Phối hợp với giáo viên bộ môn và các lực lượng giáo dục khác để giáo dục học sinh

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) xây dựng mối quan hệ thầy trò trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT (Trang 25 - 28)

nhiệm lớp phải thực hiện các nguyên tắc cơ bản sau đây:

- Phải tạo ra hứng thú, tính chủ động, tích cực, có ý thức của học sinh. - Các hoạt động phù hợp với lứa tuổi, năng lực và sở trường của học sinh. - Các hoạt động phù hợp với lứa tuổi, năng lực và sở trường của học sinh. - Đảm bảo an toàn tuyệt đối, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe và học tập của học sinh.

- Các hoạt động càng đa dạng phong phú, trẻ em càng tích cực tham gia, đó là cơ hội để các em phấn đấu và trưởng thành.

5. Phối hợp với giáo viên bộ môn và các lực lượng giáo dục khác để giáo dụchọc sinh học sinh

Giáo dục và quá trình có tính xã hội, do đó có nhiều lực lượng tham gia. Mỗi lực lượng giáo dục đều có những vai trò và chức năng riêng, giáo viên chủ nhiệm cần khai thác thế mạnh của các lực lượng đó, chủ động phối hợp tổ chức giáo dục học sinh có kết quả nhất.

Trước hết giáo viên chủ nhệm cần phối hợp chặt chẽ với các giáo viên bộ môn để:

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục: tham quan, cắm trại, tổ chức những ngày lễ truyền thống, kế hoạch giúp đỡ các đoàn thể hoạt động…

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh kém, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, tổ chức các hình thức học tập ngoại khóa, trao đổi về phương pháp học tập…

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và hạnh kiểm của học sinh, nhận xét, ghi học bạ.

Giáo viên chủ nhiệm lớp thường xuyên trao đổi với giáo viên bộ môn để biết tình hình học tập hàng ngày của lớp, để có những biện pháp giáo dục kịp thời. Thường xuyên rút kinh nghiệm về nội dung và phương pháp giảng dạy và giáo dục cho phù hợp với học sinh của lớp.

Đối với chi đoàn thanh niên, Giáo viên chủ nhiệm nên chủ động đưa ra kế hoạch phối hợp công tác của cả năm học, kế hoạch công tác học kì, hàng tháng, hàng tuần.

- Phối hợp tổ chức các đợt thi đua nhân dịp cá ngày lễ lớn với các hình thác hoạt động hấp dẫn với học sinh, thanh, thiếu niên.

- Phối hợp tổ chức sinh hoạt tập thể; sinh hoạt lớp, sinh hoạt đoàn, thực chất là phát huy tinh ý thức trách nhiệm và thần sáng tạo của các đoàn thể và từng cá nhân tham gia thực hiện các mục tiêu giáo dục chung, để không chồng chéo, trùng lặp các công việc của lớp, đoàn thể, không gây khó khăn cho học sinh. Tuy nhiên, phối hợp công tác không có nghĩa là đơn giản hóa công việc hay chủ nhiệm làm thay các đoàn thể.

Đối với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, GVCN thường xuyên có mối quan hệ mật thiết với cha mẹ học sinh để cùng trao đổi nắm vững tình hình học tập và hạnh kiểm của các em ở lớp và ở nhà. Mối quan hệ này nếu được thiết lập thường xuyên, phương thức thực hiện là sử dụng điện thoại, thư điện

tử, sổ liên lạc…Gia đình là tế bào của xã hội, là nền tảng của mỗi quốc gia và là chỗ dựa vững chắc về mặt tinh thần, đồng thời cũng là kim chỉ nam để tránh những nhận thức lệch lạc từ phía học sinh.Nhiều gia đình do quá bận rộn với công việc nên thời gian dành cho việc giáo dục con cái không nhiều, gần như phó mặc cho nhà trường và xã hội, thậm chí cung cấp tiền bạc dư thừa không nghĩ đến hậu quả. Nhiều phụ huynh chỉ gặp gỡ trao đổi với GVCN trong 3 buổi họp phụ huynh trong một năm học. còn chủ yếu là trao đổi qua điện thoại trong những trường hợp cần thiết. Trẻ thiếu thốn tình cảm, thiếu sự quan tâm của gia đình, dễ bị kẻ xấu lôi cuốn sa ngã. Một số em do được chiều chuộng và chăm sóc quá mức nên nảy sinh tính ích kỉ, ương bướng, khó bảo. Hơn nữa, công tác chủ nhiệm chủ yếu là kiêm nhiệm, thực tế hiện nay chưa có một khoá đào tạo chính thức nào cho GVCN. Chính vì vậy, không nhiều GVCN thực sự có năng lực, làm chủ nhiệm chủ yếu bằng kinh nghiệm của bản thân, cộng với trao đổi học hỏi trong nhà trường. Bên cạnh đó, số tiết dành cho GVCN còn quá ít, chỉ 4 tiết trên tuần, chưa tương xứng công sức giáo viên đầu tư vào công tác chủ nhiệm, dẫn đến nhiều giáo viên chưa hăng say với công tác chủ nhiệm. Nội dung chương trình giảng dạy còn nặng về kiến thức thuần tuý, số tiết giành cho giáo dục công dân, giáo dục đạo đức học sinh còn ít, trong khi xã hội ngày càng phát triển. Hơn nữa ở lứa tuổi này, tâm sinh lí của các em đang phát triển mạnh, các em ngày càng có nhiều nhu cầu hiểu biết, tìm tòi, bắt chước, thích giao lưu, đua đòi, thích sự khẳng định mình..., trong khi kiến thức về xã hội, gia đình, sự hiểu biết về pháp luật còn hạn chế, nên chiều hướng học sinh hư, lười học, hiện tượng bỏ giờ, trốn tiết, vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức cớ chiều hướng gia tăng. Đó là khó khăn về mặt khách quan gây cản trở cho những người làm công tác chủ nhiệm lớp.

- Tổ chức và thực hiện tốt các kỳ họp phụ huynh do nhà trường đề ra. Đi thăm và trao đổi trực tiếp với gia điình PHHS khi thấy cần thiết. Mời PHHS tới trường đẻ tra đổi về việc giáo dục HS khi có những hiện tượng bất thường và khẩn

cấp. Liên hệ thường xuyên với hội CMHS để tích cực hóa các hoạt động giáo dục, việc kết hợp phụ huynh (PH) để cùng nhau giáo dục HS cũng không kém phần quan trọng. Phải làm cho PHHS tin tưởng nhà trường, thấy việc gửi con mình vào trường là quyết định đúng đắn. Mối quan hệ này được thể hiện qua các buổi họp giữa GVCN với PHHS - GVCN phải tạo được uy tín, vững vàng, bản lĩnh trong buổi họp đầu năm. Đây là buổi họp rất quan trọng, GVCN sẽ thông báo những văn bản, thông tư, nội quy trường đến PHHS. Họp bàn bạc để đi đến thống nhất ý kiến, từ đó PHHS sẽ đồng tình ủng hộ GVCN trong việc giáo dục con mình; kiên trì giải thích và thuyết phục họ nhận ra những điểm mạnh, yếu của con mình. Đặc biệt phải hình thành trong PHHS thói quen tìm hiểu tình hình học tập của con mình bằng cách liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp (qua giấy thông báo) với GVCN. Để tiếp xúc được với PHHS thì nên chuẩn bị tốt nội dung cần trao đổi, chính xác, rõ ràng, cụ thể. Có như thế, PHHS thấy được GVCN đã quan tâm sâu sắc đến con mình từ đó yên tâm, tin tưởng GVCN, tin tưởng nhà trường. GVCN lớp cần kết hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh trong quá trình giáo dục học sinh; kịp thời liên hệ, báo cáo việc thực hiện nề nếp, kết quả học tập của các em, đề nghị gia đình phối hợp trong việc uốn nắn các em chưa ngoan.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) xây dựng mối quan hệ thầy trò trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)