+ Mọi khối kim loại chuyển động trong từ trường đều chịu tác dụng của những lực hãm điện từ. Tính chất này được ứng dụng trong các bộ phanh điện từ của những ôtô hạng nặng.
+ Dòng điện Fu-cô gây ra hiệu ứng tỏa nhiệt Jun – Len-xơ trong khối kim loại đặt trong từ trường biến thiên. Tính chất này được ứng dụng trong các lò cảm ứng để nung nóng kim loại.
+ Trong nhiều trường hợp dòng điện Fu-cô gây nên những tổn hao năng lượng vô ích. Để giảm tác dụng của dòng Fu-cô, người ta có thể tăng điện trở của khối kim loại. + Dòng Fu-cô cũng được ứng dụng trong một số lò tôi kim loại.
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM
Tôi đã tiến hành dạy thử trên lớp 11A1 trường THPT Tam Đảo. Dưới đây là một số hình ảnh tại giờ học.
Hình 3.1.Bộ dụng cụ thí nghiệm chuẩn bị dạy học bài “Từ thông. Cảm ứng điện từ” theo BTNB
Hình 3.2.Hoạt động khởi động của tiết học dạy bài “Từ thông. Cảm ứng điện từ” theo BTNB
Hình 3.3.Học sinh đang tiến hành thí nghiệm nam châm dịch chuyển bài “Từ thông. Cảm ứng điện từ”
Hình 3.4. Học sinh đang tiến hành thí nghiệm khung dây biến dạng bài “Từ thông. Cảm ứng điện từ”
Hình 3.5. Học sinh đang lắp ráp mô hình máy phát điện - ứng dụng bài “Từ thông. Cảm ứng điện từ”
Hình 3.6. Học sinh đang chi chép kết quả thí nghiệm bài “Từ thông. Cảm ứng điện từ”
Tôi đã tiến hành kiểm tra khảo sát nhanh về khả năng tiếp nhận kiến thức của bài học trên đồng thời hai lớp. Lớp thử nghiệm 11A1, lớp đối chứng 11A2 với kết quả như sau:
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT BÀI “TỪ THÔNG. CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ”
Thời gian 10 phút(không kể thời gian giao đề)
Họ và tên:………….……….Lớp……….
HỌC SINH KHOANH TRÒN ĐÁP ÁN ĐÚNG?
Câu 1: Đơn vị của từ thông là:
A. vêbe(Wb) B. tesla(T) C. henri(H) D. vôn(V)
Câu 2: Một khung dây phẳng có diện tích 12cm2 đặt trong từ trường đều cảm ứng từ B = 5.10-2T, mặt phẳng khung dây hợp với đường cảm ứng từ một góc 300. Tính độ lớn từ thông qua khung:
A. 2.10-5Wb B. 3.10-5Wb C. 4 .10-5Wb D.5.10-5Wb
Câu 3: Nếu một vòng dây quay trong từ trường đều, dòng điện cảm ứng:
A. đổi chiều sau mỗi vòng quay B. đổi chiều sau mỗi nửa vòng quay