PHẦN KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) vphương pháp giải bài toán bằng cách lập phương trình hệ phương trình toán 9 (Trang 26 - 28)

3.1. Ý nghĩa của sáng kiến:

Qua quá trình nghiên cứu đề tài phương pháp giải bài toán bằng cách lập phương trình - hệ phương trình trong chương trình Toán 9 tôi đã hệ thống hóa lại những kiến thức cơ bản của phần này nhằm giúp cho học sinh nắm vững các kiến thức trong các tiết dạy chính khóa cũng như ngoại khóa. Đồng thời phân loại, đưa ra được những phương pháp giải cụ thể một số bài tập thông dụng, tạo điều kiện cho học sinh học tập tốt bộ môn hơn. Từ đó học sinh có thái độ tích cực trong học tập.

Khi giải bài toán bằng cách lập phương trình tất cả đều phải dựa vào một quy tắc chung: Đó là các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình. Cụ thể như sau:

* Bước 1: Lập phương trình (hoặc hệ phương trình): - Chọn ẩn số (đơn vị) và đặt điều kiện cho ẩn;

- Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo ẩn và các đại lượng đã biết;

- Lập phương trình (hệ phương trình) biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng.

* Bước 2: Giải phương trình (hệ phương trình).

* Bước 3: Trả lời: Kiểm tra xem trong các nghiệm của phương trình (hệ phương trình) nghiệm nào thỏa mãn điều kiện của ẩn, nghiệm nào không rồi kết luận.

Để nâng cao chất lượng bộ môn, bên cạnh phối kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy tích cực, tăng cường hiệu quả việc sử dụng thiết bị dạy học hiện đại thì việc phân dạng và đưa ra phương pháp giải bài tập cụ thể cũng hết sức quan trọng.

Muốn thực hiện tốt biện pháp này giáo viên cần phải:

Nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy, chịu khó đầu tư trí tuệ để sắp xếp các bài tập theo dạng một cách hợp lý, tuyệt đối không được bỏ qua các dạng cơ bản để học sinh làm bài tập theo hệ thống.

Đưa ra phương pháp giải phù hợp dễ hiểu đối với từng dạng bài, đúng với từng đối tượng học sinh, tránh việc phức tạp hóa vấn đề làm cho học sinh thêm khó hiểu.

Nắm bắt được lực học của từng học sinh để có phương pháp giảng dạy phù hợp, phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh.

Giáo viên phải là người hoạch định, biết cách định hướng về cách giải bài tập cho từng học sinh ở lớp và ở nhà. Phải tìm mọi cách tạo bầu không khí học tập thân thiện, hứng khởi, trên tinh thần cởi mở, đoàn kết, thi đua lành mạnh, biết khơi dậy nhu cầu học hỏi, hiểu biết của học sinh và đánh thức khả năng tiềm ẩn trong học sinh. Cần tổ chức cho các em tự lực giải các bài tập dựa vào phương pháp phân dạng bài tập để giải.

Thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở, cho bài tập để học sinh vận dụng các kiến thức đã học vào việc rèn luyện phương pháp giải bài tập.

Giáo viên chủ động, sáng tạo, khoa học, nhiệt tình tâm huyết với nghề nghiệp mà mình đã chọn.

Học sinh phải có ý thức học tập, tự học, tự mình tìm tòi khám phá ra kiến thức mới, không ỷ lại vào các thầy cô.

Học sinh cần được trang bị đầy đủ các đồ dùng học tập phù hợp với đặc trưng của bộ môn Toán.

Học sinh phải thường xuyên học bài cũ và làm bài tập về nhà. Thành lập “Đôi bạn cùng tiến” để các em giúp nhau, cùng nhau thi đua trong học tập tạo ra không khí học tập sôi nổi đầy hiệu quả.

3.2. Kiến nghị, đề xuất:

Để thực hiện mục tiêu của bộ môn, bản thân tôi đã phải cố gắng học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, tự tìm các tài liệu để nghiên cứu, song vẫn còn những hạn chế nhất định.

Để đề tài thực sự đem lại kết quả tôi xin có một số kiến nghị như sau: - Đối với Ban giám hiệu nhà trường:

+ Tăng cường mua bổ sung một số tài liệu, sách tham khảo, sách nâng cao về phương pháp giải bài toán bằng cách lập phương trình - hệ phương trình để phục vụ tốt hơn công tác giảng dạy.

+ Cần tổ chức các buổi ngoại khóa, các câu lạc bộ Toán học tạo sân chơi cho các em vừa kích thích tính tự giác chủ động sáng tạo trong học sinh vừa giúp các em nắm bắt kiến thức sâu hơn.

+ Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để giáo viên tự tích lũy chuyên môn nghiệp vụ qua các tiết dự giờ, thao giảng, ngoại khóa,….

- Đối với Hội đồng bộ môn phòng giáo dục:

+ Mở thêm các lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ để tạo điều kiện cho giáo viên tiếp cận phương pháp giảng dạy mới nhanh và hiệu quả hơn.

+ Tăng cường triển khai các buổi sinh hoạt chuyên môn liên trường để giáo viên có cơ hội giao lưu học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, tạo điều kiện để các giáo viên tham dự các tiết dạy học theo chuyên đề trong toàn huyện.

Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi trong quá trình giảng dạy. Tuy nhiên do điều kiện thời gian và kinh nghiệm của bản thân chưa nhiều do đó không tránh khỏi một vài khiếm khuyết. Vì vậy, kính mong hội đồng khoa học bộ môn cũng như các bạn đồng nghiệp góp ý, giúp đỡ thêm để bản sáng kiến kinh nghiệm ngày càng có tính khả thi hơn góp phần vào việc đẩy mạnh giảng dạy bộ môn Toán học trung học cơ sở - đáp ứng yêu cầu chất lượng dạy học trong thời kì mới.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường cùng các bạn đồng nghiệp đã quan tâm, góp ý, giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này./

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) vphương pháp giải bài toán bằng cách lập phương trình hệ phương trình toán 9 (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(28 trang)