1.Kết luận.
Qua việc thực hiện sáng kiến kinh nghiệm đã mang lại cho tôi nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức cho trẻ làm quen với hoạt động tạo hình cũng như trong quá trình tổ chức các hoạt động khác cho trẻ
Sáng kiến kinh nghiệm đã tạo sự chuyển biến và nâng cao được tỷ lệ bé khéo tay của lớp cũng như góp phần nâng cao tỷ lệ bé khéo tay của nhà trường, tạo được sự tin tưởng, sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu và của các bậc phụ huynh.
2. Ý nghĩa:
Hoạt động tạo hình có một vai trò lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ một cách toàn diện. Cũng như trong hoạt động vui chơi trẻ phản ánh một cách khách quan các sự vật hiện tượng dựa trên ý muốn chủ quan của mình thì cũng vậy, hoạt động tạo hình cũng dựa trên ý muốn chủ quan của trẻ, trẻ thường vẽ những gì gần gũi, những gì mình thích, có hứng thú thì mới say sưa vẽ. Vẽ và ước mơ của trẻ nó đem lại niềm vui sướng, từ đó, tình cảm thẩm mĩ, đạo đức, tư duy, trí nhớ, tượng tượng của trẻ được phát triển là nền tảng cho sự phát triển nhân cách, giúp trẻ giải quyết được những tình có ý nghĩa đối với cuộc sống của trẻ sau này.
Quá trình cho trẻ trải nghiệm với các đồ chơi tạo hình và các nguyên tạo hình phong phú, kết hợp với lời giải thích, sự dẫn dát của giáo viên sẽ là nguồn cảm hứng, kích hích sáng tạo và khơi dậy tình cảm thẩm mĩ, ước muốn tạo hình cho trẻ. Do đó, nên tích cực sử dụng đồ chơi này trong việc tổ chức và rèn luyện
các kĩ năng tạo hình cho trẻ. Phối hợp các biện pháp vui chơi với những phương pháp thông tin tiếp nhận sẽ tạo ứng thú kích hích tính tích cực, tìm tòi, sáng tạo của trẻ, để sản phẩm tạo hình của trẻ được phong phú. Đồng thời góp phần phát triển trí tuệ và xây dựng nhân cách cho trẻ.
3. Phạm vi áp dụng:
Sáng kiến kinh nghiệm trên có thể áp dụng cho các lớp mẫu giáo lớn trong các trường mầm non nói riêng và áp dụng cho khối mẫu giáo lớn của các trường trong Quận Bắc Từ Liêm nói chung.
2. Bài học kinh nghiệm
Từ kết quả nêu trên, tôi rút ra được một vài kinh nghiệm nhỏ như sau: - Giáo viên phải có năng lực trình độ chuyên môn vững vàng để dạy trẻ. - Khảo sát trẻ để nắm vững tình hình của lớp, trình độ của trẻ.
- Giáo viên thường xuyên đưa các đồ chơi vào hoạt động tạo hình để hướng dẫn trẻ.
- Giáo viên phải chịu khó tìm tòi, sưu tầm, sáng tạo nhiều đồ chơi mới để thu hút trẻ trong hoạt động tạo hình.
- Giáo viên biết thiết kế và tổ chức các hoạt động làm quen với tạo hình theo chủ đề.
- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra về chất lượng trên trẻ để có biện pháp bồi dưỡng cho từng trẻ.
- Tận dụng mọi lúc, mọi nơi để hướng dẫn trẻ làm đồ chơi từ nguyên vật liệu phế thải.
- Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình để giúp trẻ rèn luyện kỹ năng tạo hình.
- Giáo viên luôn nghiên cứu sách báo, dự giờ để rút kinh nghiệm cho bản thân. Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm: “ Thiết kế một số đồ chơi nhằm nâng cao
khả năng hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi”.
Tôi đã thực hiện trong năm học 2016-2017 và tôi đã phổ biến cho các bạn đồng nghiệp trong trường cùng thực hiện.
Tôi rất mong Ban Giám hiệu, các bạn đồng nghiệp, các cấp lãnh đạo đóng góp ý kiến để tôi làm tốt hơn trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị Hà nội ngày:
Tâm lý học trẻ em (TS.Mai Nguyêt Nga-Trường CĐSP MG TWIII). Giao dục học trẻ em (TS.Lê Minh Hà-Trường CĐSPMGTWIII).
Phương pháp hướng dẫn làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ MN (Ths.Đàm Thị Xuyến – Trường CĐSP MG TWIII).
Các tài liệu tham khảo làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ mầm non (NXB GD)