Nội dung thực nghiệm (Kế hoạch bài dạy thực nghiệm)

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ file word) Phát triển năng lực tư duy phản biện cho học sinh lớp 12 trong dạy học truyện ngắn Việt Nam sau năm 1975 (Trang 99 - 118)

7. Cấu trúc đề tài

3.4. Nội dung thực nghiệm (Kế hoạch bài dạy thực nghiệm)

TÊN BÀI DẠY

CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA

NGUYỄN MINH CHÂU

(Thời gian thực hiện:03 tiết)

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Học sinh hiểu đƣợc quan niệm của nhà văn về mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật; về cách nhìn đời và nhìn ngƣời trong cuộc sống.

- Học sinh hiểu những nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm và bƣớc đầu nhận diện đƣợc một số đặc trƣng cơ bản của văn xuôi Việt Nam sau 1975.

2. Năng lực

a) Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

b) Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học, trọng tâm là năng lực văn học. Năng lực văn học bao gồm năng lực tiếp nhận và tạo lập văn bản. Để phát huy các năng lực nói trên cần phát triển kĩ năng sau ở HS:

* Kĩ năng đọc hiểu.

- Hiểu vấn đề cơ bản về tác giả, tác phẩm: nhận biết đƣợc đề tài, sự việc, nhân vật, nội dung ý nghĩa của truyện.

- Phân tích đƣợc một số yếu tố của truyện ngắn hiện đại: không gian, thời gian, ngôi kể, điểm nhìn, ngôn ngữ trần thuật.

- Phát hiện đƣợc các giá trị văn hóa và triết lí nhân sinh từ tác phẩm. - Rút ra đƣợc cách thức đọc hiểu văn bản truyện ngắn sau 1975.

* Kĩ năng viết

- Tạo lập đƣợc đoạn văn về vấn đề xã hội rút ra từ tác phẩm hay nghị luận văn học về tác phẩm.

* Kĩ năng nói, nghe

- Nêu đƣợc ấn tƣợng chung về tác phẩm, tóm tắt tác phẩm, nhận biết đề tài, chi tiết sự việc, nhân vật. Biết trình bày tỏ cảm xúc và đánh giá về nhân vật và tác phẩm.

- Biết tranh luận, phản biện về các vấn đề đặt ra trong tác phẩm. Từ đó tranh luận về các vấn đề có ý nghĩa xã hội nhƣ: con ngƣời, tính cách, số phận…

3. Phẩm chất

* Chăm chỉ: HS có tinh thần tự học, ham học nhƣ chủ động tra cứu học

liệu, nhiệt tình tham gia các công việc của tập thể, vƣợt khó trong công việc đƣợc giao.

* Nhân ái: HS có ý thức tìm hiểu, trân trọng vẻ đẹp của con ngƣời lao

động, biết yêu thƣơng, đồng cảm với những cảnh ngộ khổ đau trong cuộc sống.

* Trách nhiệm: Sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, quê hƣơng,

đất nƣớc, biết đấu tranh chống lại các thế lực xấu xa, độc ác trong xã hội, góp phần xây dựng lối sống văn minh, hiện đại.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên: SGK, SGV, tài liệu hƣớng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng

môn Ngữ văn 12, các tài liệu về tác giả Nguyễn Minh Châu và tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa.

- Các tƣ liệu về tác giả, tác phẩm: tranh ảnh, những lời nhận định của các nhà nghiên cứu về tác giả và tác phẩm.

- Giáo án theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và biết vận dụng biện pháp phát triển năng lực tƣ duy phản biện vào giáo án.

2. Học sinh: Tập diễn một đoạn kịch khi ngƣời đàn bà hàng chài đến tòa

án huyện; hình ảnh minh họa, giấy A0. Phiếu học tập theo mẫu (Phụ lục)

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1. Khởi động

a) Mục tiêu: Tạo tâm thế, hứng thú để tiếp nhận bài học, đồng thời tạo

vấn đề để HS cùng suy nghĩ, kích thích tƣ duy khám phá tác phẩm.

b) Nội dung: GV cho HS diễn một đoạn kịch ngắn trƣớc lớp khoảng 5-7

phút tái hiện cảnh ngƣời đàn bà đến tòa án huyện để giải quyết việc gia đình (chủ yếu là đối thoại giữa hai nhân vật: Đẩu và ngƣời đàn bà hàng chài).

GV đánh giá tinh thần chuẩn bị bài của HS và mức độ hợp lí của sản phẩm học tập; kịp thời động viên, tuyên dƣơng HS trƣớc lớp.

c) Sản phẩm: HS thực hiện vai diễn của mình (nhƣ đã chuẩn bị) d) Tổ chức thực hiện

* Bƣớc 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS diễn một đoạn kịch ngắn trƣớc lớp.

* Bƣớc 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS vào vai diễn theo yêu cầu * Bƣớc 3: Nhận xét về khả năng diễn xuất và nội dung đoạn kịch * Bƣớc 4: Kết luận

- GV chốt lại nội dung đoạn kịch, vào bài mới: Câu chuyện gia đình của ngƣời đàn bà hàng chài không hề đơn giản mà ẩn chứa đầy nghịch lí. Tuy nhiên, trƣớc khi đƣa ra lời khuyên với ai đó hoặc phán xét một điều gì mỗi chúng ta cần suy ngẫm cho thấu đáo để đánh giá và nhìn nhận thấu đáo vấn đề. Bài học “Chiếc thuyền ngoài xa”của Nguyễn Minh Châu giúp ta hiểu điều đó.

2. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung

a) Mục tiêu: HS hình thành và khắc sâu đƣợc kiến thức về cuộc đời, sự

b) Nội dung hoạt động: HS dựa vào Tiểu dẫn SGK tóm tắt những nét

chính về cuộc đời, sự nghiệp và phong cách sáng tác của Nguyễn Minh Châu; nắm đƣợc hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ và bố cục của tác phẩm.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành việc tìm hiểu kiến thức về tác giả, tác phẩm

theo nội dung mô tả ở bảng phần tổ chức thực hiện.

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến *Bƣớc 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS phản hồi nội dung HS đã chuẩn bị ở nhà:

- Nội dung 1: Tác giả.

+ Tóm tắt những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Minh Châu?

+ Phong cách của tác giả thể hiện qua các sáng tác trƣớc và sau 1975?

- Nội dung 2: Tác phẩm..

+ Nêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác tác phẩm?

+ Nêu bố cục của tác phẩm?

* Bƣớc 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS trao đổi cặp đôi trong bàn. - HS dự kiến sản phẩm.

* Bƣớc 3: Báo cáo kết quả

+ HStrình bày nội dung đã tìm

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả (1930 - 1989)

- Là cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kì đổi mới

- Tác phẩm chính: SGK

- Trƣớc 1975: là cây bút sử thi có khuynh hƣớng trữ tình, lãng mạn.

- Sau 1975: đi sâu khám phá sự thật đời sống ở bình diện đạo đức, thế sự.

-> Là sáng tác tiêu biểu của văn học Việt Nam thời kì đổi mới.

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

- Sáng tác năm 1983; năm 1985, in trong

tập“Bến quê”; năm 1987, in trong tuyển

tập cùng tên.

b. Bố cục: 3 đoạn

- Đoạn 1: Từ đầu… đến “chiếc thuyền

lưới vó đã biến mất”: Hai phát hiện của

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến

hiểu ở Tiểu dẫn SGK.

+ HS nhận xét, bổ sung cho nhau.

* Bƣớc 4: Kết luận

- Trên cơ sở phản hồi, tự phản hồi của HS, GV nhận xét, đánh giá về kết quả thu đƣợc, GV chốt kiến thức chuẩn.

- Đoạn 2: Tiếp theo đến“chống chọi với

sóng gió giữa phá”: Sự nhận thức của

Đẩu và Phùng qua câu chuyện của ngƣời đàn bà hàng chài ở toà án huyện.

- Đoạn 3: Còn lại: Tấm ảnh đƣợc chọn

trong bộ lịch.

Hoạt động 2.2: Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản

Nội dung 1: Hai phát hiện của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng

a. Mục tiêu

- Cảm nhận đƣợc suy nghĩ của ngƣời nghệ sĩ nhiếp ảnh khi phát hiện ra cái mâu thuẫn éo le trong nghề nghiệp của mình; từ đó thấy rõ mỗi ngƣời, nhất là ngƣời nghệ sĩ không thể giản đơn và sơ lƣợc khi nhìn nhận cuộc đời.

- Thông qua những tình huống kịch tính để học sinh tranh luận, suy luận vấn đề.

- Rút ra đƣợc thông điệp về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời mà nhà văn muốn gửi tới bạn đọc.

b. Nội dung hoạt động

- Quan biện pháp suy luận vấn đề hƣớng dẫn HS tìm hiểu hai phát hiện của ngƣời nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng

c. Sản phẩm: HS trình bày về hai phát hiện của ngƣời nghệ sĩ nhiếp ảnh

Phùng: phát hiện thứ nhất; phát hiện thứ hai thể hiện trong Phiếu học tập số 2 đƣợc trình bày ở phần tổ chức thực hiện.

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến

* Bƣớc 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV phát Phiếu học tập số 1 theo mẫu sau cho các nhóm:

Hai phát hiện của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng

+ Nhóm 1,2: Tìm hiểu về phát hiện

thứ nhất của Phùng.

+ Nhóm 3,4: Tìm hiểu về phát hiện

thứ hai của Phùng.

- Sau đó GV đặt câu hỏi để học sinh phản biện:

+ Vì sao, tác giả đặt hai cảnh gần nhau nhƣ thế?

+ Việc đặt hai cảnh gần nhau nhƣ thế có ý nghĩa gì? Hai cảnh trên có thể thay đổi trật tự cho nhau không? + Qua hai phát hiện đó, nhà văn muốn gửi đến bạn đọc thông điệp gì

II. Đọc hiểu văn bản

1. Hai phát hiện của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng

a. Phát hiện thứ nhất: Khi thuyền ở ngoài xa

- “Một cảnh đắt trời cho”

+“Mũi thuyền in một nét mơ hồ loè nhoè vào bầu sương mù màu trắng sữa có pha đôi chút màu hồng do ánh mặt trời chiếu vào”.

+“Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ”…

-> Cảnh toàn bích, tuyệt mĩ, tuyệt thiện

-> Vẻ đẹp hiếm có.

- Cảm nhận của ngƣời nghệ sĩ: bối rối; hạnh phúc tràn ngập tâm hồn; cái đẹp là đạo đức.

- Hành động: bấm máy liên thanh, thu đƣợc nhiều bức ảnh đẹp.

=> Hiện thực qua cách nhìn ở tầm xa: lãng mạn, tô hồng hiện thực,...

b. Phát hiện thứ hai: Thuyền vào bờ

- Hiện thực về đời sống con ngƣời

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến

So sánh Phát hiện1: Thuyền ở ngoài xa (Nhóm 1 + 2) Phát hiện 2: Thuyền vào bờ (Nhóm 3 + 4) Cảnh vật Thái độ…, của Phùng Hành động Bài học rút ra

về nghệ thuật?

* Bƣớc 2: Thực hiện nhiệm vụ.

- HS thảo theo nhóm, thời gian 5 phút, ghi kết quả vào phiếu học tập. - Câu hỏi phản biện: Vì sao tác giả lại đặt hai cảnh đó gần nhau, nếu thay đổi hay đảo trật tự hai cảnh đó có đƣợc không?

* Bƣớc 3: Báo cáo kết quả - Các nhóm cử đại diện báo cáo

- Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS dùng biện pháp suy luận vấn đề để phản biện.

* Bƣớc 4: Kết luận

- GV chốt kiến thức chuẩn. - HS ghi kiến thức chuẩn vào vở. - GV phát cho HS bảng thang đo đánh giá mức độ đạt đƣợc của hoạt động nhóm.

+ Từ chiếc thuyền đẹp nhƣ mơ ấy bƣớc ra một ngƣời đàn bà xấu xí, mệt mỏi và cam chịu.

+ Một lão đàn ông thô kệch, dữ dằn, độc ác, đánh vợ một cách vô lí, thô bạo

+ Thằng bé Phác:“như một viên đạn

trên đường lao tới đích” nhảy xổ vào

gã đàn ông, đánh lại cha vì thƣơng mẹ…

-> Xấu xa, ác độc, bạo lực gia đình. - Cảm nhận của ngƣời nghệ sĩ:

+ Không thể tin vào những gì đang diễn ra trƣớc mắt:“kinh ngạc đến thẫn thờ; cứ đứng há mồm ra mà nhìn, chết lặng”.

+ Vứt chiếc máy ảnh xuống đất, chạy nhào tới để can ngăn.

=> Hiện thực thật đầy trần trụi...

- Đặt hai cảnh gần nhau nhƣ thế để tạo ra sự bất ngờ cho ngƣời đọc, làm cho độc giả cuốn hút vào câu chuyện, giữa cảnh bên ngoài và hiện thực cuộc sống vẫn còn sự đối lập

c. Thông điệp về nghệ thuật:

- Cuộc đời không đơn giản, xuôi chiều, không phải bao giờ nó cũng

đẹp mà chứa đựng nhiều nghịch lí, mâu thuẫn: đẹp - xấu, thiện - ác ...

- Giữa nghệ thuật và cuộc đời đôi khi vẫn tồn tại những khoảng cách rất xa. Cái đẹp bên ngoài đôi khi lại che lấp bởi cái xấu bên trong. Đừng bao giờ nhầm lẫn giữa hiện tƣợng bên ngoài và bản chất, bên trong, đừng vội đánh giá sự vật, con ngƣời ở dáng vẻ bên ngoài mà phải tìm hiểu thực chất đằng sau vẻ ngoài ấy.

-> Ngƣời nghệ sĩ phải tìm hiểu cuộc đời trong mối quan hệ đa chiều.

Nội dung 2: Câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện và

nhận thức của Phùng và Đẩu.

a. Mục tiêu

- HS hiểu hơn về nội dung, ý nghĩa của tác phẩm qua câu chuyện ở tòa án huyện, từ đó, phát huy năng lực sáng tạo của HS trong tiếp nhận tác phẩm và hình thành phẩm chất. Làm rõ và lí giải đƣợc sự nhận thức của nghệ sĩ Phùng và chánh án Đẩu qua câu chuyện của ngƣời đàn bà hàng chài.

- Hiểu đƣợc những nét đặc sắc về nghệ thuật: khắc hoạ nhân vật khá sắc sảo của một cây bút bản lĩnh và tài hoa.

b. Nội dung

- Tổ chức HS tìm hiểu nhận thức của Phùng và Đẩu qua câu chuyện của ngƣời đàn bà hàng chài ở tòa án huyện.

c. Sản phẩm: HS thấy đƣợc nhận thức của nhân vật Phùng và Đẩu qua

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến

a. Nội dung 2.1: Tìm hiểu câu chuyện của người đàn bà hàng chài

* Bƣớc 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Nhiệm vụ 1

Tìm hiểu câu chuyện của ngƣời đàn bà hàng chài cần chú ý:

? Khi mới đến tòa chị ta đã hiện lên

với dáng vẻ, hành động và lời nói nhƣ thế nào?

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm.

Nhiệm vụ 2: GV nêu vấn đề

? Trƣớc hoàn cảnh của ngƣời đàn bà hàng chài, Đẩu đã khuyên ngƣời đàn bà đó bỏ chồng nhƣng ngƣời đàn bà nhất quyết không nghe theo thậm chí còn van xin “quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó”. Có hai giải pháp đƣợc đặt ra đối với ngƣời đàn bà: Li hôn hay không li hôn…? Anh/chị định khuyên ngƣời đàn bà đó nên lựa chọn giải pháp nào? Vì sao?

GV chia lớp thành hai nhóm. Yêu cầu HS giơ tay, tập hợp các em có cùng quan điểm vào một nhóm. Mỗi

2. Câu chuyện của ngƣời đàn bà hàng chài và nhận thức của Phùng và Đẩu

a. Câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện.

- Thái độ của ngƣời đàn bà:

+ Khi mới đến tòa: sợ sệt, lúng túng van xin khẩn thiết“con lạy quý tòa…” sẵn sàng chịu đựng đau đớn, cay cực để không bỏ lão chồng vũ phu.

+ Khi Đẩu phẫn nộ, giận dữ,“không

thể hiểu nổi”; Phùng thấy ngột ngạt,

bức bối, khó thở, ngƣời đàn bà dứt khoát từ chối việc li hôn.

+ Ngƣời đàn bà đƣa ra những lí do không thể bỏ chồng:

++ Thứ nhất, chị rất cần ngƣời đàn

ông làm chỗ dựa hơn nữa ngƣời đàn bà hàng chài rất cần ngƣời đàn ông chèo chống trên biển cả...

++ Thứ hai, một mình chị không thể

gồng gánh nuôi đến 9,10 đứa con, chị cần ngƣời chồng chung tay với chị để nuôi đàn con. Với chị, hạnh phúc nhất là khi nhìn đàn con đƣợc ăn no....

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến

nhóm là một phe. Các phe thống nhất ý kiến để tranh luận.

Mẫu phiếu học tập số 2 như sau:

phúc gia đình: cũng có lúc trên thuyền vợ chồng con cái quây quần vui vẻ, hạnh phúc. Hạnh phúc ấy với chị tuy là ít ỏi nhƣng có thật, đủ để xoa dịu đi những nỗi đau thể xác và tinh thần sau mỗi lần bị chồng đánh.

Lời khuyên với ngƣời đàn bà

Nên/không

nên li hôn Vì sao?

Giải pháp khác ….. …… …… ….. …… …… * Bƣớc 2-3: Thực hiện nhiệm vụ và kết quả thực hiện. Nhiệm vụ 1

- HS thu thập các thông tin, ghi lại nội dung của câu chuyện, ý kiến nhận xét của bản thân và của bạn

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ file word) Phát triển năng lực tư duy phản biện cho học sinh lớp 12 trong dạy học truyện ngắn Việt Nam sau năm 1975 (Trang 99 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(161 trang)
w