Quan điểm về nâng cao hiệu quả phân tích báo cáo tài chính doanh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại NHTMCP quân đội chi nhánh đông anh 162 (Trang 43 - 127)

5. Bố cục khóa luận:

1.2.1. Quan điểm về nâng cao hiệu quả phân tích báo cáo tài chính doanh

nghiệp

trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại

Trong hoạt động đánh giá sức khỏe tài chính của DN thì phân tích BCTC được coi là một nghệ thuật mà không phải ai cũng có thể thực hiện thành công điều đó. Đó là cả một quá trình đánh giá, kiểm tra, xem xét các số liệu tài chính một cách có hệ thống về tình hình tài chính của DN để có thể đưa ra được kết luận hữu ích nhất. Vì vậy, để đánh giá được chúng ta phải phân tích BCTC DN một cách có hiệu quả để có thể biết được rủi ro khi cho DN vay vốn cũng như xây dựng được phương án cho vay phù hợp với DN. Từ đó, giúp ta thấy được tầm quan trọng của công tác phân tích BCTC DN trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng. Mặc dù, phân tích BCTC chỉ là một khâu nhỏ trong quá trình thẩm định để cho vay tuy nhiên nếu không thực hiện tốt được bước này thì việc cho vay sẽ không được thực hiện. Phân tích BCTC DN cũng chính là cách nhìn nhận của ngân hàng về DN, khi nhìn nhận không đúng thì sẽ đưa ra một kết quả xấu cho cả hai bên. Vì vậy hiệu quả của phân tích BCTC phải được nâng cao và muốn đạt được điều đó ta phải có cách nhìn khách quan nhất về DN cũng như cần đánh giá trên nhiều tiêu chí khác nhau từ đó có được cái nhìn toàn diện nhất. Quan điểm về hiệu quả là kết quả của việc thực hiện một công việc nào đó tốt đẹp theo như mong muốn hoặc mang lại kết quả tốt hơn nhiều so với mong đợi.

Nâng cao hiệu quả phân tích BCTC của DN trong hoạt động cho vay tại NHTM là việc tìm ra những biện pháp mới, cách thức để cải tiến việc phân tích BCTC đang có sẵn nhằm làm cho công tác phân tích được tốt hơn, đem lại chất lượng cao hơn, khắc phục được những nhược điểm hiện hữu với mục đích cuối cùng là giảm thiểu được tối đa rủi ro thanh toán cho ngân hàng. Ngoài ra, nâng cao hiệu quả phân tích còn giúp cho các DN nhận thấy được những điểm mạnh, điểm yếu của mình từ đó hoàn thiện hơn trong khâu xử lý BCTC và tìm ra những giải pháp để nâng cao vị thế của mình trong ngành.

Bởi vậy, bản chất của nâng cao hiệu quả phân tích BCTC DN trong hoạt động cho vay tại ngân hàng là khắc phục được những nhược điểm hiện tại và tìm ra phương thức phân tích để đạt được kết quả tốt hơn nhằm nâng cao chất lượng công việc cũng

Khóa luận tốt nghiệp HVNH

1.2.2. Các tiêu chí đánh giá về nâng cao hiệu quả phân tích báo cáo tài

chính

doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại

1.2.2.1. Thời gian phân tích

Thời gian là yếu tố hàng đầu cần được chú ý và được các CBTD quan tâm trong khi thực hiện công việc. Bởi vì bất kỳ làm một công việc gì chúng ta đều cần có thời gian để thưc hiện nó, tùy thuộc vào mục đích công việc mà việc phân bổ thời gian phù hợp cho nó lại khác nhau. Có thể có những công việc đòi hỏi thời gian đầu tư tập trung nhiều nhưng có những công việc thì lại yêu cầu thời gian ngắn hơn nhưng chất lượng vẫn phải được đảm bảo. Từ đó yêu cầu người thực hiện nó phải biết rút ngắn thời gian sao cho tối thiểu nhất có thể nhưng vẫn phải đạt yêu cầu về chất lượng.

Việc phân tích BCTC cũng như vậy, để nâng cao được hiệu quả phân tích thì việc rút ngắn thời gian trong quá trình phân tích là một trong những tiêu chí để đánh giá. Thời gian trong quá trình phân tích BCTC là từ bước thu thập hồ sơ tài chính của DN đến kiểm tra hồ sơ tài chính DN đến phân tích tài chính thông qua BCTC cuối cùng đánh giá và đưa ra kết quả. Vì vậy, CBTD cần biết sắp xếp từng thời gian cho từng khâu phân tích môt cách hợp lý, không phải càng dành nhiều thời gian để tập trung phân tích đánh giá tình hình tài chính của DN là mang lại hiệu quả mà đôi khi nó còn lan man và chiếm thời gian của việc thực hiện những công việc khác. Việc phân tích BCTC được nâng cao khi ta biết rút ngắn thời gian bằng việc phân tích các chỉ tiêu quan trọng và trọng yếu có ảnh hưởng trực tiếp tới công tác thẩm định khách hàng. Thực tế thì cũng có nhiều CBTD ít quan tâm tới vấn đề này mặc dù công tác phân tích BCTC là bước quan trọng nhất trong phân tích về tiềm lực tài chính của khách hàng để đưa ra quyết định cho vay. Nhưng việc phân tích làm thế nào để có thể rút ngắn được thời gian nhằm nâng cao chất lượng thì vẫn chưa đạt được hiệu quả và mục đích như mong muốn.

Bởi vậy, hiệu quả về thời gian phân tích là làm cách nào để cho việc phân tích chiếm thời gian ngắn hơn nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng trong công tác đánh giá tình hình tài chính của DN. CBTD cần sắp xếp thời gian ngay từ bước đầu tiên trong công tác phân tích bao gồm việc thu thập hồ sơ, xử lý số liệu cho đến khâu đánh giá,

Khóa luận tốt nghiệp HVNH

phân tích và đưa ra kết luận. Mỗi bước cần vạch rõ những tiêu chí và đưa ra mức độ thời gian phù hợp để thực hiện.

1.2.2.2. Tính chính xác trong việc đánh giá tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh

BCTC chính là thực trạng các hoạt động của DN. Sau khi phân tích được BCTC của DN, CBTD cần đánh giá được tình hình tài chính của DN đó như thế nào. Chất lượng tình hình tình chính của DN được rút ra sẽ biết được việc phân tích đó có hiệu quả hay không. Bởi vì kết quả của việc phân tích tài chính là mục tiêu mà các nhà phân tích tài chính muốn hướng đến cuối cùng để đưa ra quyết định cho vay. Tính chính xác trong việc đánh giá tình hình tài chính và kết quả kinh doanh đạt được khi sau khi hết thời gian vay ngân hàng thu hồi được cả gốc và lãi đúng hạn và khoản vay được coi là trọn vẹn. Một công tác phân tích được coi là có giá trị và hiệu quả khi nó đánh giá được chính xác thực tế sức khỏe tài chính của DN. Khi đã nâng cao được chất lượng phân tích và công tác phân tích được đảm bảo thì công tác cho vay mới thực sự có ý nghĩa đối với ngân hàng.

Khi chúng ta đã đánh giá chính xác về tình hình tài chính và HĐKD của DN thì công tác cho vay sẽ được thực hiện dễ dàng, đảm bảo cho việc thu hổi nợ và nâng cao uy tín, tăng khả năng thanh toán của ngân hàng với các nguồn tiền gửi. Đánh giá hiệu quả thông qua việc tập trung quan tâm đến những chỉ tiêu mang tính trọng yếu thể hiện được rõ khả năng tài chính của DN. Đó là các khoản phải thu, khoản phải trả, hàng tồn kho, tổng tài sản, hệ số nợ, đòn bẩy tài chính của DN.. .Khi đã có cơ sở chính xác về tình trạng tài chính của DN, việc đưa ra quyết định cho vay sẽ được thực hiện. Bởi vậy, nâng cao hiệu quả phân tích BCTC của DN trong hoạt động cho vay chính là việc nâng cao được chất lượng của việc phân tích DN để rút ra được kết luận về DN đó có hoạt động tốt không, có thể cấp tín dụng được hay không.

1.2.2.3. Mức độ dự báo và giảm thiểu được rủi ro cho ngân hàng

Mục tiêu cuối cùng của phân tích BCTC là dự báo và giảm thiểu được tối đa rủi ro cho ngân hàng, trong hoạt động của hệ thống ngân hàng thì rủi ro là điều tối kị cần phải loại bỏ lập tức. Công tác dự báo là cần thiết vì nó giúp ta dự tính, đưa ra được

Khóa luận tốt nghiệp HVNH

những phương án giải quyết và đối phó được kịp thời khi rủi ro xảy ra. Cho vay là hoạt động chứa đựng rủi ro rất cao cho ngân hàng khi mà DN không có khả năng hoàn trả các khoản nợ khi đến hạn thanh toán. Tùy thuộc vào quy mô của khoản vay để đánh giá về mức độ rủi ro có thể gặp phải, khoản vay càng lớn thì rủi ro càng cao và ngược lại. Chính vì vây, rủi ro nợ xấu cần được dự báo và cần đưa ra được biện pháp xử lý kịp thời khi có hình thức xấu xảy ra. Những nội dung quan trọng cần dự báo bao gồm:

- Dự báo về rủi ro tín dụng là một sự tổn thất tài chính xảy ra khi khách hàng

không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ trả

nợ theo hợp đồng hoặc thỏa thuận với ngân hàng. Đây cũng chính là rủi ro lớn nhất khi cho vay mà khách hàng không trả được gốc và lãi cho ngân hàng, là rủi ro vỡ nợ và là sự thất bạitrong hoạt động tín dụng của ngân hàng.

- Dự báo về rủi ro thanh khoản là rủi ro ngân hàng không có đủ tiền mặt và khả

năng vay thêm để thỏa mãn nhu cầu cần rút tiền của khách hàng và các nhu cầu tiền mặt khác khi khách hàng có nhu cầu cần thêm nguồn tiền từ ngân hàng.

- Dự báo về rủi ro hoạt động là rủi ro do các quy trình nội bộ quy định không đầy

đủ hoặc có sai sót, do yếu tố con người, do các lỗi, sự cố hệ thống hoặc do các

yếu tố

bên ngoài làm tổn thất về tài chính, có tác động tiêu cực phi tài chính đối với ngân

hàng.

- Ngoài ra, ngân hàng có thể đối mặt với các rủi ro phi tài chính khác như: rủi ro

danh tiếng, rủi ro chiến lược, rủi ro rửa tiền...

Làm việc trong một môi trường chứa đựng đầy những rủi ro thì vấn đề về nhận thức và loại bỏ nó là vấn đề cấp bách. Đây cũng chính là vấn đề quan trọng hàng đầu của công tác phân tích BCTC bởi vì ngoài công tác phân tích không thì việc đánh giá về rủi ro, dự báo các phương án đối phó với rủi ro để xử lý kịp thời còn quan trọng hơn nhiều. Thông qua việc phân tích BCTC mà ta biết được DN nào có tình hình tài chính chưa tốt, không đáp ứng được các điều kiện theo yêu cầu thẩm định tín dụng cần phải loại bỏ và DN nào có tình hình tài chính lành mạnh có thể hợp tác và phát triển. Hiệu quả của việc phân tích BCTC có cao không được đánh giá là mức độ rủi ro được

Khóa luận tốt nghiệp HVNH

Mỗi DN có những đặc điểm riêng biệt khác nhau, tùy thuộc vào tình hình tài chính của mỗi DN mà CBTD thiết kế được hạn mức phù hợp đối với từng phương án. Chỉ khi đánh giá được đúng tài chính của DN thì phương án đưa ra mới đảm bảo tính hợp lý và an toàn. Ví dụ như một doanh nghiệp có doanh thu là 50 tỷ đồng/năm nhưng lại thiết lập hạn mức cho vay là 60 tỷ đồng thì điều này là không hợp lý vì hạn mức mà khách hàng có thể vay còn lớn hơn cả doanh thu mà DN có được. Bởi vì điều này sẽ khiến ngân hàng gặp rủi ro tín dụng do DN có khả năng không đảm bảo chắc chắn trả được khoản nợ của mình. Ngoài ra, việc nâng cao hiệu quả phân tích BCTC cũng giúp cho ngân hàng đánh giá được những khách hàng tiềm năng, thiết lập các khoản vay ưu đãi từ đó uy tín của ngân hàng cũng được nâng cao đồng thời phát triển mối quan hệ với các đối tác tốt hơn. Vì vậy, hiệu quả của việc phân tích BCTC DN không chỉ dừng lại ở việc đánh giá tình hình tài chính mà mục đích cuối cùng là thiết kế được phương án phù hợp cho DN.

1.2.3. Vai trò của nâng cao hiệu quả phân tích báo cáo tài chính doanh

nghiệp

trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại

1.2.3.1. Đối với Ngân hàng

Nâng cao hiệu quả phân tích BCTC của DN trong hoạt động cho vay giúp ngân hàng giảm thiểu được rủi ro nợ xấu, nợ quá hạn từ đó nâng cao chất lượng và giá trị khả năng sinh lời, uy tín của ngân hàng. Đánh giá được tình hình tài chính của DN tốt hơn từ đó đưa ra được quyết định cho vay phù hơp. Sàng lọc được những DN tốt có tiềm năng tín dụng và là những đối tượng khách hàng nòng cốt có thể quan hệ để phát triển lâu dài, bên cạnh đó loại bỏ những DN có tình hình tài chính không lành mạnh nhằm giảm thiểu đi những rủi ro tiềm tàng. Ngoài ra, nâng cao hiệu quả phân tích BCTC còn tiết kiệm thời gian, chi phí thay vào đó để thực hiện những công việc khác góp phần tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

Nâng cao hiệu quả phân tích BCTC của DN trong hoạt động cho vay tại NHTM giúp cho hiệu quả công việc tốt hơn, khẳng định được trình độ chuyên môn nghiệp vụ của CBTD. Năng suất lao động cao hơn, đem lại thu nhập ổn định và cơ hội thăng tiến lên các vị trí cao cấp hơn cũng nhanh hơn rất nhiều. Ngoài ra, nó cũng giúp cho quá

Khóa luận tốt nghiệp HVNH

sở tài chính phù hợp theo đúng quy trình tín dụng của ngân hàng. Đồng thời, CBTD còn tích lũy thêm được nhiều kinh nghiệm, nhận thấy được năng lực của mình đang ở đâu để học tập và trau dồi thêm kiến thức. Chính vì vậy nâng cao hiệu quả phân tích BCTC hay cũng chính là góp phần cải thiện, nâng cao năng lực của CBTD.

1.2.3.2. Đối với Doanh nghiệp

Việc phân tích BCTC của DN đạt hiệu quả cao sẽ giúp cho DN nhận biết đúng được tình hình hoạt động kinh doanh của mình, từ đó đưa ra phương án sản xuất phù hợp với mục tiêu. Nó giúp cho DN biết được mình đang đứng ở vị trí nào để khắc phục những nhược điểm đồng thời phát huy những ưu điểm. Đồng thời, khi phân tích được chính xác về sức khỏe tài chính giúp cho DN lựa chọn được đối tác để quan hệ tín dụng phù hợp về lãi suất, quy mô vay, thời hạn vay vốn và hạn mức tín dụng. Từ đó, DN đảm bảo thực hiện được đúng nghĩa vụ đối với Ngân hàng và hưởng đầy đủ những quyền lợi mà mình nhận được.

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao hiệu quả phân tích báo cáo tài

chính

doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại

1.2.4.1. Nhân tố chủ quan

Thứ nhất, do CBTD

Người thực hiện phân tích tài chính là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng phân tích tài chính. Trước hết mục đích của nhà phân tích tài chính khi tiến hành phân tích sẽ định hướng cho cả quá trình phân tích, quyết định quy mô phạm vi các kỹ thuật tài liệu sử dụng cũng như chi phí cho việc phân tích. Khả năng của nhà phân tích sẽ lựa chọn thông tin và tiến hành thu thập nguồn thông tin có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng phân tích tài chính vì phân tích tài chính muốn hiệu quả phải dựa trên những thông tin đầy đủ chính xác kịp thời và chi phí cho việc thu thập là nhỏ nhất. Việc lựa chọn công cụ phân tích cũng phụ thuộc vào người phân tích. Kết quả phân tích tài chính luôn mang dấu ấn cá nhân do vậy nhà phân tích có những đánh giá nhận xét riêng của mình về tình hình TCDN là điều không thể tránh khỏi. Nhà phân tích phải trung thực ý thức được tầm quan trọng và nhiệm vụ của mình thì việc phân tích tài chính mới có hiệu quả cao. Bởi vậy tính chủ quan của người phân tích cũng ảnh

Khóa luận tốt nghiệp HVNH

hưởng tới việc nâng cao hiệu quả của phân tích DN, đôi khi một số quy định về tiêu chí đạt khả năng đã được điều chỉnh theo ý muốn chủ quan của người phân tích. CBTD đánh giá nó là phù hợp với việc thẩm định nhưng về chuẩn mực lại không đáp ứng yêu cầu, do vậy vẫn gây ảnh hưởng và tiềm ẩn rủi ro cho Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại NHTMCP quân đội chi nhánh đông anh 162 (Trang 43 - 127)