Khi nhấn giữ nút nhấn lần 1:
Ở hình 3.2, khi ta nhấn giữ nút xung đếm sẽ dừng và mạch ngừng đếm
hiển thị số 12 và như đã giải thích thì số 12 lớn hơn 9 và bé hơn 20 nên tiến hành cộng cho 6 để cho mã BCD đúng. Số 12 < 15 nên đèn báo không sáng.
Khi thả nút nhấn ra:
Hình 3.3: Kết quả mô phỏng mạch khi thả nút nhấn sau lần nhấn 1
Led 7 đoạn hiển thị về 00. Khi nhấn giữ nút nhấn lần 2:
Hình 3.4: Kết quả mô phỏng mạch khi nhấn giữ nút nhấn lần 2
Mạch hiển thị số 23 và đèn báo sáng do lớn hơn 15. Như đã giải thích thì số 23 lớn hơn 19 và bé hơn 30 nên tiến hành cộng cho 12 để cho mã BCD đúng.
Khi nhấn giữ nút nhấn lần 3:
Hình 3.5: Kết quả mô phỏng mạch khi nhấn giữ nút nhấn lần 3
Mạch hiển thị số 05 và đèn báo không sáng do bé hơn 15. Như đã giải thích thì số 05 bé hơn 9 nên tiến hành cộng cho 0 để cho mã BCD đúng.
Khi nhấn nút lần thứ n:
Hình 3.6: Kết quả mô phỏng mạch khi nhấn giữ nút nhấn lần n
Mạch hiển thị số 30 và đèn báo sáng do lớn hơn 15. Như đã giải thích thì khi mạch đếm tới 30 sẽ cộng cho 18 để cho mã BCD đúng.
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN
Số trang đã vượt quá yêu cầu tiểu luận nhưng để có một bài tiểu luận hay, trình bày một cách tường minh, rõ ràng và mạch lạc thì việc tràn hơn một số trang cũng không ảnh hưởng đến chất lượng. Những gì em viết ở trên đã gói gọn phần trình bày hết mức có thể tuy nó chưa thỏa mãn bản thân em vì em muốn giải thích nhiều hơn và chi tiết hơn thế nữa.
Kết quả mô phỏng thỏa yêu cầu bài toán về việc hiển thị một số ngẫu nhiên từ 5 đến 30 khi cân và thể hiện báo hiệu khi số cân vượt quá 15 Kg. Có thể kết luận bài làm đi đúng hướng và giải quyết đúng vấn đề. Có thể đây chưa phải là cách hoàn hảo và khôn ngoan nhất nhưng về cơ bản, mạch thiết kế đã đúng với yêu cầu.
Môn điện tử số là một môn học rèn luyện cho em khả năng tư duy logic về việc đặt vấn đề và giải quyết vấn đề một cách khoa học.