Phương pháp sắp xếp theo cơ số (Radix Sort)

Một phần của tài liệu Bài giảng cấu trúc dữ liệu và giải thuật (Trang 64 - 72)

Ý tưởng

Radix Sort là một thuật giải tiếp cận theo một hướng hoàn toàn khác. Nếu như trong các thuật giải khác, cơ sởđể sắp xếp luôn là việc so sánh giá trị của 2 phần tử thì Radix Sort lại dựa trên nguyên tắc phân loại thư của bưu điện. Vì lý do đó nó còn có tên khác là Postman’s sort

Nó không hề quan tâm đến việc so sánh giá trị của phần tử và bản thân việc phân loại và trình tự phân loại sẽ tạo ra thứ tự cho các phần tử.

Để chuyển một khối lượng thư lớn đến tay người nhận ở nhiều địa phương khác nhau, bưu điện thường tổ chức một hệ thống phân loại thư phân cấp. Trước tiên, các thư đến cùng một tỉnh, thành phố sẽ được sắp chung vào một lô để gửi đến tỉnh, thành phố

tương ứng. Bưu điện các tỉnh thành này lại thực hiện công việc tượng tự. Các thư đến cùng một quận, huyện sẽ được xếp vào chung một lô và gởi đến quận, huyện tương

ứng.

Cứ như vậy, các bức thư sẽ được trao đến tay người nhận một cách có hệ thống mà công việc sắp xếp thư không quá năng nhọc.

Mô phỏng lại qui trính trên, để sắp xếp dãy a0, a1,.., aN-1, thuật giải Radix Sort thực hiện như sau:

- Trước tiên, ta có thể giả sử mỗi phần tử ai trong dãy a0, a1,.., aN-1 là một số nguyên có tối đa m chữ số.

- Ta phân loại các phần tử lần lượt theo các chữ số hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm,.. tương tự việc phân loại thư theo tỉnh, thành, huyện, phường xã,…

Mô tả thuật giải:

Bước 1://k cho biết chữ số dùng để phân loại hiện hành k = 0; //k = 0:hàng đơn vị; k = 1: hàng chục;… Bước 2:// tạo các lô chứa các loại phần tử khác nhau Khởi tạo 10 lô B0, B1, …, B9 rỗng.

Bước 3:

For( i=0; i < N; i++)

Đặt ai vào lô Bt với t = chữ số thứ k của ai. Bước 4: Nối B0, B1, …, B9 lại theo đúng trình tự thành a.

Bước 5: k = k+1; Nếu k<m trở lại bước 2 Ngược lại: dừng. Ví dụ i 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 a[i] 7013 8425 1239 0428 1424 7009 4518 3252 9170 0999 1725 0701 Lần 1: Lần 2:

Lần 3:

Kết quả:

Đánh giá thuật giải

Với dãy N số, mỗi con số có tối đa m chữ số, thuật giải thực hiện m lần các thao tác phân lô và ghép lô.

Trong thao tác phân lô, mỗi phần tử chỉđược xét đúng một lần, khi ghép cũng vậy. Như

vậy chi phí cho việc thực hiện thuật giải hiển nhiên là O(2mn) = O(n).

- Sau lần phân phối thứ k các phần tử của A vào các lô B0, B1, …, B9, và lấy ngược trở ra, nếu chỉ xét đến k+1 chữ số của các phần tử trong A, ta sẽ có một mảng tăng dần nhờ trình tự lấy ra từ 0 Æ9. Nhận xét này đảm bảo tính đúng đắn của thuật giải. - Thuật giải có độ phức tạp tuyến tính nên rất hiệu quả khi sắp dãy có nhiều phần tử,

nhất là khi khóa sắp xếp không quá dài so với số lượng phần tử (điều này thường gặp trong thực tế).

- Số lượng lô lớn (10 khi dùng số thập phân, 26 khi dùng chuỗi kí tự tiếng Anh…) nhưng tổng kích thước của tất cả các lô chỉ bằng dãy ban đầu nên ta không thể dùng mảng để biểu diễn B. Như vậy phải dùng cấu trúc dữ liệu động để biểu diễn B Æ Radix Sort rất thích hợp cho sắp xếp trên danh sách liên kết.

- Người ta dùng phương pháp phân lô theo biểu diễn nhị phân của khóa sắp xếp. Khi

đó ta có thể dùng hoàn toàn cấu trúc dữ liệu mảng để biểu diễn B vì chỉ cần dùng hai lô B0 và B1. Tuy nhiên, khi đó chiều dài khóa sẽ lớn. Khi sắp xếp dãy không nhiều phần tử, thuật giải Radix Sort sẽ mất ưu thế so với các thuật giải khác.

BÀI TẬP

Bài 1:

Thuật giải tìm kiếm tuyến tính Tìm x trong mảng a[0..N-1]:

• Nếu có: trả về chỉ số cuối cùng i sao cho a[i]=x; • Ngược lại: trả về -1.

Bài 2:

Thuật giải sắp tăng dãy a[0..N-1]. Mô tả:

∀i=0,..., N-2 :

o Chọn ak = Max(a0 ,...,aN-1-i )

o Hoán vị aN-1-i , ak cho nhau. Cài đặt thuật giải:

Bài 3:

Thuật giải sắp tăng dãy a[0..N-1] Mô tả:

∀i = 0,..., N/2 :

o Chọn:

• ak = Max(ai ,...,aN-1-i )

• aj = Min(a0 ,...,aN-1-i )

o Hoán vị ai, aj cho nhau.

o Hoán vị ak, aN-1-i cho nhau. Cài đặt thuật giải.

Bài 4 :

Thuật giải chèn nhị phân:

Khi sử dụng thuật giải chèn trực tiếp, ta dùng phương pháp tìm kiếm nhị phân để

xác định vị trí cần chèn của ai trong dãy con đã có thứ tự a1,…, ai-1 . Cài đặt thuật giải.

Bài 5:

Viết chương trình thực hiện các thao tác trên dãy a gồm n số nguyên. Yêu cầu của chương trình là :

- In ra màn hình menu có các chức năng sau : 1. Phương pháp chọn trực tiếp.

3. Phương pháp chèn trực tiếp.

4. Phương pháp sắp xếp với độ dài bước giảm dần (Shell sort) 5. Phương pháp đổi chỗ trực tiếp

6. Phương pháp nổi bọt.

7. Thuật giải shaker (Shaker Sort)

8. Phương pháp sắp xếp dựa trên phân hoạch (Quich sort). 9. Phương pháp sắp xếp trộn trực tiếp. (Merge sort)

10. Phương pháp sắp xếp trộn tự nhiên

11. Phương pháp sắp xếp theo cơ số. (Radix sort). 12. Thóat khỏi chương trình

Chương 3:

Cấu trúc danh sách liên kết

Một phần của tài liệu Bài giảng cấu trúc dữ liệu và giải thuật (Trang 64 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)