ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC HOẶC DỰ KIẾN CÓ THỂ THU

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) tích hợp liên môn trong giảng dạy đoạn trích “đất nước” (nguyễn khoa điềm) (Trang 46 - 49)

ĐƯỢC ) DO ÁP DỤNG SÁNG KIẾN:

10.1. Đánh giá lợi ích thu được (hoặc dự kiến có thể thu được) do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả

* Về kiến thức

Đề tài giúp HS góp phần nâng cao chất lượng bộ môn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Đề tài này cũng có thể coi là tài liêu giảng dạy theo hướng đổi mới cho các giáo viên tham khảo.

Đề tài giúp HS biết vận dụng kiến thức các bộ môn Lịch sử, Địa lí, GDCD để hiểu rõ một tác phẩm văn học.

- Môn Ngữ văn

+ Hiểu được cái nhìn mới mẻ, sâu sắc về đất nước: là của nhân dân, do nhân dân sáng tạo, gìn giữ.

+ Nhận biết và đánh giá đựợc những nét đặc sắc nghệ thuật của tác giả: chất chính luận hòa quyện cùng chất trữ tình và khả năng vận dụng một cách sáng tạo nguồn chất liệu văn hóa, văn học dân gian.

- Môn Địa lí

Nắm được ví trí địa lí của một số địa danh: Hòn Vọng Phu, Hòn Trống Mái, Núi Bút, non Nghiên…

- Môn Lịch sử

Củng cố thêm kiến thức về lịch sử Việt Nam : Vai trò của nhân dân trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

- Môn Giáo dục công dân

+ Hiểu được những biểu hiện lòng yêu nước và trách nhiệm của mỗi công dân với tổ quốc.

+ Biết thiên nhiên bao gồm những gì, hiểu được vai trò của thiên nhiên đối với đời sống của mỗi con người và toàn xã hội.

+ Vì sao phải yêu và sống hòa hợp với thiên nhiên, một số biện pháp cần làm để bảo vệ thiên nhiên.

+ Đề tài giúp HS góp phần nâng cao chất lượng bộ môn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

+ Đề tài này cũng có thể coi là tài liêu giảng dạy theo hướng đổi mới cho các giáo viên tham khảo.

* Về kỹ năng

- Môn Ngữ văn

Đề tài này sẽ giúp học sinh rèn kĩ năng:

+ Kĩ năng đọc hiểu truyện ngắn theo đặc trưng loại thể. + Kĩ năng phân tích, cảm thụ văn học.

- Môn Địa lí

+ Phân tích bảng số liệu, biểu đồ có liên quan...

+ Phân tích và xử lí thông tin về môi trường sống gần gũi với học sinh. - Môn Lịch sử

+ Rèn luyện kĩ năng đánh giá công lao của nhân dân trong lịch sử dân tộc. + Phân tích sự kiện lịch sử để thấy được ý nghĩa của những sự kiện lịch sử.

- Môn GDCD

Biết ngăn chặn kịp thời những hành vi vô tình hay cố ý phá hoại đất nước.

* Thái độ

- Đề tài này giúp học sinh thay đổi cách học máy móc, khuân mẫu với môn văn, phải có cách tự học, học sáng tạo, tư duy logic, hợp tác, hứng thú khi học bài.

- Đề tài giúp HS:

+ Giáo dục ý thức trong việc bảo vệ đất nước.

+ Tinh thần yêu nước trong thời đại mới thể hiện từ học tập, việc làm và những hành động nêu gương.

+ Giáo dục ý thức thực hiện một số giải pháp để phát triển bền vững, thái độ hợp tác, hăng hái xây dựng bài.

Đề tài này định hướng phát triển năng lực cho HS:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực cảm thụ thẩm mĩ…

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp

- Kết quả thực nghiệm

Sau khi giảng dạy đoạn trích “Đất Nước” (Nguyễn Khoa Điềm) theo hướng tích hợp liên môn, tôi đã tiến hành làm bài kiểm tra lớp với 12A3 và 12A4. Đồng thời tôi cũng trao đổi với đồng nghiệp về kế hoạch dạy học và được mọi người ủng hộ, nhân rộng ra các lớp. Sau khi kiểm tra, kết quả như sau:

Năm Lớp Tổng số HS điều tra

Khi chưa dạy học theo định hướng phát triển

năng lực

Sau khi dạy học theo định hướng phát triển năng lực Số chưa biết cách làm bài Số biết cách làm bài Số còn lúng túng, chưa biết cách làm bài Số đã biết cách làm bài SL % SL % SL % SL % 2019 12A3 38 10 26,31 28 73,69 4 10,53 34 89,47 12A4 40 20 50 20 50 10 25 30 75

Kết quả cụ thể của lớp 12A3, 12A4 khi chưa dạy học đoạn trích “Đất Nước” theo hướng tích hợp liên môn

Lớp Sĩ số Điểm dưới 5 Điểm 5 - 6 Điểm 7 - 8 Điểm 9 - 10

SL % SL % SL % SL %

12A3 38 10 26,31 21 55,26 6 15,79 1 2,64

12A4 40 20 50 18 45 2 5 0 0

Kết quả cụ thể của lớp 12A3, 12A4 khi dạy học đoạn trích “Đất Nước”

theo hướng tích hợp liên môn

Lớp Sĩ số Điểm dưới 5 Điểm 5 - 6 Điểm 7 - 8 Điểm 9 - 10

12A3 38 4 10,53 22 57,89 10 26,31 2 5,27

12A4 40 10 25 26 65 4 10 0 0

- Kết quả cho thấy trước khi chưa dạy học đoạn trích “Đất Nước” theo hướng tích hợp liên môn phần lớn học sinh không nắm chắc kiến thức, không hào hứng sôi nổi khi học, vận dụng làm bài tập kém, không sáng tạo, tìm tòi mở rộng kiến thức, không khí lớp học rất trầm, dẫn đến kĩ năng làm bài và điểm số kém, ảnh hưởng đến hình thành các năng lực cần thiết.

- Sau khi tôi tiến hành dạy học đoạn trích “Đất Nước” theo hướng tích hợp liên môn vào tiết dạy chính khóa, nhiều em học sinh đã nắm chắc tại lớp, rất hào hứng, tích cực học văn, yêu văn, tạo được không khí lớp học thân thiện, tích cực, có khả năng luyện tập thực hành, bồi dưỡng và phát huy được nhiều kĩ năng, năng lực cho HS trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập và làm bài kiểm tra. Việc kết hợp các kiến thức liên môn như Lịch sử, Địa lý, GDCD, giáo dục kĩ năng sống... vào môn Ngữ văn rất quan trọng, giúp cho bài làm văn bao quát, đầy đủ ý hơn. Từ đó bài làm có sức thuyết phục hơn dẫn đến điểm số tiến bộ và cao hơn. Đồng thời giáo dục thêm cho học sinh những hiểu biết về quê hương bồi dưỡng lòng tự hào và yêu quê hương đất nước mình hơn, ý thức hơn việc học phải đi đôi với hành; rèn luyện các kĩ năng giải quyết tình huống trong cuộc sống và ứng dụng vào thực tế đời sống.

10.2. Đánh giá lợi ích thu được (hoặc dự kiến có thể thu được) do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân

- Khi áp dụng sáng kiến này, ban giám hiệu, các tổ chuyên môn, và các em học sinh đều đồng quan điểm cho rằng đề tài rất hữu ích, cần thiết trong xu hướng dạy học tích hợp liên môn theo định hướng phát triển năng lực học sinh, tự học tập và thi của môn Ngữ văn hiện nay: Đề tài vừa giúp các em nắm chắc kiến thức bài học, giúp học sinh hứng thú, chủ động, tích cực, sáng tạo trong giờ học, biết vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống trong học tập và thực tiễn cuộc sống, dẫn đến chất lượng học tập và điểm số tăng vừa sáng tạo và hứng thú với việc học văn, hình thành được những năng lực đáng quý và cần thiết. Đề tài cũng có thể coi là tài liệu tham khảo hữu ích cho giáo viên trong quá trình giảng dạy và ra đề thi, góp phần đáp ứng yêu cầu thực tiễn, nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ văn nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) tích hợp liên môn trong giảng dạy đoạn trích “đất nước” (nguyễn khoa điềm) (Trang 46 - 49)