Các biến chứng của bệnh hẹp lỗ van 2 lá có thể xếp vào 4 nhóm biến chứng sau đây:
- Biến chứng cấp tính, liên quan đến rối loạn huyết động: ho ra máu, hen tim, phù phổi cấp, suy tim phải.
- Biến chứng liên quan đến rối loạn nhịp tim: ngoại tâm thu thất, ngoại tâm thu nhĩ, rung nhĩ. - Biến chứng liên quan đến tắc mạch: có máu quẩn, máu đông trong nhĩ trái và tiểu nhĩ trái, có thể tắc mạch não, tắc mạch chi, tắc mạch vành, tắc mạch thân.
- Biến chứng liên quan đến nhiễm khuẩn: viêm màng trong tim nhiễm khuẩn bán cấp (Osler), bội nhiễm phổi, thấp tim tái phát.
6. Điều trị.
Bệnh hẹp lỗ van hai lá, dù đ−ợc điều trị hay không đ−ợc điều trị, vẫn tiến triển nặng dần, vì vậy cần đ−ợc chẩn đoán sớm, điều trị đúng nguyên tắc.
6.1. Nguyên tắc:
- Điều trị nguyên nhân gây hẹp lỗ van hai lá. - Điều trị thấp tim và dự phòng thấp tim tái phát.
- Điều trị tại chỗ hẹp lỗ van hai lá đối với tr−ờng hợp hẹp khít đơn thuần. Nếu hẹp lỗ van 2 lá kết hợp với hở van 2 lá nặng thì xem xét chỉ định thay van tim.
- Điều trị nội khoa bằng thuốc c−ờng tim và lợi tiểu, điều trị biến chứng (nếu có). - Điều trị các biến chứng của hẹp lỗ van hai lá (nếu có).
- Có chế độ sinh hoạt, lao động phù hợp với mức độ suy tim của bệnh nhân.
6.2. Điều trị nội khoa:
- Điều trị suy tim nếu có: . Hạn chế lao động gắng sức.
. ăn nhạt: hạn chế muối, ăn từ 1-2g/ngày.
. Thuốc c−ờng tim: digitalis không phải là thuốc tốt trong điều trị hẹp lỗ van hai lá. Chỉ dùng khi có suy tim phải và có loạn nhịp hoàn toàn nhanh.
. Nếu suy tim phải, huyết áp thấp có thể kết hợp nhóm amyl c−ờng tim: heptamyl, dopamin. Có thể dùng thuốc chẹn β giao cảm để điều trị nhịp tim nhanh trong hẹp lỗ van hai lá (nếu không có chống chỉ định).
. Thuốc lợi tiểu và nitrates đ−ợc dùng khi có suy tim phải, tăng áp lực động mạch phổi. Thuốc lợi tiểu nên dùng là lasix, hypothyazit. Chú ý bồi phụ đủ K+ để tránh hạ K+ máu.
- Điều trị tắc mạch:
Hẹp lỗ van 2 lá hay gặp các biến chứng tắc mạch ở động mạch não, động mạch vành, động mạch phổi. Nhất là trong hẹp lỗ van 2 lá có loạn nhịp hoàn toàn thì cần điều trị dự phòng tắc mạch bằng heparin, fraxiparin, sintrom, aspegic.
- Điều trị loạn nhịp bằng thuốc hay bằng sốc điện để đ−a nhịp tim về nhịp xoang, từ đó giúp giảm bớt đi một nguy cơ gây tắc mạch.
6.3. Điều trị ngoại khoa:
Đã có nhiều tiến bộ và có nhiều ph−ơng pháp điều trị ngoại khoa đối với bệnh hẹp lỗ van hai lá: - Nong van hai lá bằng bóng qua da: là ph−ơng pháp có nhiều −u điểm, bệnh nhân không phải chịu phẫu thuật lớn và nhanh đ−ợc ra viện; bớt tốn kém về thuốc men và ngày nằm viện. Kết quả khá tốt nếu van còn mềm mại, ít vôi hóa, bệnh nhân không có máu đông ở nhĩ trái.
- Nong van hai lá kín bằng tay hay dụng cụ: phải lựa chọn bệnh nhân bị hẹp lỗ van 2 lá mức độ trung bình và nặng, không có hở lỗ van 2 lá kết hợp, van còn mềm mại, không vôi hóa, không có cục máu đông ở nhĩ trái, không có tiền sử tắc mạch mới (trong vòng 3 tháng), không có Osler và thấp tim đã ổn định.
- Sửa chữa tạo hình van hai lá: phẫu thuật mở cần có tim-phổi nhân tạo. Có thể nong chỗ hẹp van, sửa chữa lá van, mép van, cắt cục sùi, lấy máu đông ở nhĩ trái, khâu lỗ thủng trên van, nối trụ cơ-dây chằng bị đứt.
- Thay van hai lá: chỉ định khi có tổn th−ơng van kết hợp nh− hẹp và hở van 2 lá, van 2 lá bị vôi hóa, xơ dày, biến dạng. Có nhiều loại van để thay thế nh−ng tốt nhất là thay van đồng loại vì có nhiều −u điểm hơn van nhân tạo, ít gây biến chứng tắc mạch hơn, đây là h−ớng đang phát triển trong t−ơng lai.
- Dù nong van hay thay van thì vẫn cần phối hợp tốt giữa nội-ngoại khoa, dự phòng thấp tim tái phát, dự phòng và điều trị tốt viêm màng trong tim nhiễm khuẩn bán cấp, điều trị suy tim, điều trị chống đông máu, điều trị loạn nhịp tim để kéo dài cuộc sống cho bệnh nhân và nâng cao hiệu quả điều trị bệnh hẹp lỗ van hai lá.