Những biến đổi cơ bản

Một phần của tài liệu Tìm hiểu bản sắc văn hóa Tây Nguyên qua rượu cần (Trang 38 - 39)

Thay vì làm men truyền thống họ thường dùng men mua ở chợ ( men Trung Quốc, men không rõ nguồn gốc). Cũng có những trường hợp họ lấy loại cây làm men truyền thống ( cây Gàng) về trồng trong vườn nhà mình, và mỗi khi làm rượu dùng lá cây đó giã chung với men mua ở chợ về (theo lời ông K’Tỏi ở buôn Con Ó xã Mỹ Đức). Điều này ít nhiều đã làm thay đổi về nồng độ cũng như đặc tính của rượu, từ đó dẫn đến việc mai một dần bản sắc độc đáo của nét văn hoá truyền thống này.

Gạo để làm rượu hiện nay phần lớn được mua ở chợ và thường là sản phẩm của nền kinh tế lúa nước vì đa số diện tích rẫy của bà con đã chuyển sang trồng các loại cây công nghiệp như điều, cà phê, ca cao..Diện tích lúa nước của người Tây Nguyên không lớn và năng suất chưa cao, sản lượng chỉ đủ phục vụ nhu cầu hàng ngày, do đó số gạo này chủ yếu mua của người Kinh. Điều này góp phần lí giải tại sao Rượu Cần có sự thu hẹp về quy mô sản xuất nhất là trong khoảng thời gian gần đây. Hiện nay hầu như như gia đình nào cũng có một đến một vài cái ché để không hoặc đựng các vật dụng khác như gạo, muối, nước…thay vì đựng rượu như trước đây.

Nếu ngày xưa làm Rượu Cần là nghĩa vụ và trách nhiệm của chị em phụ nữ, của đàn bà con gái thì bây giờ việc đó đã không còn quan trọng nữa, ai

cũng có thể tham gia làm rượu nhất là vào những thời gian rảnh rỗi. Và những kiêng kỵ rất nghiêm khắc trong quá trình làm rượu ngày xưa giờ đã không còn tồn tại. Đây là điểm tiến bộ trong văn hoá nói chung, văn hoá Rượu Cần nói riêng của đồng bào Tây Nguyên nói chung.

Hiện tại một số dân tộc làm Rượu Cần không chỉ để uống, tiếp khách và phục vụ lễ hội mà còn dùng để bán nhằm tăng thêm thu nhập cho gia đình. Tuy nhiên đây chưa phải là nguồn thu nhập chính của họ và việc buôn bán Rượu Cần chưa thật sự phổ biến. Trên địa bàn huyện chưa có một thương hiệu hay một quán bán Rượu Cần mà chủ yếu bán cho những người đến đặt mua tại nhà và thường là những người quen biết hoặc những người trong ban lãnh đạo địa phương.

Các qui định trong việc uống rượu cũng giản ước đi rất nhiều so với trước. Việc rách Yàng khi khui ché đã hoàn toàn bị lọai bỏ đối với những vùng cư dân Mạ theo tín ngưỡng mới. Hiện tại nghi lễ rách Yàng vẫn còn được duy trì trong lễ hội “mừng lúa mới” được tổ chức một năm một lần trên địa bàn toàn huyện.( tháng 3 âm lịch hàng năm). Trong khi uống rượu , có thể cắm thêm 2-3 cần nếu số lượng người uống nhiều…

Một phần của tài liệu Tìm hiểu bản sắc văn hóa Tây Nguyên qua rượu cần (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w