III. Kiểm tra, đánh giá
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến
10.1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả
Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm bản thân tôi cho rằng những phương pháp này giúp:
- Khuyến khích giáo viên sáng tạo, thực hiện dạy học theo chủ đề, chủ điểm theo các chuyên đề và có nội dung liên quan đến nhiều môn học và gắn liền với thực tiễn.
- Góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập; tăng cường ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong dạy học.
- Làm cho học sinh hiểu bài hơn, yêu thích môn học hơn.
- Gây hứng thú và niềm đam mê của học sinh đối với bộ môn sinh học. - Phát triển kĩ năng thuyết trình và khả năng tự học của học sinh.
10.2. Đánh giá về thành công khi áp dụng SKKN theo ý kiến của tổ chức cá nhân * Đối với học sinh:
Học sinh hứng thú với bộ môn sinh học, phát huy được tính tích cực, tự giác trong học tập nên việc tiếp thu kiến thức dễ dàng và nhớ lâu kiến thức hơn. Các kiến thức được xâu chuỗi, mạch lạc với nhau giúp học sinh xác định được kiến thức trọng tâm của bài học, chương học. Đồng thời dạy học theo các chuyên đề còn góp phần giảm tải được thời lượng môn học, tạo hứng thú trong học tập.
* Đối với giáo viên
Giáo viên chủ động xây dựng được các tiết học với phương pháp dạy học tích cực.
Xây dựng các chuyên đề dạy học theo các chủ đề liên môn không những giảm tải cho giáo viên trong việc dạy khối lượng kiến thức trong môn học của mình mà còn có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn hiện nay thành đội ngũ giáo viên có đủ năng lực dạy học kiến thức theo chuyên đề, chủ đề.