Ngoại Thương Việt Nam
Trong thị trường kinh tế, các nước đi sau như Việt Nam đang có cơ hội tiếp cận với nền tảng công nghệ hiện đại, là cơ hội lớn để cải tiến công nghệ, áp dụng những phát minh hiện đại. Tuy nhiên, đây cũng là thách thức với Việt Nam trong việc chiếm lĩnh thị phần của người đi sau. Ngành ngân hàng cũng không nằm ngoài cơ hội và thách thức này.
Theo bảng xếp hạng 500 ngân hàng có giá trị thương hiệu lớn nhất toàn cầu năm 2020 của Brand Finance có 9 ngân hàng Việt Nam, trong đó có thêm 5 gương mặt mới so với năm 2019 là Agribank, Techcombank, MBBank, ACB, Sacombank. 4 ngân hàng tiếp tục có trong bảng xếp hạng như năm 2019 là Vietcombank, BIDV, VietinBank, VPBank. Trong đó Vietcombank tiếp tục là thương hiệu ngân hàng lớn nhất Việt Nam khi đứng ở vị trí thứ 207 tăng 118 bậc so với năm 2019. Thương hiệu của Vietcomabank đạt giá trị lớn như vậy là nhờ sự phong phú về danh mục sản phẩm, sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ, hệ thống ngân hàng rộng khắp với số lượng điểm giao dịch lớn, thuận tiện và mang đến cho khách hàng cảm giác thoải mái và các chiến dịch quảng bá thương hiệu của Vietcombank đáng để các ngân hàng khác phải học hỏi. Vietcombank luôn là một trong những ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam thực hiện những chiến lược đổi mới, ứng dụng những công nghệ hiện đại vận hành hệ thống, đưa hệ thống ngày càng lớn mạnh.
Quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu Vietcombank:
- Giai đoạn 2000-2005: “Vietcombank là ngân hàng đầu tiên triển khai Đề án Tái cơ cấu mà trọng tâm là nâng cao năng lực tài chính, quản trị điều hành, đổi mới công nghệ, phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, đóng góp cho sự ổn định
và phát triển kinh tế, đồng thời tạo dựng uy tín đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu. Vietcombank đã tăng cường đầu tư, hiện đại hoá, nâng cao trình độ công
nghệ, đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực khác bằng
việc thành lập các công ty liên doanh, các công ty trực thuộc”
- Năm 2002: “Vietcombank triển khai đưa vào ứng dụng hệ thống ngân hàng lõi - Core Banking và trở thành ngân hàng đầu tiên ở Việt nam cung cấp các sản
mạng về dịch vụ, sản phẩm ngân hàng thông qua việc phát triển hàng loạt các sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu và đem lại tiện ích gia tăng cho khách hàng. Với lợi thế về nguồn vốn, đặc biệt là vốn ngoại tệ, Vietcombank đã tham gia tài trợ vốn cho hàng loạt các dự án thuộc các lĩnh vực then chốt phục vụ các dự án trọng điểm phát triển của quốc gia như điện lực, dầu khí, hàng không, viễn thông...”
- Năm 2007, Vietcombank tiên phong cổ phần hóa và thực hiện thành công kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 02/06/2008, Vietcombank đã chính thức hoạt động theo mô hình ngân hàng thương mại cổ phần. Ngày 30/6/2009, Vietcombank chính thức niêm yết cổ phiếu tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 09/2011 Vietcombank ký kết Hợp đồng cổ đông chiến lược với Mizuho Corporate Bank.
- Năm 2013: Ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới đánh dấu cột mốc quan trọng cho những thành công và sự chuyển đổi quan trọng, chuẩn bị cho một giai đoạn
phát triển mới.
- Giai 2013 - 2019, “Vietcombank đã có những bước tiến mạnh mẽ và toàn diện. Hoạt động kinh doanh ghi nhận những kết quả ấn tượng với quy mô tổng tài sản, huy động vốn và tín dụng tăng tương ứng 2,5; 2,9 và 2,3 lần qua các năm. Cuối năm 2018 Vietcombank đã trở thành ngân hàng có qui mô vốn chủ sở hữu lớn nhất tại Việt Nam. Năm 2019, Vietcombank đã tăng tốc về tài sản tăng 14% so với năm 2018 và bứt phá về quy mô lợi nhuận, tổng tài sản tiếp tục vượt mức một triệu tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 23.155 tỷ đồng, tăng 21,1%, xếp thứ nhất về quy mô lợi nhuận và nộp ngân sách trong ngành ngân hàng. Vietcombank là ngân hàng thương mại đầu tiên của Việt Nam đưa tỷ lệ nợ xấu thực chất xuống dưới 1%, theo các chỉ tiêu quốc tế. Hệ thống mạng lưới chi nhánh, điểm giao dịch trong nước và nước ngoài liên tục mở rộng; là ngân hàng Việt Nam đầu tiên chính thức được NHTW
công nhận đáp ứng các chuẩn mực an toàn theo Basel II, được áp dụng Thông tư 41 sớm hơn 1 năm so với yêu cầu; Vietcombank cũng đã tăng cường đầu tư hiện đại hóa
trong mảng công nghệ thông tin, áp dụng những công nghệ hiện đại vào hệ thống vận
hành.
(Nguồn: Vietcombank.com)
Với vị thế của người đi sau TPBank nên học hỏi những giải pháp, chiến lược xây dựng thương hiệu của Vietcombank và tránh những sai lầm, những tồn tại mà Vietcombank đã từng gặp phải, tuy nhiên là người đến sau việc chiếm lĩnh thị trường luôn là vấn đề nan giải. Vì vậy, học hỏi là chưa đủ, TPBank cần có những sáng tạo, những chiến lược phù hợp hơn với tình hình kinh tế và lĩnh vực ngân hàng hiện nay. Điều quan trọng nhất chính là sử dụng chiến lược phù hợp tùy thời điểm, tập trung triển khái, phát triển những thị phần mới, bám sát nhu cầu của khách hàng, nâng cao chất lượng từ dịch vụ đến nghiệp vụ, đến thái độ và trình độ để mang lại những trải nghiệm hài lòng và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, từ đó xây dựng thương hiệu ngày càng vững mạnh, nâng cao giá trị tài sản thương hiệu TPBank.