5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
3.6. Kết quả thực hiện
- Qua điều tra khảo sát cho thấy: Học sinh cảm thấy yêu thích bài học, muốn tiếp tục tham gia hình thức dạy học này. Các em nắm vững được những đặc trưng của ca dao, dân ca, biết cách cảm thụ một bài ca dao. Đồng thời đã có sự chuyển biến tích cực trong cách ứng xử với ca dao, dân ca nói riêng và văn hóa dân tộc nói chung.
- Về phía giáo viên, qua cách tổ chức hoạt động dạy học này, tôi đã hiểu sâu hơn về phương pháp dạy học chủ đề, hoạt động trải nghiệm sáng tạo và định hướng phát triển năng lực của học sinh. Đó sẽ là tiền đề để tôi cố gắng và rèn luyện, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ trong thời kỳ nền giáo dục đang đổi mới toàn diện hiện nay.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 3.1. KẾT LUẬN
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một trong những phương pháp thuận lợi và có hiệu quả để tiến hành đổi mới căn bản dạy học Ngữ văn. Làm thế nào để môn Văn
trở nên hấp dẫn với học trò? là câu hỏi mà chúng tôi luôn trăn trở. Bởi thế, hoạt
động trải nghiệm sáng tạo chính là một công cụ khiến học sinh yêu văn, giáo viên yêu nghề. Với việc thực hiện đề tài này, chúng tôi hi vọng sẽ mang đến một luồng gió mới cho việc dạy học văn trong nhà trường.
3.2. KHUYẾN NGHỊ
Với việc dạy học theo chủ đề đang ngày càng phổ biến, chúng tôi hi vọng các cấp
lãnh đạo sẽ có hướng dẫn cụ thể cho từng chủ đề theo một bộ sách riêng. Đồng thời các tổ chức, cơ quan trong lĩnh vực văn hóa có thể tạo điều kiện để văn hóa dân gian đến gần hơn với nhà trường, cho học sinh có cơ hội được tiếp xúc gần gũi với ca dao dân ca.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghị quyết Hội nghị TW8 khóa XI.
2. Một số công văn chỉ đạo của Bộ GD & ĐT.
3. Xavier Roegiers, Khoa sư phạm tích hợp – hay làm thế nào để phát triển các
năng lực ở nhà trường, NXB Giáo dục, 1996.
4. Sách giáo khoa, sách giáo viên. 5. Hoàng Tiến Tựu, Bình giảng ca dao.
6. Bộ sách tập huấn dạy học theo chủ đề tích hợp của Bộ GD&ĐT. 7. Một số bài viết về hoạt động trải nghiệm sáng tạo trên các trang web.