D. gây ra sự biến đổi về tính chất điện của môi trường xung quanh.
8. Đánh giá lợi ích thu được khi áp dụng sáng kiến, theo ý kiến của tổ chức, cá nhân
cá nhân
Theo đánh giá của các GV đã thực nghiệm theo chuyên đề trong tổ bộ môn vật lí, các GV trong cùng nhóm chuyên môn cụm Vĩnh Yên và một số GV bộ môn khác cho rằng:
+ Khi triển khai thực hiện đề tài đã tạo được một môi trường học tập thân thiện, HS tích cực, tăng cường giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, văn hóa ứng xử trong nhà trường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường hiệu quả, giúp tăng cường hoạt động giao lưu, sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn trong nhà trường, giữa các trường với nhau, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
+ GV có cơ hội tìm hiểu, rèn luyện kĩ thuật xây dựng chuyên đề dạy học, rèn luyện phương pháp tổ chức dạy học mới, góp phần làm tiền đề tốt chuẩn bị cho công cuộc cải cách thay SGK sắp tới của bộ GD & ĐT.
+ GV và cả HS có cơ hội nâng cao trình độ công nghệ thông tin đáp ứng những đòi hỏi, yêu cầu mới của thời đại công nghệ số 4.0 hiện nay.
+ Học sinh hình thành, phát triển được các năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề (có tính liên môn, tính thực tiễn, tính sáng tạo), năng lực thu nhận
và xử lí thông tin, năng lực tính toán, giao tiếp và hợp tác giữa các thành viên, năng lực nghiên cứu khoa học, năng lực tự học…
+ Với thế mạnh của dạy phát triển năng lực HS ngoài việc rèn luyện được năng lực HS còn tăng cường sinh hoạt cộng đồng, thắt chặt tình cảm bạn bè, thầy cô, gia đình và xã hội.
+ Đề tài khẳng định việc xây dựng chuyên đề dạy học, tổ chức dạy học phát triển năng lực HS trong chuyên đề có thể áp dụng ở nhiều bộ môn không chỉ là môn Vật lí và không phải ở nơi có điều kiện kinh tế mới thực hiện được mà ở vùng nông thôn, miền núi vẫn thực hiện tốt PPDH này.
+ Thực hiện tốt đề tài sẽ là nền tảng tốt để HS phát huy khả năng nghiên cứu khoa học kỹ thuật đáp ứng yêu cầu mới của giáo dục
Tuy nhiên việc xây dựng chuyên đề dạy học, tổ chức dạy học phát triển năng lực HS trong chuyên đề cần nhiều thời gian chuẩn bị, tổ chức kéo dài, công phu, mà hiện nay GV vẫn đang thực hiện theo khung phân phối chương trình trên số HS trong mỗi lớp rất đông (40 HS đến 50 HS) => gây khó khăn trong quá trình tổ chức triển khai hoạt động dạy học phát triển năng lực HS => kết quả chưa thực sự như mong muốn. Mặt khác đề tài tôi mới thực hiện nghiên cứu trên phạm vi chưa lớn, với số lượng còn hạn chế, còn mang nhiều yếu tố chủ quan của cá nhân nên vẫn còn một số hạn chế và thiếu xót, rất mong sự góp ý của các nhà chuyên môn và các anh chị em đồng nghiệp.
Vĩnh yên, ngày 26 tháng 2năm 2020 Vĩnh yên, ngày 22 tháng 2 năm 2020
Thủ trưởng đơn vị Tác giả sáng kiến Đào Thị Hà
PHỤ LỤC
Phiếu điều tra 1:
Xây dựng chuyên đề dạy học và tổ chức dạy học phát triển năng lực cho HS trong chuyên đề
Họ tên GV:……….Trường:……… Hướng dẫn trả lời: Mỗi nội dung điều tra có các phương án trả lời, ứng với mỗi phương án, xin quý thầy/cô vui lòng đánh dấu (x) vào phương án trả lời mà thầy/cô thấy đúng nhất!
Câu Các nội dung điều tra % Phương án trả lời
1
Thầy/cô biết đến việc thiết kế chuyên đề dạy học theo hướng phát triển năng lực HS và tổ chức dạy học phát triển năng lực HS trong chuyên đề ở mức độ nào?
Biết rất rõ Có nghe nói Chưa biết
Không quan tâm
2
Thầy/cô từng thiết kế chuyên đề dạy học theo hướng phát triển năng lực HS và từng tổ chức dạy học phát triển năng lực HS trong chuyên đề ở mức độ nào?
Thường xuyên tham gia Thỉnh thoảng tham gia Hiếm khi tham gia Chưa bao giờ tham gia
3
Thầy/cô (GV Vật lí) đã từng thiết kế và tổ chức dạy học phát triển năng lực HS trong chuyên đề Từ
trường – Vật lí 11 THPT
Đã từng Chưa từng
Phiếu điều tra 2:
Mức độ hình thành và phát triển năng các năng lực cơ bản
Họ tên HS:……….Lớp:……… Hướng dẫn trả lời: Mỗi nội dung điều tra có các phương án trả lời, ứng với mỗi phương án, em hãy vui lòng đánh dấu (x) vào phương án trả lời em cho là đúng.
Câu Các nội dung điều tra % Phương án trả lời
1
Em đã nhận nhiệm vụ nghiên cứu bài học, triển khai, giải quyết nhiệm vụ học tập (cá nhân hoặc theo nhóm) từ GV để tự tìm tòi, khám phá tri thức mới ở mức độ nào?
Thường xuyên tham gia Thỉnh thoảng tham gia Hiếm khi tham gia Chưa bao giờ tham gia
2
Em đã sử dụng các phần mền tin học ứng dụng trên máy tính hoặc trên điện thoại để phục vụ cho việc nghiên cứu, tìm hiểu và vận dụng kiến thức trong bộ môn vật lí ở mức độ nào?
Thường xuyên tham gia Thỉnh thoảng tham gia Hiếm khi tham gia Chưa bao giờ tham gia
Em hãy điền tên phần mềm đã sử dụng (nếu có)………... ……….. 3
Nếu không có thầy/cô hướng dẫn hoặc giảng dạy một bài học nào đó theo SGK thì em có thể tự học bài đó ở mức độ nào?
Hoàn toàn tự học
Tự học được những phần đơn giản Không thể tự học
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quyết định số 711/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, 2012. Phê duyệt "Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020". Hà Nội.
2. Chỉ thị Số: 2919/CT-BGDĐT về nhiệm vụ chủ yếu của năm học 2018 - 2019
của ngành giáo dục, ngày 10 tháng 08 năm 2018
3. Công văn Số: 5555/BGDĐT-GDTrH,V/v hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn
về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên
qua mạng, ngày 08 tháng 10 năm 2014
4. Tài liệu tập huấn: “Xây dựng các chuyên đề dạy học và kiểm tra đánh giá
theo định hướng phát triển năng lực học sinh” của bộ GD&ĐT, xuất bản tháng 12/2014
5. Tài liệu tập huấn: “Sinh hoạt chuyên môn về phương pháp và kỹ thuật tổ chức
hoạt động tự học của học sinh trung học phổ thông” của bộ GD&ĐT xuất bản tháng 12/2017
6. Lương Duyên Bình (tổng chủ biên), Nguyễn Xuân Chi -Đàm Trung Đồn-
Đoàn Duy Hinh - Vũ Quang – Bùi Quang Hân. Sách vật lí 11 cơ bản. NXB Giáo
dục năm 2013
7. Lương Duyên Bình (tổng chủ biên), Nguyễn Xuân Chi -Đàm Trung Đồn-
Đoàn Duy Hinh - Vũ Quang – Bùi Quang Hân. Sách vật lí 11 cơ bản. NXB Giáo
dục năm 2013
Một số trang mạng tham khảo chính 1. http://vanban.chinhphu.vn
2. http://www.vinhphuc.gov.vn