A. 93 B 70 C 58 D 46,
PHẦN III KẾT LUẬN
Đề tài này đã được thực nghiệm tại trường THPT Thanh Chương 1 (cô Nguyễn Thị Yến, cô Nguyễn Thị Thu Thuỷ), trường THPT Đặng Thúc Hứa (cô Nguyễn Thị Kiều Oanh, thầy Nguyễn Phương Kháng), trường THPT Đặng Thai Mai (cô Nguyễn Thị Biên) và trường THPT Cát Ngạn (thầy Nguyễn Văn Mơ) và đem lại hiệu quả khả quan. Khi sử dụng đề tài này, học sinh rất hứng thú học tập, các giáo viên đều phản hồi tốt về tính logic, dễ tiếp cận trên phương diện dùng để làm tài liệu giảng dạy hoặc tài liệu tự học cho học sinh. Sau quá trình thực nghiệm, tác giả cũng được sự góp ý của các đồng nghiệp và ghi nhận, chỉnh sửa để đề tài được hoàn thiện hơn.
Đề tài này mới chỉ khai thác chủ yếu mức độ tiếp cận bài đồ thị hỗn hợp kết tủa, các ví dụ chủ yếu ở mức độ vận dụng nên có thể mở rộng các hướng nghiên cứu (đồ thị các hỗn hợp kết tủa khác, đồ thị phụ thuộc của thể tích chất khí sinh ra hoặc khối lượng catot tăng với thời gian điện phân trong bài toán điện phân, …) hoặc nâng cao trong các bài toán vận dụng cao. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất sau khi tiếp cận dạng đồ thị này, học sinh hình thành kĩ năng quan sát và liên hệ thực tế, vận dụng linh hoạt các phương pháp giải bài toán hoá học, góp phần nâng cao năng lực tư duy. Từ sự góp ý chân thành của các đồng nghiệp sau khi thực nghiệm sư phạm đề tài này, tác giả rút ra một số lưu ý:
- Trước khi dạy phần đồ thị này, nên dạy phần đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc khối lượng kết tủa nhôm hydroxit với số mol kiềm (bài toán muối Al3+ với dung dịch kiềm) hoặc với axit (bài tập muối AlO2- với axit).
-Có thể dùng đồ thị để biểu diễn quá trình thí nghiệm trong bài toán tạo hỗn hợp kết tủa nhôm hidroxit và bari sunfat (bài toán không kèm theo đồ thị) để tăng cường tính trực quan.
- Kết hợp dạng toán này với dạng toán khác để phát triển tư duy giải bài toán hoá học của học sinh.