9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
9.1. Với nhà trường:
- Nhà trường cần tạo điều kiện về cơ sở vật chất như: phòng học máy chiếu, máy tính để giáo viên triển khai nội dung bài học sinh động, tiết kiệm thời gian.
9.2. Với giáo viên:
- Thiết kế, lựa chọn nội dung tích hợp phải có mục đích học tập, gắn với bài học và gây hứng thú để thu hút sự tham gia của học sinh. Các kiến thức liên môn đưa ra không quá khó, không làm mất nhiều thời gian tổ chức, gần gũi với lứa tuổi học sinh THPT.
- Đảm bảo thực hiện theo trình tự sau:
+ Giáo viên giới thiệu, gợi ý các nội dung tích hợp trong bài học. + Giao nhiệm vụ cho nhóm HS hoặc đến từng HS (nếu cần thiết). + Tổ chức dạy học theo nội dung đã chuẩn bị.
+ Nhận xét kết quả giờ học (người học nhận được gì sau khi tham gia tiết học Ngữ văn có tích hợp kiến thức môn Địa lí, Lich sử, GDCD).
- Chuẩn bị bài một cách chu đáo, dự kiến những tình huống có thể nảy sinh trong khi tổ chức dạy học để khi gặp có thể giải quyết tốt.
- Ngoài ra trong quá trình tổ chức giờ học theo hướng tích hợp liên môn, giáo viên cần tạo điều kiện cho tất cả học sinh trong lớp được tham gia.
9.3. Với học sinh:
- Cần đọc trước bài ở nhà, tìm hiểu những kiến thức liên quan đến nội dung bài học.
- Chủ động, tích cực tham gia hoạt động xây dựng bài.
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: kiến theo ý kiến của tác giả:
- Về phía học sinh :
+ Học sinh sẽ dành thời gian đọc, tiếp cận văn bản nhiều hơn. Buộc các em phải tìm tòi, suy nghĩ để chuẩn bị bài có hiệu quả.
+ Tạo cho học sinh tính nhạy bén, năng động, sáng tạo và hứng thú với giờ học văn.
+ Mặt khác, hạn chế tối đa thời gian “chết” đối với học sinh, không để cho các em có cơ hội tham gia vào các hoạt động vô bổ ngoài giờ học.
- Về phía giáo viên :
+ Thúc đẩy giáo viên đầu tư nhiều hơn trong công tác chuẩn bị, thiết kế giáo án cho phù hợp với tinh thần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng “lấy người học làm trung tâm”.
+ Đầu tư nghiên cứu kiến thức liên môn có liên quan để cùng hợp tác với học sinh giúp các em chiếm lĩnh nội dung bài học.
+ Làm tốt công tác đầu tư cho tiết dạy sẽ giúp giáo viên chủ động, linh hoạt trong khâu tổ chức, hướng dẫn học sinh tự khai thác và chiếm lĩnh tri thức; mặt khác sẽ tránh được sự lúng túng bị động khi học sinh chất vấn về những thông tin liên quan.
+ Áp dụng có hiệu quả phương pháp dạy học tích hợp thì khi lên lớp giáo viên sẽ đỡ vất vả vì không phải làm việc nhiều.
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): sáng kiến lần đầu (nếu có):
Số TT Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 1 Nguyễn Thị Thùy Dung
Trường THPT Lê Xoay - Thị trấn Vĩnh Tường, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc
Giảng dạy môn Ngữ văn tại lớp 12A2
2 Nguyễn Thị
Nga
Trường THPT Lê Xoay - Thị trấn Vĩnh Tường, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc
Giảng dạy môn Ngữ văn tại lớp 12A7
..., ngày...tháng...năm...
Thủ trưởng đơn vị
Vĩnh Tường, ngày 5 tháng 2 năm 2020
Tác giả sáng kiến
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đức Ân (1996), Một số vấn đề về dạy học giảng văn, ĐHQG TPHCM, Trường ĐHSP.
2. Nguyễn Ngọc Bảo (1995), Phát triển tính tích cực, tính tự lực của học sinh trong
quá trình dạy học, NXB Hà Nội, Hà Nội.
3. Nguyễn Lăng Bình (chủ biên) (2010), Dạy và học tích cực – Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học (Dự án Việt – Bỉ), NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Ngữ văn 12(tập 1), NXB Giáo dục, Hà Nội. 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Sách giáo viên Ngữ văn 12(tập 1), NXB Giáo
dục, Hà Nội.
6. Trần Bá Hoành (2007), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa, NXB ĐHSP, Hà Nội.
7. Nguyễn Thành Kính (2009), “Dạy học hợp tác và vấn đề xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, Tạp chí giáo dục (218), tr 19-20.
8.http://truonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/DongPhD/hoclieu_3650611_1446867 073.pdf 9. https://giasutienphong.com.vn/day-hoc-tich-hop-lien-mon.html 10.http://nxbdhsp.edu.vn/san-pham/day-hoc-tich-hop-phat-trien-nang-luc-hoc-sinh- quyen-1-khoa-hoc-tu-nhien-.html 11. http://nxbdhsp.edu.vn/sach-tham-khao/day-hoc-tich-hop-phat-trien-nang-luc- hoc-sinh-quyen-2.html 12.https://tapchigiaoduc.moet.gov.vn/vi/magazine/tag 13.https://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/Nghi