Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy bài chí phèo (nam cao) (Trang 46 - 49)

theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có)

10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sángkiến theo ý kiến của tác giả: kiến theo ý kiến của tác giả:

Sáng kiến khi được áp dụng không những giúp giáo viên có những cơ sở định hướng trong việc tạo hứng thú cho học sinh với Văn học nghệ thuật của dân tộc; từ đó định hướng trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hình thành và phát triển năng lực cho học sinh mà còn góp phần định hình và phát triển một số kĩ năng và năng lực trong học tập ngữ văn, góp phần tăng cường hứng thú của học sinh trong giờ học Ngữ văn và có các kĩ năng cụ thể để không còn thấy ngại, thấy sợ môn văn, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả tiếp nhận, lĩnh hội, cảm thụ Văn học cho học sinh.

Sáng kiến khi được áp dụng đã mang lại tính hiệu quả cao, vì thế, có thể áp dụng sáng kiến trong việc dạy và học Ngữ văn trong trường phổ thông, với đối tượng học sinh khác nhau, nhất là có thể áp dụng trong ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn (nhất là dùng sơ đồ tư duy để tổng hợp, hệ thống lại kiến thúc phục vụ việc ôn tập củng cố sau giờ học) để nâng cao chất lượng dạy và học.

10.2 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sángkiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:

Học sinh có sự thay đổi rõ rệt về thái độ, ý thức và tình cảm với môn học. Từ đó tạo ra hứng thú và sự chuyển biến về hành động trong học tập. Học sinh đã có sự thay đổi từ thụ động đến chủ động, từ thiếu tự tin đến tự tin, từ ghi chép sang suy nghĩ và sáng tạo.

Học sinh được trang bị những kĩ năng cụ thể giúp bản thân tự tin hơn khi tiếp cận tri thức. Có thể ứng dụng kĩ năng đó cho nhiều bài học khác, cho cả những môn học khác và trong ngay thực tế đời sống.

Ngoài ra, học sinh còn được hình thành và phát triển một số năng lực chung và năng lực chuyên biệt của môn Ngữ văn như năng lực hợp tác trong hoạt động nhóm, năng

lực khai thác sử dụng thông tin, năng lực sử dụng cộng nghệ phục vụ mục đích học tập …

11. Danh sách những tổ chức/ cá nhân đã tham gia áp dụng thử sáng kiến lần đầu (nếu có)

STT Tên tổ chức/ cá nhân Địa chỉ Phạm vi/ Lĩnh vực áp

dụng sáng kiến

1 Lớp 11A6 Trường THPT Bình Xuyên - Phạm vi nghiên cứu: tác phẩm Chí Phèo. - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Ngữ văn.

Thủ trưởng đơn vị/ CHỦ TICH HỘI ĐỒNG Chính quyền địa phương SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ

(Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu)

Tác giả sáng kiến (Ký,ghi rõ họ tên)

Lê Thị Hồng Liễu

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy bài chí phèo (nam cao) (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)