng như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia là những đối thủ cạnh tranh rất mạnh tham gia thị trường xuất khẩu gỗ toàn cầu. PEFC là hệ thống chứng chỉ hiện có quy mô lớn nhất trên toàn cầu, chiếm tới 59,1% tổng diện tích rừng được cấp chứng chỉ. Đứng ở vị trí thứ hai là hệ thống FSC, chiếm tỷ trọng 36,8%. Các hệ thống còn lại chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Tuy đứng ở vị trí thứ hai nhưng diện tích rừng được chứng chỉ của hệ thống FSC chỉ bằng 62% diện tích rừng có chứng chỉ của PEFC. Đến nay, gỗ rừng trồng ở Việt nam mới chỉ có khoảng 200.000 ha được cấp chứng chỉ FSC, chiếm khoảng 8% diện tích rừng trồng cả nước. Thời gian tới, quy

định 100% gỗ nguyên liệu có chứng chỉ FSC và hoặc PEFC là một thách thức lớn và rủi ro đối với doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam.

Bên cạnh đó cần đầu tư giải pháp công nghệ để nghiên cứu, tuyển chọn các giống cây cho năng suất cao, chất lượng tốt, có đặc tính phù hợp với sản xuất công nghiệp, đáp ứng nhu cầu sử dụng nguyên liệu trong nước và xuất khẩu. Để đảm bảo uy tín cho sản phẩm gỗ, Nhà nước cũng cần kiểm soát một cách chặt chẽ nguồn gỗ chuyển tải từ công ty mẹ ở nước ngoài vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, ngăn ngừa việc trốn thuế và lẩn tránh xuất xứ.

Thứ bốn, rủi ro tụt hậu về công nghệ và đổi mới

Theo chuyên gia trong ngành gỗ, áp lực lớn nhất hiện nay của cả nước chính là dây chuyền công nghệ sản xuất và chế biến gỗ. Trình độ sản xuất gỗ tại khu vực Đông Nam Á đang tương đương nhau, sự hơn thua đang được tính trên dây chuyền công nghệ, máy móc, thiết bị hiện đại. Sức ép về thay đổi công nghệ hiện đại ngày càng tăng đối với các doanh nghiệp, bởi ngoài khả năng tiết kiệm thời gian, thay thế nguồn nhân công hiệu quả, máy móc có thể giúp cho ra đời những sản phẩm đúng kỹ thuật, chất lượng thẩm mỹ mà đối tác đặt hàng đã yêu cầu. Sản xuất theo dây chuyền giúp doanh nghiệp tiết kiệm rất nhiều chi phí, sản phẩm ra đời tỷ lệ hao hụt, lỗi giảm đáng kể so với bằng sức nhân công lao động.. Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ vốn để trang bị, mua sắm máy móc tiên tiến. Ví dụ, một máy CNC 5 chiều (nhập khẩu từ Ý) - có thể làm hàng chục thao tác chính xác thay nhân công - về Việt Nam có giá trên dưới 5 tỷ đồng, đây số tiền lớn so với các doanh nghiệp vừa và nhỏ… Chính vì thế cuộc chạy đua về công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp trong

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG NGÀNH KINH DOANH XUẤT KHẨU GỖ ở VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ DỊCH COVID 19 (2019 2021) (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)