III. Tổng kết: 1 Chủ đề:
3. Phần kết luận
3.1. Ý nghĩa của đề tài
Tích hợp văn hóa vào việc dạy học một số tác phẩm văn xuôi trong chương trình Ngữ văn 12 là dạy cho học sinh đọc hiểu, cảm thụ tác phẩm văn trong mối quan hệ với các yếu tố của văn hóa, lấy các yếu tố văn hóa để lí giải cho ý nghĩa của những điểm sáng nghệ thuật trong tác phẩm và ngược lại, từ việc hiểu tác phẩm mà bồi dưỡng kiến thức cho học sinh về văn hóa dân tộc. Trong xu thế của cơ chế thị trường, khi mà học sinh đang ngày càng có xu
hướng xa rời những giá trị văn hóa tinh thần thì thiết nghĩ đây là một hướng đi đúng nhằm bồi dưỡng kiến thức và nâng cao hứng thú học tập cho học sinh.
Để thực hiện điều này, giáo viên cần có sự am hiểu sâu sắc về văn hoá của dân tộc, mặt khác trong quá trình thực hiện, người dạy tránh sa đà đi quá xa về lĩnh vực văn hóa. Nên nhớ, văn hóa chỉ là cái nền để trên cơ sở đó, người giáo viên phải giúp học sinh cảm nhận về giá trị của tác phẩm văn học. Khi dạy, người giáo viên cần nghiên cứu kĩ và vận dụng linh hoạt để kết hợp kiến thức văn hóa vào trong bài học một cách nhuần nhuyễn, hợp lí. Đồng thời người dạy cũng cần vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp, phương tiện dạy học để phát huy cao nhất sự chủ động sáng tạo của học sinh sao cho học sinh tiếp thu bài nhanh, giờ học sôi nổi, hứng thú.
Đề tài “Tích hợp văn hóa trong giảng dạy một số tác phẩm văn xuôi Việt
Nam trong chương trình Ngữ văn 12” là một đề tài sáng kiến kinh nghiệm đã
được tôi ấp ủ từ lâu và đã được thử nghiệm qua hai năm học. Với kết quả ban đầu đáng khích lệ, bản thân tôi dự định tiếp tục áp dụng nó cho những năm học sau. Mong rằng đề tài này nhận được sự góp ý, bổ sung của các đồng nghiệp và những người đi trước để người viết có thể hoàn thiện tốt hơn kết quả nghiên cứu của mình.
1.2 Kiến nghị, đề xuất
Qua quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn cũng như qua thực nghiệm sư phạm về việc tích hợp kiến thức văn hóa trong giảng dạy một số tác phẩm văn xuôi Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 12 tôi xin có một số kiến nghị sau đây:
– Về phía giáo viên: Mỗi tiết học, bài học giáo viên cần nghiên cứu kỹ về văn hóa gian liên quan tới bài dạy để lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp, nhằm rèn luyện cho HS tính tích cực chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức mới. Để làm được điều đó đòi hỏi người GV phải say mê với công việc, yêu nghề, không ngừng học tập tự nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đầu tư nhiều công sức cho bài giảng. Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS cần có sự thay đổi cả về nội dung, hình thức tổ chức theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS một cách toàn diện.
– Về phía tổ chuyên môn: Cần tăng cường tổ chức các buổi ngoại khóa văn học trong đó có các buổi tìm hiểu về văn hóa trong văn học.
– Về phía nhà trường: Khuyến khích các tổ chuyên môn tổ chức các buổi ngoại khóa, thực hiện đổi mới các phương pháp dạy học cũng như kiểm tra, đánh giá; tăng cường công tác quản lí học sinh nhất là về sĩ số, thái độ học tập, rèn cho các em có thói quen tự học.
– Về phía các sở GD&ĐT Quảng Bình, cần có sự quan tâm hơn nữa tới giáo viên và học sinh THPT ở các địa bàn vùng sâu vùng xa, tổ chức thường xuyên và có hiệu quả các lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Như Ý (1998), “Đại từ điển tiếng Việt”, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin
2. Viện Ngôn ngữ học (2004), Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học.
3. PGS.TSKH Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh