ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦAKIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI HOẠT

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ trong hoạt động tín dụng của NH TMCP hàng hải việt nam chi nhánh cầu giấy giai đoạn 2017 2019 khóa luận tốt nghiệp 003 (Trang 32 - 107)

6. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI

1.2 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦAKIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI HOẠT

sót là yếu tố quan trọng để ngân hàng đạt được mục tiêu. Các khiếm khuyết thường được báo cáo cho người có trách nhiệm các hành động sửa chữa và cấp trên.

Bốn là, giám sát các hoạt động sửa chữa Sau khi các khiếm khuyết của KSNB được đánh giá và báo cáo cho các cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động sửa chữa, nhà quản lý cần theo dõi xem việc sửa đổi có được thực hiện kịp thời hay không. Các khiếm khuyết không được sửa chữa kịp thời sẽ được báo cáo cho cấp trên của người chịu trách nhiệm thực hiện của hành động sửa chữa. Bên cạnh đó, nhà quản lí cần xem xét lại việc lựa chọn các hành động giám sát cho đến khi các hành động sửa chữa được hoàn thành.

1.2 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI HOẠTĐỘNG ĐỘNG

TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2.1 Khái quát về nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng thương mại

1.2.1.1. Khái niệm và vai trò của nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng thương mại

Khái niệm: Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng, và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.

Vai trò của nghiệp vụ tín dụng ngân hàng:

Đối với bản thân ngân hàng thương mại, tín dụng là nghiệp vụ truyền thống, và quan trọng đối với sự phát triển và tồn tại của ngân hàng thương mại.

nhiều đến cơ cấu tài sản, và dòng lợi nhuận này ảnh hưởng đến cả vốn chủ của ngân hàng.

Về mặt kinh doanh, hoạt động cho vay là nghiệp vụ chủ chốt của ngân hàng nên lợi nhuận từ hoạt động này chiếm đa số trong tổng thu nhập của ngân hàng. Do vậy tín dụng ngân hàng tác động đến vị thế, sức cạnh tranh của NHTM rất lớn.

Đối với nền kinh tế, tín dụng ngân hàng là lựa chọn tối ưu của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Bởi trong nền kinh tế luôn tồn tại các yếu tố cạnh tranh, đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng nâng cao vị thế của mình bằng cách gia tăng quy mô và chất lượng hoạt động kinh doanh của mình. Tín dụng ngân hàng là trung gian giải quyết các mâu thuẫn này, tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi và hỗ trợ các chủ thể cần vốn hoạt động kinh doanh.

Thêm vào đó tín dụng ngân hàng giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Thông thường các doanh nghiệp tăng cường vốn của mình theo phương pháp tín dụng, tức được cấp vốn vay khi hoàn trả với giá trị lớn hơn. Nên các chủ thể cần được tính toán kỹ lưỡng để nâng cao lợi nhuận, sử dụng vốn vay cho hiệu quả.

Đồng thời tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình giao lưu kinh tế quốc tế trong quá trình hội nhập. Đầu tư ốn nước ngoài và kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa là hai lĩnh vực hợp tác kinh tế thông dụng. Vốn là nhân tố quyết định cho quá trình này.

1.2.1.2. Quy trình tín dụng tại ngân hàng thương mại

Quy trình tín dụng là toàn bộ nguyên tắc, quy định của ngân hàng đặt ra được thực hiện mang tính chất bắt buộc theo một trình tự nhất định nhằm đạt được mục tiêu trong hoạt động tín dụng (lợi nhuận và an toàn) mà ngân hàng đã hoạch định. Quy trình tín dụng gồm nhiều giai đoạn có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động trực tiếp tới kết quả kinh doanh. Mỗi Ngân hàng sẽ có một quy trình tín dụng riêng nhưng nhìn chung thì đều trải qua 6 giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Lập hồ sơ tín dụng

qua hợp đồng xin cấp tín dụng, thể hiện sự tự nguyện xin được vay vốn ngân hàng. Ngân hàng phải thu thập hồ sơ vay vốn, hồ sơ kinh tế, hồ sơ pháp lý, tài sản đảm bảo từ khách hàng để xác minh và phân tích thông tin rồi đưa ra các quyết định tín dụng.

Giai đoạn 2: Phân tích tín dụng

Phân tích tín dụng là việc ngân hàng kiểm tra, phân tích, đánh toàn diện trên cơ sở các thông tin thu thập được khách hàng và nguồn thông tin đáng tin cậy. Việc phân tích giúp ngân hàng phân loại được khách hàng, đánh giá khả năng trả nợ và thiện chí trả nợ cử khách hàng, là cơ sở để ra quyết định cấp tín dụng.

Giai đoạn 3: Quyết định tín dụng

Giai đoạn này thể hiện quan điểm đồng ý hay từ chối hồ sơ vay vốn của khách hàng. Đây là quyết định thể hiện xác lập mối quan hệ thành công của khách hàng và ngân hàng, thể hiện quan điểm khẩu vị rủi ro, và xác lập quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên.

Giai đoạn 4: Giải ngân

Giải ngân là nghiệp vụ ngân hàng phát tiền vay cho khách hàng theo quy định của hợp đồng tín dụng đã xác lập..

Giai đoạn 5: Giám sát và thu nợ

Đây là giai đoạn nhằm đánh giá việc thực hiện cam kết của khách hàng trong hợp đồng tín dụng của khách hàng trong việc sử dụng vốn vay, từ đó ngân hàng dụng các biện pháp xử lý kịp thời, giảm khả năng làm thất thoát vốn

Giai đoạn 6: Thanh lý hợp đòng tín dụng

Thanh lý hợp đồng tín dụng là việc giải trừ quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng theo tự nguyện hay bắt buộc.

Hoạt động tín dụng là hoạt động chiếm phần lớn trong lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng, tạo điều kiện mở rộng, đa dạng hóa các hoạt động

kinh doanh khác của ngân hàng. Thời kỳ hội nhập, tự do tài chính thì việc đẩy mạnh các sản phẩm cho vay và hệ thống pháp lý đi kèm là mối quan tâm của các nhà lãnh đạo và người cầm quyền bởi rủi ro trong hoạt động tín dụng là rất lớn, tác động mạnh tới các chủ thể kinh tế. Xét ở góc độ đối tượng, khả năng trả nợ, nguyên nhân gây ra rủi ro thì phân loại các rủi ro tín dụng cụ thể: rủi ro giao dịch, rủi ro tác nghiệp, rủi ro tập trung, rủi ro mất khả năng chi trả, rủi ro không hoàn trả nợ đúng hạn,... nên hệ thống KSNB được xây dựng phải bám sát các quy trình cấp tín dụng trong suốt quá trình cho vay. Nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra, giảm thiểu tổn thất của ngân hàng.

1.2.1.3. Rủi ro tín dụng

a. Khái niệm: Rủi ro tín dụng là việc thanh toán nợ gốc và lãi không đúng kỳ hạn đã thỏa thuận giữa khách hàng vay và ngân hàng.

Rủi ro tín dụng ảnh hưởng lớn tới sự an toàn tài chính của ngân hàng bởi chủ yếu các các ngân hàng huy động các nguồn vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn, khi đó sự bất cân xứng về thời hạn giữa huy động và cho vay. Nên nếu khách hàng không hoàn trả gốc lãi đúng kỳ hạn gây ảnh hưởng tới khả năng thanh toán các khoản vốn huy động phải trả lãi khi đến hạn. Do đó, khi rủi ro này không được ngân hàng ngăn chặn hay hạn chế ảnh hưởng lớn tới lợi nhuận thì nguy cơ phá sản là tất yếu.

Chỉ tiêu nợ quá hạn là một trong những phương thức để đo lường rủi ro tín dụng. Ở Việt Nam, phần lớn các NHTM phân loại nợ theo phương pháp định lượng (Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN về Phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, ngày 25/04/2007), được chia thành 5 nhóm theo thời hạn trả gốc lãi, bao gồm:

Nợ nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): gồm các khoản nợ trong hạn dược tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn; Khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và TCTD đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi bị quá hạn và lãi đúng thời hạn còn lại; Các khoản nợ quá hạn, khoản nợ cơ cấu lại thời gia trả nợ đủ điều kiện được TCTD phân loại lại vào nhóm 1.

Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu; Các khoản nợ (kể cả các khoản nợ trong hạn và các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ trong hạn) có đủ cơ sở để đánh giá là khả năng trả nợ của khách hàng suy giảm thì TCTD chủ động tự quyết định phân loại các khoản nợ đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn.

Nhóm nợ 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): gồm Khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2; Các khoản được miễn, giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng; Các khoản nợ (kể cả các khoản nợ trong hạn và các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ trong hạn) có đủ cơ sở để đánh giá là khả năng trả nợ của khách hàng suy giảm thì TCTD chủ động tự quyết định phân loại các khoản nợ đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn.

Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): gồm Khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; Các khoản nợ (kể cả các khoản nợ trong hạn và các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ trong hạn) có đủ cơ sở để đánh giá là khả năng trả nợ của khách hàng suy giảm thì TCTD chủ động tự quyết định phân loại các khoản nợ đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn.

Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): gồm Khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; Các khoản nợ (kể cả các khoản nợ trong hạn và các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ trong hạn) có đủ cơ sở để đánh giá là khả năng trả nợ của khách hàng suy giảm thì TCTD chủ động tự quyết định phân loại các khoản nợ đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý.

b. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng: Thấy được mức độ tác động lớn của rủi ro tín dụng gây ra thì việc phân tích các nguyên nhân tác động tạo ra các rủi

việc rất quan trọng để các nhà quản lý thiết kế các tuyến phòng thủ, hạn chế rủi ro gây ra. Nguyên nhân gây ra các rủi ro chủ yếu bắt nguồn từ những tác nhân sau:

Nguyên nhân khách quan:

Yếu tố uy tín đạo đức của khách hàng vay là yếu tố quan trọng của quy trình thẩm định trước khi ra quyết định cho vay ngoài các yếu tố tài chính. Tiêu chí này đánh giá khả năng sẵn sàng trả nợ và kiên quyết thực hiện các nghĩa vụ cam kết trong hợp đồng từ phía khách hàng. Uy tín đạo đức được đánh giá qua việc thực hiện trách nhiệm của khách hàng với bạn hàng, ngân hàng, các mối quan hệ với khách hàng trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Do đó, ngân hàng cần phân tích các số liệu trong suốt quá trình phát triển của khách hàng tại những thời điểm khác nhau để có kết luận chính xác nhất.

Thêm đó còn là năng lực, kinh nghiệm quản lý kinh doanh là cơ sở cho khách hàng thực hiện cam kết hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi cho ngân hàng. Nếu trình độ quản lý bị hạn chế về kĩ năng và kinh nghiệm thì dẫn đến việc sử dụng vốn vay không hiệu quả, ảnh hưởng đến lợi nhuận từ đó không đảm bảo được khả năng trả nợ đúng hạn thậm chí mất hoàn toàn khả năng trả nợ.

Tài sản đảm bảo do ngân hàng nắm giữ bị giảm sút giá trị do tính chất, đặc điểm chủ quan của tài sản đảm bảo hoặc do yếu tố bất ngờ của thị trường, yếu tố bên ngoài tác động mà không phân tích, nắm bắt được.

Bên cạnh đó các nguyên nhân khách quan khác về sự thay đổi điều kiện kinh doanh, bộ máy quản lý, tình trạng gia đình, nguồn thu nhập khác, tác động bất ngờ bởi thiên tai, hỏa hoạn...

Nguyên nhân chủ quan:

Bắt nguồn từ các chính sách và quy trình tín dụng của ngân hàng bởi đây là cơ sở, xương sống để các cán bộ tín dụng thực hiệp cấp tín dụng cho khách hàng. Do đó việc triển khai chính sách và quy trình tín dụng không chặt chẽ và đầy đủ dẫn đến xuất hiện các sơ hở trên hợp đồng vay, sai sót nghiệp vụ gây bất lợi cho ngân hàng.

Ngân hàng không đưa ra các giới hạn cấp hạn mức cho từng khách hàng, tiêu chuẩn thẩm quyền phê duyệt tại các cấp, không có cơ cấu được khoản vay tốt theo các chỉ tiêu: kỳ hạn, lãnh thổ, lĩnh vực, giá trị,... của các khoản vay dẫn đến việc kiểm soát nợ và cân đối dòng vốn của ngân hàng rất khó khăn, dẽ chịu tổn thương bởi sự tác động nhỏ của một các tác động xấu.

Về phía cán bộ tín dụng do trình độ và đạo đức nghề nghiệp còn yếu kém. Trình độ của cán bộ tín dụng trong việc đánh giá tư cách vay của khách hàng về trách nhiệm dân sự và trách nhiệm kinh tế. Cán bộ tín dụng không phân tích chính xác chất lượng đầu vào của khách hàng: độ tin cậy của thông tin, không đầy đủ thông tin về pháp lý, thông tin kinh tế nên không thể tính chính xác được phương án kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng. Hơn nữa, chuyên môn yếu kém của cán bộ tín dụng thì sẽ không cân đối được khoản vay phù hợp với dòng thu nhập chi trả lãi, số vốn vay hợp lý với mục đích tiêu dùng, có thể khiến khách hàng lợi dụng vốn thực hiện các hoạt động phi pháp, không đúng mục đích.

Công tác quản lý và giám sát các khoản vay sau giải ngân yếu kém, không phát hiện được các khoản nợ chứa rủi ro lớn, khiến cho việc xử lý những rủi ro mất công sức và chi phí.

Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng kém, thông đồng với khách hàng thực hiện các tiểu xảo để chiếm dụng vốn của ngân hàng hoặc bất chấp các rủi ro của ngân hàng để hoàn thành các chỉ tiêu KPIs của mình.

1.2.2. Mục tiêu kiểm soát nội bộ trong hoạt động tín dụng

Xác định tính hợp lý, đáng tin cậy của các thông tin tài chính: dư nợ, nợ quá hạn, mức trích lập dự phòng rủi ro, nợ xấu,...; Các thông tin phi tài chính, sổ sách, báo cáo hoạt động tín dụng.

Đánh giá được tính hiệu quả trong việc thực hiện nghiệp vụ tín dụng. Hệ thống KSNB ngăn chăn và phát hiện ra những yếu điểm trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế các rủi ro xảy ra.

định riêng của nội bộ Ngân hàng của các nhà quản lý, nhân viên tín dụng trong quy trình nghiệp vụ.

1.2.3 Vai trò của kiểm soát nội bộ trong hoạt động tín dụng của ngân hàng

thương mại

Cũng từ khái niệm của kiểm soát thì vai trò cơ bản của kiểm soát trong hoạt động tín dụng là đảm bảo việc hoạt động an toàn và hiệu quả trong quản lý của ngân hàng. Việc kiểm soát là cả một quá trình quản lý các hoạt động, và ở tất cả các nghiệp vụ tín dụng, Việc được đảm bảo nghiệp vụ được giám sát liên tục giúp cho kế hoạch được đề ra được đảm bảo và vượt mức kế hoạch. Vì thực chất nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng chứa đựng những rủi ro rất lớn, có thể lường trước được

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ trong hoạt động tín dụng của NH TMCP hàng hải việt nam chi nhánh cầu giấy giai đoạn 2017 2019 khóa luận tốt nghiệp 003 (Trang 32 - 107)