CƠ SỞ THỰC TIỄN

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) xây dựng tập san chủ quyền của nước ta ở hai quần đảo hoàng sa và trường sa góp phần giáo dục chủ quyền biển, đảo trong dạy học địa lí 12 (Trang 27)

II.1. Vấn đề giáo dục chủ quyền biển, đảo ở nước ta. II.1.1. Đặc điểm giáo dục chủ quyền biển, đảo ở nước ta.

Thực tế hiện nay, đa số học sinh phổ thông đều còn thiếu kiến thức về biển đảo và chủ quyền vùng biển Việt Nam.Với số lượng bài học về biển đảo còn hạn chế chưa thể giúp học sinh có cái nhìn toàn diện và hiểu biết cụ thể về các vấn đề 27

biển đảo Việt Nam. Mặt khác, các bài học này chỉ nêu vài nét khái quát về tình hình phát triển kinh tế xã hội ở vùng biển.

Nhiều giáo viên các môn học khác cũng mơ hồ về vùng biển chủ quyền của đất nước, khi được hỏi thì không biết chính xác diện tích, vị trí địa lí, giới hạn chủ quyền, các nguồn tài nguyên, tiềm năng và lợi thế biển đảo của chúng ta như thế nào.

Sự nhận thức còn hạn chế như vậy chủ yếu là do công tác tuyên truyền của chúng ta chưa thật sự sâu rộng trong mỗi nhà trường.

II.1.2. Giáo dục chủ quyền biển, đảo trong môn địa lí.

Đối với môn địa lí, giáo dục chủ quyền biển đảo ở nước ta được thể hiện rõ nhất thông qua chương trình địa lí 12. Qua bài học, học sinh không chỉ học được những kiến thức cần thiết và còn biết được cơ sở để khẳng định chủ quyền nước ta ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, thêm yêu biển đảo quê hương từ đó có động cơ, mục đích học tập mặt khác nâng cao chất lượng dạy học.

Hiện nay, một số giáo viên đã lồng ghép nhưng nội dung không được đặc sắc, học sinh khó hình dung và không hiểu bản chất dẫn đến hiệu quả chưa cao

II.2. Thực trạng giáo dục chủ quyền biển đảo ở trường THPT A

II.2.1. Thuận lợi

Ban giám hiệu quan tâm chỉ đạo sâu sát hoạt động dạy và học trong nhà trường nhất là vấn đề sử dụng thiết bị dạy học trong đó có kênhhình.

Có đội ngũ GV nhiệt tình, năng động, sáng tạo, chịu khó tìm tòi học hỏi, đầu tư nhiều cho công tác giảng dạy và trong tiếtdạy.

HS ngoan, siêng năng, tích cực, ham thích tìm hiểu và hứng thú học tập Địa lí.Trường được trang bị máy chiếu công nghệ thông tin và nhiều đồ dùng dạy học.

II.2.2. Khó khăn

Trường chưa có nhiều hoạt động ngoại khóa về chủ quyền biển đảo, đại bộ phận học sinh ở vùng nông thôn mức độ tiếp thu còn chậm, chưa đồng đều giữa các lớp. Những hiểu biết về chủ quyền biển đảo còn mơ hồ, không quan tâm.

Thời gian tiết học ngắn gây khó khăn khi thực hiện các thao tác giảng dạy đặc biệt lồng ghép kiến thức

II.3. Giải pháp khắc phục.

II.3.1. Xây dựng tập san chủ quyền của nước ta ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

a, Xây dựng ý tưởng và lên kế hoạch

- Xác định ý tưởng xây dựng tập san chủ quyền nước ta ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

- Phân công nghiên cứu tài liệu, thống nhất những nội dung chính, tra cứu, thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau…

- Chọn địa điểm làm việc ở phòng học bộ môn Tin học của trường THPT Phạm Công Bình, thời gian làm việc là vào các buổi chiều được nghỉ học, các buổi tối ở nhà.

b, Nghiên cứu lí thuyết

- Tìm hiểu khái niệm, cách xây dựng tập san.

- Tìm hiểu cách để biên tập, bố cục nội dung trong các trang của tập san - Xây dựng tập san

- Chỉnh sửa ảnh, văn bản phù hợp, in ấn

c, Tìm kiếm tài liệu

- Tìm kiếm các tài liệu trên mạng và trên sách, báo, tạp chí, tư liệu từ chuyên gia.

- Mượn máy tính sách tay - Thu thập hình ảnh

- Thường xuyên cập nhật, đăng tải hình ảnh, nội dung, chương trình lên Facebook.

d, Tiến hành xây dựng tập san chủ quyền nước ta ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

- Lấy hình ảnh, tranh ảnh của bộ đội ngoài đảo Trường Sa. - Đánh máy nội dung tra cứu được, sắp xếp thành hệ thống

- Bố cục lại các trang của tập san sao cho phù hợp với từng nội dung - Hoàn thiện tập san

e, Nội dung tập san giáo dục chủ quyền biển đảo để khẳng định chủ quyền nước ta tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

* Tập hợp tranh ảnh thành cuốn tập san chủ quyền nước ta ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Tập san gồm 5 phần:

- Khái quát về vị trí địa lí, địa chất và địa hình đáy biển

- Hình bản đồ khẳng định chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa. + Hình bản đồ cổ Việt Nam.

+ Bản đồ cổ Phương Tây xác nhận chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

+ Hình bản đồ cổ do các nước phương Tây vẽ thể hiện đảo Hải Nam là cực Nam của Trung Quốc.

+ Hình bản đồ do tác giả Trung Quốc vẽ thể hiện đảo Hải Nam là cực Nam của Trung Quốc.

- Phong tục, tập quán, di tích còn lại ở Hoàng Sa và Trường Sa - Hình ảnh, sơ đồ về luật biển quốc tế 1982

- Tác phẩm văn học “Lời thề”- Nguyễn Quang Vinh – là tác phẩm văn học đầu tiên minh chứng Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam

- Một số hình ảnh trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

d, Một số hình ảnh buổi ra mắt cuốn tập san chủ quyền nước ta ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Một số hình ảnh buổi ra mắt tập san

Ra mắt tập san tại lớp 12A5

Học sinh xác định đường cơ sở nước ta.

II.3.2. Sử dụng tập san giáo dục chủ quyền biển đảo để khẳng định chủ quyền nước ta ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Học sinh được xem tập san trước các bài dạy thông qua cuốn tập san mà giáo viên đã hoàn thành rồi lần lượt xem.

Trong bài dạy, giáo viên sử dụng máy chiếu chiếu các hình ảnh trong tập san phù hợp với các đơn vị kiến thức.

CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TẬP SAN GIÁO DỤC CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÍ 12 – BAN CƠ BẢN.

Đối với môn Địa lí, một môn khoa học được xếp vào các ngành khoa học thực nghiêm thì các phương pháp dạy học có ý nghĩa quan trọng.Tập san chủ yếu là kênh hình, các kênh hình được tạo ra từ phương tiện dạy học luôn được sử dụng thường xuyên và có vai trò không nhỏ trong việc điều khiển hoạt động nhận thức của HS dưới sự hướng dẫn của GV.Đồng thời nó cũng là nguồn tri thức phong phú để học sinh độc lập tìm tòi và rèn luyện các kĩ năng cần thiết. Để nâng cao hiệu quả của việc khai thác kênh hình trong quá trình dạy học địa lí thì bản thân kênh hình phải đảm bảo các yêu cầu sau:

1. Tính khoa học

Các kênh hình được sử dụng trong dạy học địa lí phải đảm bảo tính khoa học.Một trong những yêu cầu khoa học đầu tiên là kênh hình phải đảm bảo tính chính xác về đối tượng địa lí, các hiện tượng địa lí cần thể hiện trên các kênh hình phải có sự tương ứng với thực tế.Đặc biệt là đối với bản đồ phải có độ chính xác về tính khoa học cũng như phương pháp thể hiện.

Tính khoa học của kênh hình còn được thể hiện ở lượng thông tin mà nó truyền tải. Dựa vào nội dung cụ thể cũng như trình độ nhận thức của HS mà ta tiến hành xây dựng kênh hình theo hướng tích cực hóa hoạt động củaHS.

2. Tính trực quan

Đảm bảo tính trực quan là một trong những nguyên tắc quan trọng của kênh hình.Tính trực quan của kênh hình thể hiện ở khả năng nhận biết nhanh các đối tượng và hiện tượng Địa lí được biểu hiện trên kênh hình của HS.

Hệ thống kênh hình nên sử dụng những màu sắc đẹp, các kí hiệu gần gũi, các hình ảnh trực quan nhằm kích thích hứng thú học tập của HS.

Tuy nhiên do đặc thù của môn học cho nên hệ thống kênh hình không chỉ dễ nhìn mà phải gọn nhẹ, dễ di chuyển. Ngoài ra để đảm bảo các nguyên tắc trực quan thì kênh hình được trình bày trong SGK phải có một sự nhất quán với kênh chữ, nội dung biểu hiện phải tập trung vào nội dung quan trọng tránh lồng ghép quá nhiều nội dung vào một đơn vị hình làm rối kênh hình.

3. Tính sư phạm

Để đảm bảo được tính sư phạm thì kênh hình được xây dựng phải có sự nghiên cứu kĩ về nội dung và về phương pháp cũng như đặc điểm tâm lí lứa tuổi củaHS.

Bản thân HS cũng giống như trang giấy trắng, chính quá trình học tập rèn luyện trong nhà trường phổ thông đã góp phần hình thành nên nhân cách và phẩm chất của các em. Do vậy, khi lựa chon, thiết kế kênh hình phục tính sư phạm còn thể hiện ở sự thống nhất về kí hiệu, phương pháp thểhiện

4. Tính thẩm mĩ

Kênh hình được sử dụng trong giảng dạy Địa lí phải đảm bảo tính thẩm mĩ cao, các đường nét, màu sắc...phải hài hoà, cân đối. Tính thẩm mĩ vừa có tác dụng thu hút học tập của HS vừa có tác dụng giáo dục óc thẩm mĩ choHS.

CHƯƠNG III: TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM I. Địa bàn thực nghiệm

- Tại hai lớp học:

+ Lớp 12A2: là lớp đối chứng – ít được sử dụng các hình ảnh của tập san + Lớp 12A3: là lớp thực nghiệm – được sử dụng tập san trong quá trình học, được xem trước cuốn tập san do giáo viên biên soạn.

- Địa điểm: phòng học bộ môn của trường.

II. Quy trình thực hiện II.1. Lập kế hoạch giảng dạy

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

TRƯỜNG THPT A

ĐIỀU CHỈNH PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY

MÔN:ĐỊA LÍ - LỚP 12 NĂM HỌC 2017-2018

Do thấy được sự cần thiết điều chỉnh lại chương trình, được sự đồng ý của Sở giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc, nhà trường đã điều chỉnh lại chương trình như sau:

Chương (Phần)

i

Tiết Tên bài dạy Hướng dẫn thực hiện

I. Vị trí địa lí và lịch sử hình thành lãnh thổ 1 1 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ 2 2 Thực hành:

- Vẽ lược đồ Việt Nam

- Đọc bản đồ địa hình, điền vào lược đồ trống một số dãy núi và đỉnh núi

Gộp bài 3 và bài 13 SGK

II. Đặc điểm

3 3 Đất nước nhiều đồi núi

4 4 Đất nước nhiều đồi núi (tiếp theo)

chung 5 5 Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu Gộp bài 8 và bài 42

của tự nhiên Việt Nam

sắc của biển. Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng Biển Đông, các đảo và quần đảo.

SGK

6 Ôn tập

7 Kiểm tra 1 tiết

6 8 Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa 7 9 Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

(tiếp theo)

8 10 Thiên nhiên phân hóa đa dạng Dạy hết phần phân hóa Bắc -Nam và Đông-Tây. 9 11 Thiên nhiên phân hóa đa dạng

(tiếp theo)

Dạy hết phần phân hóa theo độ cao, các miền địa lí tự nhiên. III. Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên

14 12 Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

15 13 Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai

14 Ôn tập

15 Kiểm tra học kì I IV. Địa

lí dân cư

16 16 Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta

17 17 Lao động và việc làm và đô thị hóa Gộp bài 17, 18 SGK V. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

18 18 Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Gộp bài 1, bài 20 SGK

VI. Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp

19 19 Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta Không dạy mục 3: Kinh tế nông thôn nước ta đang chuyển dịch rõ nét.

Không yêu cầu HS trả lời: Câu hỏi 3 phần câu hỏi và bài tập.

20 20 Vấn đề phát triển nông nghiệp Không dạy mục 1. Ngành trồng trọt; phần b. Sản xuất cây thực phẩm

Không dạy mục 2. Ngành chăn nuôi; phần b. Ngành chăn nuôi gia súc ăn cỏ (không dạy ngành chăn nuôi dê)

21 21 Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp

Không dạy mục 2. Lâm nghiệp; phần b. Tài nguyên rừng của nƣớc ta vốn giàu có nhƣng đã bị suy thoái nhiều.

VII.Một sốMột số Một số vấn đề phát triển và

22 22 Cơ cấu ngành công nghiệp

23 23 Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm

Dạy hết CN năng lượng và CN chế biến lương thực- thực phẩm. 24 24 Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp Không dạy mục 2. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới tổ chức lãnh

nghiệp thổ công nghiệp

25 25 Thực hành:

- Vẽ biểu đồ phân tích sự phân hóa

về thu nhập bình quân đầu người giữ các vùng.

- Phân tích sự chuyển

dịch cơ cấu ngành trồng trọt

- Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp.

Không yêu cầu HS làm: Bài tập 1, ý b VIII. Một số vấn đề phát triển và phân bố các ngành dịch vụ. 26 26 Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc 27 27 Vấn đề phát triển thương mại, dịch

vụ

28 Ôn tập

29 Kiểm tra 1 tiết IX. Địa lí các vùng kinh tế 28 30 Vấn đề khai thác thế mạnh ở trung du và miền núi Bắc Bộ

Không dạy mục 1. Khái quát chung (chỉ dạy về phạm vi lãnh thổ, tên các tỉnh, vị trí địa lí của vùng).

29 31 Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng

30 32 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ

Không dạy mục 1. Khái quát chung (chỉ

dạy về phạm vi lãnh thổ, tên các tỉnh, vị trí địa lí của vùng.)

Không yêu cầu HS trả lời: Câu hỏi 1 phần câu hỏi và bài tập

31 33 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ

Không dạy mục 1. Khái quát chung (chỉ dạy về phạm vi lãnh thổ, tên các tỉnh, vị trí địa lí của vùng).

Không yêu cầu HS trả lời: Câu hỏi 1 phần câu hỏi và bài tập

32 34 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên

Không dạy mục 1. Khái quát chung (chỉ dạy về phạm vi lãnh thổ, tên các tỉnh, vị trí địa lí của vùng) Không yêu cầu HS trả lời: Câu hỏi 1 phần câu hỏi và bài tập

33 35 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ

Không dạy mục 2. Các thế mạnh và hạn chế của vùng

Không yêu cầu HS trả lời: Câu hỏi 1 phần câu hỏi và bài tập:

34 36 Thực hành: So sánh về cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia

súc lớn giữa vùng Tây Nguyên với trung

du và miền núi Bắc Bộ

Thực hành: Phân tích tình hình phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ

35 37 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long

Không dạy mục 1. Các bộ phận hợp thành đồng bằng sông Cửu Long (chỉ dạy về phạm vi lãnh thổ, tên các tỉnh, vị trí địa lí của vùng) 36 38 Các vùng kinh tế trọng điểm 39 Ôn tập 40 Kiểm tra học kì II X. Ôn tập 41- 44

Ôn tập Địa lí tự nhiên Việt Nam

45- 46

Ôn tập Địa lí dân cư Việt Nam

47- 49

Ôn tập Địa lí các ngành kinh tế

50- 52

Ôn tập Địa lí các vùng kinh tế

NGƯỜI LẬP DUYỆT CỦA TỔ

Ngày 13 tháng 08 năm 2018

DUYỆT CỦA BGH

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Hiểu biết đúng đắn, khoa học về vùng biển, đảo Việt Nam.

- Phân tích được ảnh hưởng của biển Đông đến thiên nhiên, sự phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng nước ta.

- Hiểu được ý nghĩa kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh của biển đảo.

- Phân tích hiện trạng và phương hướng phát triển các ngành kinh tế biển nước ta hiện nay. - Hiểu được vì sao phải tăng cường hợp tác với các nước láng giềng trong giải quyết vấn đề biển, đảo.

2. Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng tư duy, tổng hợp trong các bài học có liên quan đến kiến thức

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) xây dựng tập san chủ quyền của nước ta ở hai quần đảo hoàng sa và trường sa góp phần giáo dục chủ quyền biển, đảo trong dạy học địa lí 12 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)