- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin: Với HS lớp 10 việc tìm kiếm
8. Khả năng ứng dụng, triển khai kết quả sáng kiến kinh nghiệm.
Đây là một SKKN nhằm mục đích đưa ra một giải pháp, cách thức tiến hành giờ dạy " chủ đề các cuộc cách mạng buổi đầu thời cận đại" theo hướng đổi
mới phương pháp giảng dạy và định hướng phát triển năng lực của học sinh.
Đề tài đã được triển khai, kiểm nghiệm trong năm học cho học sinh lớp 10 tại trường THPT Lê Lợi. Đề tài sáng kiến kinh nghiệm này có khả năng áp dụng trong phạm vi rộng và dễ thực thi cho tất cả các nhà trường THPT hiện nay.
PHẦN 3: KẾT LUẬN
Thời gian qua chất lượng giáo dục đối với môn Lịch sử rất thấp. Bởi trong suy nghĩ của mỗi người: Học Lịch sử để làm gì? Chỉ là đào bới lại quá khứ, những gì đã đi qua. Vậy làm thế nào để thay đổi nhận thức của HS đối với môn Lịch sử. Để làm được điều đó không phải dễ. Trách nhiệm đè năng lên mỗi giáo viên khi đứng trên bục giảng khơi dậy sự đam mê, ham học của HS. Không những thế giáo viên cần phải hướng đến mục tiêu phát triển năng lực và rèn luyện kỹ năng cho HS.
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài tôi đã khẳng định được tính khoa học và khả thi của đề tài trong dạy học môn Lịch sử bằng phương pháp dạy học dự án. Thông qua phương pháp này giáo viên đã góp phần đổi mới giáo dục phát triển năng lực học sinh. Đồng thời HS hứng thú hơn, kích thích sự tò mò nghiên cứu quá khứ. Dù đó là những gì diễn ra từ xa xưa nhưng được HS tái hiện một cách sinh động, hấp dẫn, dễ tiếp thu. Mặt khác làm cho không khí lớp học sôi nổi hơn, nhẹ nhàng hơn, kết quả học tập môn lịch sử của học sinh có nhiều tiến bộ hơn.
Qua đề tài đã giúp HS hiểu rõ hơn về quy luật phát triển của lịch sử: cái mới tiến bộ sẽ dần thay thế cái cũ, lạc hậu, lỗi thời. Sự mâu thuẫn khi đạt đến đỉnh cao tất yếu sẽ dẫn đến cuộc đấu tranh. Quan trọng hơn HS hiểu rõ được bản chất của từng sự kiện. Vì vậy học Lịch sử giúp HS biết trân trọng quá khứ và có trách nhiệm hơn với bản thân, gia đình và xã hội.
Bên cạnh những kết quả đạt được trên đây thì phương pháp dạy học dự án cũng bộc lộ những khó khăn nhất định như mất nhiều thời gian ngoài giờ lên lớp, HS dù được thỏa sức sáng tạo nhưng cũng có lúc lúng túng khi xử lí thông tin. Vì vậy theo tôi chỉ nên áp dụng vào một số chủ đề hay một số bài nội dung ảnh hưởng sâu rộng đến lịch sử thế giới để HS có cái nhìn khái quát chứ không nên áp dụng đại trà cho tất cả các bài.
Trên đây là một số kinh nghiệm được tôi đúc rút từ quá trình giảng dạy còn nhiều sai sot rất mong nhận được sự đóng góp, bổ sung của Ban nghiệm thu SKKN, Sở GD – ĐT Nghệ An, các anh chị em đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tân Kì, tháng 4 năm 2019
PHẦN 4: PHỤ LỤCPhụ lục 1: Phiếu điều tra thực trạng HS Phụ lục 1: Phiếu điều tra thực trạng HS
Câu 1: Em có hứng thú như thế nào đối với các tiết học trong môn Lịch sử 10
bằng viêc sử dụng DHDA?.
A. Rất hứng thú vì rèn luyện các kĩ năng cần thiết.
B. Rất hứng thú vì chúng em chủ động hơn trong học tập.
C. Không thích, vì hoạt động nhóm nhiều, mất thời gian liên hệ thực tế hơi nhiều. D. Không biết, vì chưa bao giờ được học.
Mức độ Trước khi áp dụng đề tài Sau khi áp dụng đề tài
Số HS (em) % Số HS (em) %
A 12/84 14,3 40/84 47,7
B 12/84 14,3 32/84 38
C 20/84 23,8 12/84 14,3
D 40/84 47,6 0/84 0
Câu 2: Theo em việc đổi mới dạy học môn Lịch sử bằng DHDA như thế nào?
A. Rất quan trọng B. Quan trọng C. Bình thường D. Không quan tâm
Mức độ Trước khi áp dụng đề tài Sau khi áp dụng đề tài
Số HS (em) % Số HS (em) %
A 15/84 17,9 79/84 94
B 30/84 35,7 3/84 3,6
C 30/84 35,7 2/84 2,4
D 9/84 10,7 0/84 0
Câu 3: Bằng phương pháp DHDA khi thuyết trình bản thân em thấy như thế nào?
A. Rất tự tin B. Tự tin C. Không tự tin D. Ý kiến khác………
Mức độ Trước khi áp dụng đề tài Sau khi áp dụng đề tài
A 17/84 20,2 35/84 41,7
B 32/84 38,1 45/84 53,6
C 35/84 41,7 4/84 4,8
D 0/84 0 0/84 0
Phụ lục 2. Phiếu học tập – giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm I. Mục tiêu và sản phẩm cần đạt được
(GV photo: Bộ câu hỏi định hướng HS tạo sản phẩm dự án cho mỗi nhóm)