Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng dư nợcho vay DNNVV AgribankMêLinh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh mê linh khoá luận tốt nghiệp 170 (Trang 39 - 76)

9 497 3.44 7 838 - tiền gửi các tổ chức kinh tế 282 301 19 321 2Õ 387 66 - Tiền gửi các TCTD 4 3 1 1 (2) 2 1

-Tiền gửi kho bạc NN 125 160 45 158 (2) 162 4

3. Phân theo kỳ hạn Không kỳ hạn 358 368 1Õ 487 119 607 120 Có kỳ hạn 1.731 2.20 8 477 2.60 2 394 3.39 1 789

(Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD của Agribank Mê Linh)

Năm 2016, tổng nguồn vốn huy động đạt 2.576 tỷ đồng, tăng 487 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng trưởng 23,31% so với năm 2015. Năm 2017, tổng nguồn vốn tăng đến 3.089 tỷ đồng, về số tuyệt đối tăng 513 tỷ đồng, tương ứng 19,91%. Tính đến cuối 2018, tổng nguồn vốn tăng khá nhanh lên đến 3.998 tỷ đồng, tăng tới 29,42% so với năm 2017. Đây là con số khả quan trong tình hình kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển.

Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng vốn huy động (%) của Agribank Mê Linh giai đoạn 2016-2018

(Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD của Agribank Mê Linh)

Qua bảng số liệu 2.1 về tình hình huy động vốn tại chi nhánh ta thấy: - Phân tích nguồn vốn huy động theo loại tiền:

Huy động vốn bằng nội tệ chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu nguồn huy động tại chi nhánh, chiếm khoảng 98% trở lên. Trong khi đó, nguồn vốn huy động từ ngoại tệ chiếm tỷ trọng nhỏ,không đáng kể. Cơ cấu nguồn vốn huy động bằng nội tệ có xu hướng tăng dần theo các năm, còn đồng ngoại tệ thì tăng giảm không đều. Nguyên nhân chính của sự không ổn định này là do tỷ giá USD/VND những năm qua biến động đáng kể. Năm 2018, tỷ giá tăng đồng với việc nhiều DN xuất khẩu được thành lập trên địa bàn dẫn đến nguồn vốn huy động từ ngoại tệ tăng lên.

- Phân tích nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế:

Nguồn vốn huy động chủ yếu của Agribank Mê Linh là từ dân cư, chiếm tỷ trọng khá lớn bình quân trên 82%/tổng nguồn vốn. Tốc độ tăng nguồn vốn huy động từ dân cư của năm sau so với năm trước đều có sự tăng trưởng. Cụ thể, năm 2015 là 1.678 tỷ đồng, đến năm 2018 lên tới 3.447 tỷ đồng. Agribank đã tận dụng và khai thác tốt được nguồn vốn từ dân cư với chi phí thấp và ổn định hơn so với nguồn vốn huy động từ các TCTD. Đây là nguồn vốn ổn định giúp chi nhánh có thể chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh của mình

Chỉ tiêu Năm2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

- Phân tích nguồn vốn huy động theo kỳ hạn:

Nguồn vốn huy động không có kỳ hạn và có kỳ hạn của chi nhánh có sự tăng trưởng đều. Đến hết năm 2018, nguồn vốn huy động không kỳ hạn tăng 120 tỷ, tương ứng với tốc độ tăng 24,64%; trong khi đó, nguồn vốn huy động có kỳ hạn tăng 789 tỷ đồng với tốc độ tăng 30,32% so với năm 2017. Mặc dù, mức độ có sự chênh lệch qua các năm nhưng tỷ trọng của các nguồn vốn huy động có sự ổn định: tỷ trọng nguồn vốn không kỳ hạn là 14-16%, còn nguồn vốn có kỳ hạn chiếm khoảng 84-86% trong cơ cấu nguồn vốn huy động. Dễ dàng thấy được, nguồn vốn huy động chủ yếu là vốn ngắn hạn.

Nhờ áp dụng giải pháp huy động vốn một cách linh hoạt mà nguồn vốn của Chi nhánh không ngừng gia tăng trong 3 năm, tạo nguồn ổn định, vững chắc cho vay tăng trưởng, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

b) Hoạt động cấp tín dụng

Song hành cùng với nghiệp vụ huy động vốn, Agribank cũng có nhiều sản phẩm tín dụng rất đa dạng như: cho vay dự án đầu tư, cho vay tiêu dùng, cho vay mua nhà dự án, cho vay sửa chữa nhà ở,cho vay cầm cố giấy tờ có giá, cho vay thấu chi, cho vay ưu đãi xuất khẩu.Hoạt động cấp tín dụng cũng là 1 hoạt động rất quan trọng đối với Agribank Mê Linh, ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của chi nhánh. Nhận thức về tầm quan trọng này, chi nhánh đã thực hiện đúng theo quy định và chính sách tín dụng của Agribank, đảm bảo sử dụng vốn an toàn, hiệu quả, không chạy theo tăng trưởng tín dụng nóng để làm tổn hại đến chất lượng.

Qua bảng số liệu 2.2 ta thấy: Tổng dư nợ có sự tăng trưởng qua các năm. Cụ thể, năm 2016 dư nợ tăng lên 423 tỷ đồng với tốc độ tăng là 19,94% so với năm 2015. Năm 2017, sự chênh lệch với năm 2016 tương ứng là 701 tỷ đồng và 27,56%. Tính đến hết năm 2018, tổng dư nợ tại chi nhánh là 4.012 tỷ đồng, tăng 767 tỷ đồng so với năm trước. Mức dư nợ là mức tăng trưởng khá, đạt tiến độ so với kế hoạch cả năm. Tốc độ tăng trưởng dư nợ cao hơn so với bình quân toàn hệ thống ngân hàng và cao hơn so với hệ thống Agribank. Mặc dù trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều khó khăn, dư nợ toàn hệ thống chi nhánh được 3,85% song dư nợ của Agribank vẫn tăng trưởng khá tốt.

Bảng 2.2: Tình hình sử dụng vốn tại Agribank Mê Linh

Số tiền tiềnSố Chênhlệch tiềnSố Chênhlệch tiềnSố Chênhlệch

Tổng dư nợ 2.121 2.544 423 3.245 701 4.012 767

1.Theo loại tiền

Cho vay nội tệ 2.004 2.433 429 3.121 688 3.876 755

Cho vay ngoại tệ 117 111 6 124 13 136 25

2. Theo đối tượng 2.121 2.544 423 3.245 701 4.012 767

Cho vay TCKT (DN)

794 912 118 1.235 323 1.645 410

Cho vay hộ sản xuất và cá nhân

1.327 1.632 305 2.010 278 2.367 257

3. Theo kỳ hạn

Cho vay ngắn hạn 1.334 1.567 233 2.110 543 2.841 731

Cho vay trung và dài hạn

787 977 190 1.035 58 1.170 135

4. Nợ xấu 35 40 5 49 5 53 4

(Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD của Agribank Mê Linh)

Cụ thể cơ cấu dư nợ tại chi nhánh như sau:

- Dư nợ theo loại tiền: Dư nợ bằng nội tệ vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn, khoảng 94-96% trong tổng cơ cấu dư nợ và không ngừng tăng qua các năm. Cụ thể, mức tăng ở năm 2016, 2017,2018 tương ứng là 429 tỷ đồng, 688 tỷ đồng và 755 tỷ đồng. Trong khi đó dư nợ bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng thấp, nhưng vẫn tăng đều qua các năm. Do những năm gần đây, huyện Mê Linh đang dần công nghiệp hóa, thu hút nhiều Doanh nghiệp nước ngoài nên dư nợ ngoại tệ từ đó cũng tăng lên.

Chỉ tiêu Năm201 5

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Theo số liệu trên thì cơ cấu dư nợ đối với doanh nghiệp và dư nợ đối với hộ sản xuất và cá nhân đều có sự tăng trưởng, trong đó dư nợ đối với hộ sản xuất và cá nhân vẫn đạt mức cao hơn so với doanh nghiệp. Nhưng có thể thấy rằng, mức độ tăng trưởng cho vay doanh nghiệp đang tăng mạnh qua từng năm, cuối năm 2018, Agribank Mê Linh cho vay với 513 doanh nghiệp dư nợ 1.645 tỷ đồng. Tăng trưởng cho vay doanh nghiệp tăng mạnh năm 2016 tăng 118 tỷ đồng ( tương đương 14,86%), năm 2017 tăng 323 tỷ đồng ( 35,42%) và cuối năm 2018 tăng lên 410 tỷ đồng (33,2%). Agribank Mê Linh đang thực hiện định hướng chung của toàn hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam với chủ trương đẩy mạnh các DNNVV nên cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế có sự chuyển dịch đáng kể.

- Dư nợ theo kỳ hạn:

Dư nợ cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đều tăng lên qua các năm. Dư nợ ngắn hạn là 2.841 tỷ đồng chiếm tới 70,65%/tổng dư nợ. Dư nợ vay trung và dài hạn là 1.170 tỷ đồng chiếm 29,35%/tổng dư nợ.

- Tình hình nợ xấu:

Do tuân thủ quy trình nghiệp vụ, coi trọng đầu tư đúng đối tượng, công tác thẩm định chặt chẽ, chất lượng, thường xuyên kiểm tra đôn đốc, tư vấn, tháo gỡ những khó khăn ho khách nên tỷ lệ nợ quá hạn tại Agribank Mê Linh duy trì ở mức thấp. Nợ xấu từ 2015-2018 tăng không nhiều chỉ từ 4-5 tỷ đồng. Trong khi đó,tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm dần, đặc biệt là năm 2018 giảm tới -0,19%. Theo báo cáo cuối năm 2018, tỷ lệ xấu của Agribank ở mức 1,51%, Agribank Mê Linh đang có tỷ lệ nợ xấu là 1,32% thấp hơn tỷ lệ trên toàn hệ thống.

c) Hoạt động dịch vụ

Hiện tại trên địa bàn huyện Mê Linh có rất nhiều Ngân hàng hoạt động như Vietcombank, BIDV, Vietinbank, Techcombank... đã gây ra sức cạnh tranh không hề nhỏ tới Agribank Mê Linh. Tuy nhiên với những lợi thế về thương hiệu, sản phẩm và nguồn nhân lực, hoạt động dịch vụ của Agribank Mê Linh vẫn duy trì đà tăng trưởng khích lệ. Năm 2018, tổng doanh thu dịch vụ đạt trên 27 tỷ đồng, tăng 5 tỷ đồng so với năm 2017.

Về hoạt động thẻ, lượng thẻ ATM phát hành mới năm 2018 là 4.098 thẻ, tổng số khách hàng sử dụng dịch vụ Mobile Banking là 7.865 khách hàng tăng 1.566 so với năm 2017. Năm 2018, tốc độ tăng của dịch vụ thẻ chậm lại do dịch vụ còn chưa phát triển, thu phí còn cao hơn so với một số đối thủ cạnh tranh.

Agribank luôn coi công nghệ là chìa khóa then chốt để phát triển, mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro. Agribank đặc biệt quan tâm đến công tác chăm sóc khách hàng, lấy khách hàng làm trọng tâm. Các chính sách chăm sóc khách hàng đều được quan tâm và thực hiện một cách chu đáo.

d) Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Mê Linh

Số tiền Số tiền Chênh lệch Số tiền Chênh lệch Số tiền Chênh lệch

1.Tong doanh thu 275 315 40 410 95 489 79

Thu từ hoạt động tín dụng 264 300 36 388 88 462 74 Thu từ hoạt động dịch vụ 11 15 4 22 7 27 5 2.Tổng chi phí 171 205 14 288 36 322 34 Chi phí hoạt động tín dụng 160 194 14 256 83 265 9 Chi phí hoạt động dịch vụ 11 11 0 32 21 57 25 3.Lợi nhuận 104 110 6 122 12 167 45

(Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD năm 2016-2018 của Agribank Mê Linh)

Từ bảng 2.3, chênh lệch thu chi của ngân hàng có sự tăng trưởng. Năm 2015, lợi nhuận ròng đạt 104 tỷ. Từ 2016-2017, lợi nhuận tăng liên tiếp 6 tỷ và 12 tỷ và đều vượt chỉ tiêu năm 100%. Đáng nói đến là năm 2018, lợi nhuận bứt phá lên 167 tỷ đồng tăng 45 tỷ (36,89%) so với năm 2017.

Năm 2018 cũng là năm thứ ba Agribank triển khai Đề án chiến lược kinh doanh giai đoạn 2016-2020, gắn liền với tái cơ cấu giai đoạn 2. Qua đây có thể thấy,

Agribank nói chung và Agribank Mê Linh nói riêng đã thực hiện giảm lãi suất cho vay các lĩnh vực ưu tiên và thực hiện nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quan hệ tín dụng đối với khách hàng. Bên cạnh đó, Agribank đã thực hiện tốt đề án,giải pháp xử lý nợ xấu trong những năm qua.

2.2. THỰC TRẠNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH MÊ LINH TỪ 2016-2018

2.2.1. Chính sách tín dụng của Ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Mê Linh thực hiện đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Những năm qua Agribank đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ tiếp cận vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thông qua các nghị định như:

- Nghị định 34/2018/NĐ-CP ngày 08/03/2018 về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV (Bộ Tài chính chủ trì).

-Nghị định 38/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 quy định chi tiết về đầu tư cho DNNVV khởi nghiệp sáng tạo (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì).

- Nghị định 39/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ DNNVV (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì). Luật hỗ trợ DNNVV cung cấp kênh tiếp cận vốn đa chiều cho DNNVV đã được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 3 thông qua (Luật số 04/2017/QH14) và có hiệu lực thi hành từ 01/01/2018 với 3 loại quỹ: Quỹ phát triển DNNVV, Quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV, Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.

Ngoài các chính sách hỗ trợ DNNVV tiếp cận vốn như vừa nêu, hiện nay, các TCTD cũng chủ động tiếp cận đối tượng khách hàng là nhóm DNNVV, đưa ra nhiều chương trình, sản phẩm ưu tiên, hỗ trợ cho các khách hàng DNNVV, nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp này.

Theo Văn Tuấn (2018) đưa tin, kể từ ngày 10/01/2018, Agribank đồng loạt giảm 0,5%/năm mức lãi suất cho vay của khách hàng thuộc 5 lĩnh vực ưu tiên theo Thông tư 39/2016/TT-NHNN, đó là: Phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định của Chính phủ; thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu theo quy định

Chỉ tiêu_______________ Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tổng số DNNVV trên

địa bàn________________ 802 1.011 1.155

tại Luật Thương mại; phục vụ kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Chính phủ về trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa; phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ theo quy định của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ; phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định tại Luật Công nghệ cao. Theo đó, mức lãi suất cho vay ngắn hạn đối với nhóm khách hàng này chỉ còn tối đa 6%/năm và lãi suất cho vay trung, dài hạn tối thiểu chỉ từ 7,5%/năm (giảm 0,5%/năm so với năm 2017). Như vậy, mức lãi suất cho vay của Agribank đối với các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ hiện đang ở mức thấp nhất thị trường và thấp hơn 0,5%/năm đối với lãi suất cho vay ngắn hạn theo Quyết định 1425/QĐ-NHNN, của Ngân hàng Nhà nước.

Đây là động thái tích cực của Agribank trong chiến dịch hỗ trợ các DNNVV, nhờ vậy những năm gần đây, lượng khách hàng này của Agribank nói riêng và Agribank Mê Linh nói chung liên tục tăng, vừa giải quyết được vấn đề khó khăn trong huy động nguồn vốn của DNNVV lại vừa làm tăng lợi nhuận cho chính Ngân hàng.

2.2.2. Thực trạng tiếp cận nguồn vốn của Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Mê Linh từ 2016-2018

a) Chỉ tiêu về quy mô * Tỷ trọng DNNVV vay vốn

Hiện nay, huyện Mê Linh có 2 Khu công nghiệp lớn là Quang Minh I và Quang Minh II. Trong những năm trở lại đây, số doanh nghiệp ở địa bàn huyện tăng lên nhanh chóng. Theo số liệu thống kê, huyện Mê Linh có 1.359 doanh nghiệp, 5.209 hộ sản xuất kinh doanh, 67 hợp tác xã và quỹ tín dụng đang hoạt động. Các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất phát triển đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế trên địa bàn huyện. Đây là một môi trường kinh doanh rất tiềm năng đối với các ngân hàng trên địa bàn. Nhận định được vấn đề này, Agribank Mê Linh đã thúc đẩy quá trình cho vay đối với các DN, đặc biệt là DNNVV chiếm tới 85%/tổng DN.

Bảng 2.4: Thị phần về DNNVV của Agribank Mê Linh trên địa bàn

Số DNNVV tiếp cận được nguồn vốn Ngân hàng__________________

320 424 485

Số DNNVV tiếp cận

được nguồn vốn

Agribank Mê Linh_______ 141 156 211

Số DNNVV tiếp cận

được nguồn vốn Ngân

(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh)

Biểu đồ 2.2: Khả năng tiếp cận nguồn vốn NH của các DNNVV trên địa bàn

■ DNNW tiểp cân được nguôn vôn Agribank Mê Linh

■ DNNW tiếp cận được nguồn vồn NH khác

DNNW chưa tiếp cận được nguồn von NH

(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh)

Qua bảng 2.4, Số lượng DNNVV tăng theo từng năm, năm 2017 số lượng DNNVV tăng hơn 209 DN (26,06%) so với 2016; và tiếp tục tăng hơn 144 DN (14,24%) trong năm 2018. Tuy vậy, số lượng DNNVV trên địa bàn tiếp cận được nguồn vốn Ngân hàng có khá thấp, chỉ dao động từ 40-48%/tổng số DNNVV.

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Chênh lệch 2017/2016 Chênh lệch 2018/2017 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh mê linh khoá luận tốt nghiệp 170 (Trang 39 - 76)

w