Tổ chức thực nghiệm

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) thiết kế bài giảng địa lí lớp 11 (ban cơ bản) theo công thức GIPO (Trang 26 - 27)

1. Chọn trường tham gia thực nghiệm: TT GDTX Tỉnh Vĩnh Phúc

2. Thời gian thực nghiệm: được tiến hành vào học kỳ I năm học 2013-2014.3. Phương pháp thực nghiệm 3. Phương pháp thực nghiệm

3.1. Dạy thực nghiệm với mẫu giáo án thiết kế theo công thức

GV dạy với 2 giáo án khác nhau ở hai nhóm HV lớp 11 (mỗi nhóm 14 HV) có trình độ tương đương nhau: ở nhóm thực nghiệm giáo viên dạy theo giáo án được thiết kế theo công thức GIPO, còn ở nhóm đối chứng giáo viên dạy theo mẫu thiết kế từ trước đến nay vẫn sử dụng. Sau khi dạy xong ở hai nhóm đều tiến hành làm bài kiểm tra với đề giống nhau. Kết quả kiểm tra ở hai nhóm sẽ được so sánh, phân tích để rút ra những nhận xét cần thiết.

Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng

Dạy theo mẫu thiết kế bài giảng theo công thức GIPO

Dạy theo mẫu thiết kế bình thường Kết quả đánh giá cuối bài (X1) Kết quả đánh giá cuối bài (X2)

3.2. Quy trình thực nghiệm

Bước 1: Thiết kế bài giảng Địa lí lớp 11- THPT (Ban cơ bản) theo công thức GIPO.

Bước 2: Hướng dẫn giáo viên sử dụng giáo án.

Bước 3: Triển khai thực nghiệm

Lựa chọn nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng theo nguyên tắc số lượng và trình độ học sinh của 2 nhóm tương đương nhau.

Sau khi dạy thực nghiệm, chúng tôi tiến hành kiểm tra học sinh cả 2 nhóm. Để đánh giá khách quan, tôi đã thiết kế bài kiểm tra như sau:

- Nội dung kiểm tra gồm cả kiến thức và kỹ năng của bài học. Học sinh khi trả lời phải đạt được ba yêu cầu là:

+ Biết khai thác tri thức trên một số tư liệu, số liệu hay lược đồ… + Biết phân tích, chứng minh, giải thích và vận dụng được kiến thức

- Thang điểm đánh giá được sử dụng theo thang điểm 10 và phân chia làm bốn loại:

+ Loại giỏi (điểm 9 - 10) + Loại khá (điểm 7 - 8)

+ Loại trung bình (điểm 5 - 6) + Loại yếu kém (điểm dưới 5)

Căn cứ vào mức độ nắm vững tri thức, kỹ năng của HV trong quá trình học tập, tôi xác định năm mức độ đánh giá từ thấp đến cao là:

Mức 1 Học sinh ghi nhớ và hiểu kiến thức

Mức 2 Học sinh chỉ ghi nhớ kiến thức

Mức 3 Học sinh hiểu được kiến thức

Mức 4 Học sinh có khả năng vận dụng kiến thức

Mức 5 Học sinh vận dụng kiến thức một cách sáng tạo

Ngoài ra, để bổ sung những thông tin cần thiết khẳng định kết quả thực nghiệm, tôi đưa ra một số chỉ tiêu bổ trợ sau:

+ Hứng thú của học sinh trong giờ học thực nghiệm và đối chứng. + Mức độ hoạt động của học sinh trong giờ học.

+ Mức độ tập trung chú ý của học sinh trong tiến trình trình bày bài học.

Bước 4: Xử lý kết quả thực nghiệm

Bước này tạo cơ sở để rút ra những kết luận cần thiết:

+ Xử lý về mặt định lượng: sử dụng phương pháp thống kê toán học. + Đánh giá về mặt định tính: Thông qua dự giờ, trao đổi, lấy ý kiến GV.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) thiết kế bài giảng địa lí lớp 11 (ban cơ bản) theo công thức GIPO (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)