Xuất phương hướng giải pháp cải cách về tổ chức chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu Đánh giá cải cách hành chính nhà nước trong lĩnh vực tổ chức bộ máy hành chính nhà nước (Trang 31 - 34)

- Đối với các cơ quan trực thuộc Thủ tướng:

4.xuất phương hướng giải pháp cải cách về tổ chức chính quyền địa phương

bạch một cách hình thức giữa Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương với vai trò, chức năng, tính chất của chính quyền địa phương, làm lẫn lộn giữa vai trò, chức năng quyền lực nhà nước với chức năng lập pháp, lập qui của cơ cấu Trung ương.

2/ Do các Bộ, ngành Trung ương đều muốn có tổ chức ngành dọc của mình ở địa phương, nên tìm cách áp đặt để Bộ, ngành nào cũng có tổ chức chân rết nằm trong cơ cấu các cơ quan chuyên môn của chính quyền địa phương. Từ đó đ∙ trở thành nguyên nhân ảnh hưởng tới cơ cấu tổ chức của chính quyền địa phương, nặng nề, chưa phù hợp với nhiệm vụ thực tế đòi hỏi.

4. Đề xuất phương hướng - giải pháp cải cách về tổ chức chínhquyền địa phương quyền địa phương

4.1 Cần cải cách một bước căn bản tổ chức bộ máy chính quyền địaphương cho phù hợp với thực tế theo hướng: phương cho phù hợp với thực tế theo hướng:

- Với tính cách là các cấp hành chính trong hệ thống hành chính Nhà nước từ Trung ương đến địa phương, cơ sở, từ đó cần quan niệm thống nhất và xác định về mặt pháp lý chính quyền địa phương các cấp thuộc hệ thống hành pháp, hành chính nhà nước, bao gồm cả Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân.

Từ đó, thiết kế lại tổ chức bộ máy chính quyền địa phương, gồm 2 loại:

+ "Cấp chính quyền hoàn chỉnh" thành lập ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp thị x∙, thành phố thuộc tỉnh, cấp x∙, thị trấn thuộc huyện. "Hoàn chỉnh" theo nghĩa cấp chính quyền gồm có cả Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân - với tính cách là một cấp chính quyền hành chính

địa phương; trong đó Hội đồng nhân dân là cơ quan dân cử, có chức năng thẩm quyền theo luật định, còn Uỷ ban nhân dân là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân và là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, có chức năng, thẩm quyền theo luật định.

+ "Cấp chính quyền không hoàn chỉnh" thành lập ở cấp huyện và cấp quận, phường ở đô thị "không hoàn chỉnh" theo nghĩa cấp chính quyền chỉ có Uỷ ban nhân dân làm chức năng của cơ quan hành chính Nhà nước, không có Hội đồng nhân dân cùng cấp tương ứng.

Cơ sở ở đây là cấp huyện ngày nay có nhiệm vụ khác trước, nhiều lĩnh vực hoạt động ở huyện do cấp tỉnh quyết định. Đối với cấp quận, phường vì đều nằm trong cơ cấu chính quyền đô thị, mà nhiệm vụ quản lý các vấn đề đô thị đòi hỏi tính tập trung, thống nhất, không thể giới hạn phạm vi theo địa giới hành chính quận, phường. Nên chỉ cần có cơ quan quản lý hành chính Nhà nước là phù hợp với thực tế.

- Xây dựng và ấn định thống nhất khung tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc chính quyền địa phương các cấp, phù hợp với chính quyền ở đô thị và nông thôn, không dập khuôn, máy móc giống nhau như hiện nay.

- Cần chế định lại một cách đích thực, rõ ràng chính quyền cấp x∙ cho thực chất là một cấp chính quyền cơ sở, đảm bảo có đủ quyền lực và hiệu lực của cơ quan hành chính Nhà nước.

4.2 Hướng điều chỉnh các cơ quan chuyên môn ở địa phương

- Cấp tỉnh:

+ Sắp xếp, điều chỉnh các Sở/Ban chuyên môn của các thành phố trực thuộc Trung ương theo mô hình tổ chức, bộ máy hành chính đô thị cho thích hợp với vị trí, tính chất, đặc điểm và qui mô của mỗi thành phố.

+ Điều chỉnh lại cơ cấu tổ chức các Sở/Ban của các tỉnh theo mô hình tổ chức bộ máy quản lý hành chính ở nông thôn. Trong đó có tính đến tính chất, đặc điểm riêng biệt của các tỉnh miền núi, hải đảo, biên giới, vùng sâu, vùng xa của mỗi tỉnh.

- Cấp huyện:

+ Điều chỉnh lại tổ chức bộ máy các Phòng/Ban chuyên môn của Quận, thị x∙, thành phố thuộc tỉnh theo mô hình tổ chức, bộ máy hành chính đô thị, đảm bảo tính thống nhất không cắt khúc các đối tượng quản lý một cách thiếu thực tế.

+ Điều chỉnh lại tổ chức bộ máy các Phòng/Ban hành chính nông thôn. Trong đó cũng tính đến tính chất, đặc điểm riêng biệt của các huyện biên

giới, hải đảo, không rập khuôn theo cơ cấu tổ chức của các huyện trong đất liền và vùng đồng bằng, ven đô.

- Cấp x∙:

+ Tính lại các Ban chuyên môn của Uỷ ban nhân dân phường, thị trấn nằm trong mối quan hệ xử lý liên ngành các vấn đề đô thị của cấp quận, thị x∙, thành phố thuộc tỉnh.

+ Điều chỉnh lại các Ban chuyên môn của Uỷ ban nhân dân x∙ cho phù hợp với tính chất hoạt động tự quản của cộng đồng.

Phụ lục

Số liệu tình hình các tổ chức bộ máy

hệ thống hành chính Nhà nước

1-Tổng hợp các Bộ, cơ quan ngang Bộ và đầu mối tổ chức giúp Bộtrưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thực hiện chức năng quản lý Nhà

Một phần của tài liệu Đánh giá cải cách hành chính nhà nước trong lĩnh vực tổ chức bộ máy hành chính nhà nước (Trang 31 - 34)