Các yếu tố tác động đến thi hành các quy định của pháp luật về chứng cứ trong xét

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Chứng cứ trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về các tội xâm phạm sở hữu ở Việt Nam (Trang 62)

cứ trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về các tội xâm phạm sở hữu

2.3.1. Tình hình các tội xâm phạm sở hữu

Tình hình tội phạm là hệ quả trực tiếp của các diễn biến trong đ i sống kinh tế - xã hội của đất nước. Dự báo tình hình tội phạm trong th i gian tới là phải đặt nó trong sự biến đổi của các điều kiện kinh tế - xã hội ở giai đoạn tương ứng [134, tr.346]. Dự báo tình hình tội phạm là hoạt động dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn để đưa ra những nhận định mang tính phán đoán về thực trạng, diễn biến, tính chất của tình hình tội phạm có thể xảy ra trong tương lai [118, tr.178]. Có thể nhận thấy, dự báo tình hình các tội XPSH là việc đưa ra những phán đoán khoa học, trên cơ sở lý luận và thực tiễn. Nội dung của dự báo bao gồm xu hướng, mức độ tính chất, cơ cấu, phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm sẽ diễn ra trong th i gian tới.

Qua nghiên cứu xét xử sơ thẩm VAHS về các tội XPSH và dự báo tình hình nhóm tội XPSH trong th i gian tới có thể thấy những đặc điểm cơ bản sau đây của

59

tình hình tội phạm tác động đến thi hành các quy định của pháp luật về chứng cứ trong xét xử sơ thẩm VAHS về các tội XPSH:

- Tình hình tội phạm XPSH có xu hướng tăng, nhất là các tội cướp, cướp giật, trộm cắp,… Đối tượng thực hiện loại tội phạm này rất đa dạng. Ngoài đối tượng tại chỗ, không có nghề nghiệp hoặc nghề nghiệp không ổn định thì th i gian gần đây còn xuất hiện nhiều đối tượng từ các địa phương khác liên kết gây án và đặc biệt tội phạm xảy ra trong học sinh, sinh viên, đối tượng phạm tội là ngư i dân tộc [12].

- Trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng đã xảy ra hàng loạt các vụ lừa đảo hoặc lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Cá biệt có một vụ số tiền bị chiếm đoạt, thất thoát lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Các vụ phạm tội này liên quan đến nhiều thành phần trong xã hội, gây ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến tình hình an ninh, kinh tế và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn nhiều tỉnh, thành trong th i gian dài.

- Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ 4.0 phát triển nhanh trên phạm vi toàn cầu kéo theo sự bùng nổ của công nghệ thông tin, viễn thông với hệ quả là số lượng ngư i sử dụng internet và các thiết bị viễn thông ngày một gia tăng nhanh chóng. Bên cạnh những dịch vụ, thông tin bổ ích, hấp dẫn; công nghệ thông tin, viễn thông cũng trở thành một lĩnh vực mà các đối tượng tập trung khai thác, sử dụng để thực hiện tội phạm, nhất là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ngư i bị lừa đảo (qua mạng xã hội như: Facebook, Viber, Zalo…) thư ng có tâm lý e ngại, giá trị bị chiếm đoạt không quá lớn, nên đã không tố cáo các hành vi này đến các cơ quan chức năng.

Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản thông qua các hoạt động kinh doanh, đầu tư đa cấp trên mạng, với những thủ đoạn tinh vi, gây thiệt hại lớn cho nhiều tổ chức, cá nhân. Đối tượng tổ chức lập quỹ từ thiện trái phép hoạt động theo mô hình đa cấp, huy động vốn và chiếm đoạt. Đối tượng lừa đảo còn tổ chức các sàn vàng trái phép, huy động vốn công khai, gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng; móc nối tạo thành các đư ng dây, diễn đàn trên mạng Internet với hàng chục nghìn thành viên trong và ngoài nước, có sự phân công nhiệm vụ cụ thể, chặt chẽ để trộm cắp, mua bán, trao đổi, sử dụng trái phép thông tin thẻ tín dụng để đặt vé máy bay, mua bán các loại hàng hoá có giá trị cao hoặc thanh toán khống… Trong lĩnh vực viễn thông tình

60

trạng phát tán thư rác, tin nhắn rác có nội dung quảng cáo, lừa đảo ngày càng gia tăng gây bức xúc cho ngư i sử dụng. Bên cạnh đó, tình trạng trộm cắp cước viễn thông quốc tế cũng gây những thiệt hại lớn về kinh tế [42, tr.220-221]. Tội phạm th i kỳ công nghệ 4.0, nếu tiếp tục quy định phải có ngư i bị hại và xác định được ngư i bị hại mới khởi tố và giải quyết vụ án là không phù hợp và không khả thi. Có những vụ án lừa đảo đa cấp hoặc chiếm đoạt qua hệ thống ngân hàng, số lượng ngư i bị hại có thể lên tới hàng triệu, thậm chí ngư i bị hại cũng không biết mình bị thiệt hại. Do đó, pháp luật nhiều nước quy định không cần xác định ngư i bị hại vẫn giải quyết vụ án [3, tr.147].

- Trong những năm gần đây, tình trạng “tín dụng đen” diễn ra tương đối phổ biến và hậu quả của nó là xuất hiện các nhóm chuyên đòi nợ, xiết nợ thuê theo kiểu xã hội đen gây bất ổn trong xã hội. Tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV tháng 10/2018, đại biểu Đinh Duy Vượt (Gia Lai) nêu thực trạng “tín dụng đen” hoành hành từ thành thị đến nông thôn, tới từng ngóc ngách, bản làng, gây bất an xã hội; ông cho rằng: “Với cách đòi nợ kiểu xã hội đen hiện nay, họ đẩy nhiều gia đình vào cảnh nghèo đói. Nhiều ngư i vì cùng quẫn trong vòng vây nợ lãi cao trở thành “những chị Dậu mới”, thậm chí cùng quẫn, gây hậu quả lớn đến trật tự xã hội” [159]. Theo thống kê, trong 4 năm (2015-2018), toàn quốc xảy ra 7.624 vụ liên quan tới “tín dụng đen”, trong đó có … 629 vụ cướp tài sản, 836 vụ cưỡng đoạt tài sản, 1.809 vụ lừa đảo, 3.581 vụ lạm dụng tín nhiệm, 165 vụ hủy hoại tài sản [160].

Có thể thấy, kinh tế - xã hội nước ta tiếp tục đà phát triển, nhưng đứng trước nhiều thách thức đan xen nhau, tác động tổng hợp và diễn biến phức tạp, vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguyên nhân phát sinh tội phạm. Trong th i gian tới, tình trạng thất nghiệp nhất là lao động có trình độ tay nghề thấp sẽ có xu hướng tăng cao, dịch Covid -19 còn có diễn biến phức tạp, làm cho thu nhập và đ i sống của ngư i dân gặp khó khăn; nhưng xã hội có nhiều cám dỗ với nhiều hình thức khác nhau, nên tình hình tội phạm về XPSH sẽ diễn ra phức tạp, thuộc nhóm các tội phạm thư ng xuyên diễn ra, theo chiều hướng manh động và nguy hiểm hơn.

61

2.3.2. Chủ thể tiến hành xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về các tội xâm phạm sở hữu

Tòa án nhân dân được xác định là cơ quan bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con ngư i, quyền công dân, và HĐXX chính là ngư i thực thi nhiệm vụ cốt lõi. HĐXX hoạt động trên những nguyên tắc mà pháp luật quy định, nhưng nguyên tắc cơ bản quyết định nhất vẫn là nguyên tắc độc lập xét xử. Cơ sở lý luận của nguyên tắc độc lập xét xử của chủ thể tiến hành xét xử gắn liền với việc tổ chức bộ máy Nhà nước theo cơ chế phân công, kiểm soát quyền lực. Tính độc lập của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân là một trong những biểu hiện rõ nét của cơ chế “phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” [72].

Trong chương II quyển thứ VIII cuốn “Tinh thần pháp luật” với tựa đề “Sự sa đọa trong nguyên tắc của ba loại chính thể”, Ch.Montesquieu khẳng định “sự sa đọa của mỗi chính thể hầu như bao giờ cũng bắt đầu từ sự sa đọa trong nguyên tắc của chính thể ấy”. Từ suy luận này, các chương tiếp theo của cuốn sách nói về sự tha hóa của chính thể cộng hòa khi đánh mất tư tưởng bình đẳng hoặc nắm giữ tinh thần bình đẳng cực đoan. Montesquieu cho rằng: Quyền lực nào cũng bị đe dọa lạm dụng, như vậy ngư i nào cũng có xu thế lạm dụng quyền lực mình đang có trong tay, cho tới khi chạm phải rào cản. Với quyền lực tư pháp, Montesquieu chủ trương khi xét xử Thẩm phán không cần nhận chỉ thị từ đâu, mà chỉ tuân thủ luật pháp. Khi giải thích, áp dụng các chuẩn mực, Thẩm phán không cần phải theo ý kiến đa số và cần hành động dựa vào pháp luật, niềm tin nội tâm.

Chủ thể tiến hành xét xử sơ thẩm VAHS là Thẩm phán, Hội thẩm, tại phiên tòa hình sự sơ thẩm là HĐXX, nên “Khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Độc lập xét xử được xem xét từ các yếu tố bên trong lẫn yếu tố bên ngoài. Thông thư ng thì độc lập với yếu tố bên ngoài được hiểu là khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm không bị phụ thuộc vào kết luận điều tra của CQĐT, cáo trạng, quyết định truy tố của VKS. Tại phiên tòa, HĐXX phải trực tiếp xem xét những chứng cứ của vụ án chứ không căn cứ vào các kết luận trong hồ sơ của vụ án. HĐXX chỉ căn cứ vào những chứng cứ được xem xét tại phiên tòa để

62

đưa ra bản án, quyết định. Ngoài mối quan hệ với CQĐT, VKS; Thẩm phán, Hội thẩm còn mối quan hệ với các luật sư, các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội... Thực tế, trong một số trư ng hợp, Thẩm phán, Hội thẩm bị ảnh hưởng, tác động từ phía luật sư, các tổ chức, cá nhân, các cơ quan Nhà nước, làm sai lệch quá trình tố tụng, ảnh hưởng không ít tới hoạt động tố tụng nhằm hướng tới việc xét xử có lợi cho mình. Vì thế, Thẩm phán, Hội thẩm phải có bản lĩnh và phải đứng vững trước những tác động từ các yếu tố bên ngoài.

Để thực hiện tốt vai trò, chức năng xét xử của TA, thì các chủ thể tiến hành xét xử cần có những yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp. Như vậy, về mặt lý luận thì chủ thể tiến hành xét xử là yếu tố trực tiếp tác động đến kết quả việc xét xử vụ án. Việc tác động đó được thể hiện qua hoạt động nghiên cứu hồ sơ, chuẩn bị xét xử và thực hiện công tác xét xử tại phiên tòa sơ thẩm. Trên cơ sở đó ra những bản án, quyết định ảnh hưởng trực tiếp đến bị cáo và những ngư i tham gia tố tụng khác. Tuy nhiên, hoạt động đó của các chủ thể có nghiêm minh, đúng ngư i, đúng tội, “thấu tình đạt lý” hay không lại phụ thuộc vào năng lực, phẩm chất của các chủ thể tiến hành xét xử.

Như vây, có thể khẳng định chủ thể tiến hành xét xử các VAHS về các tội XPSH cần bảo đảm về trình độ đào tạo chuyên môn, kỹ năng xét xử và phẩm chất đạo đức, chính trị.

Thứ nhất, chủ thể tiến hành xét xử VAHS phải có trình độ chuyên môn về pháp luật. (i) Đối với Thẩm phán, tùy mỗi nước có quy định khác nhau về yêu cầu chuyên môn, có nước yêu cầu về trình độ của hiểu biết trong một lĩnh vực khác và có bằng cử nhân luật như Mỹ, nhưng cũng có nước quy định là chỉ cần trình độ cử nhân luật trở lên như Trung quốc, Nhật Bản. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xét xử của Thẩm phán trong những vụ án cụ thể. (ii) Hội thẩm cũng phải có trình chuyên môn và hiểu biết nhất định về pháp luật thì mới có thể tham gia xét xử các VAHS về các tội XPSH.

Thứ hai, về kỹ năng nghiệp vụ xét xử của chủ thể tiến hành xét xử sơ thẩm VAHS về các tội XPSH. Hoạt động xét xử các VAHS là hoạt động mang tính nghề nghiệp đặc thù của Thẩm phán và Hội thẩm. Do vậy để thực hiện tốt hoạt động xét

83

thẩm, sau đó đến KSV, ngư i bào chữa, ngư i bảo vệ quyền lợi của đương sự, trong quá trình xét hỏi ngư i giám định được hỏi về những vấn đề có liên quan đến việc giám định, HĐXX xem xét những vật chứng liên quan trong vụ án, ngư i tham gia phiên tòa có quyền đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi thêm về những tình tiết cần làm sáng tỏ. Về trình tự xét hỏi còn có ý kiến cho rằng: Trình tự xét hỏi theo quy định của BLTTHS năm 2003 đã đặt phần lớn trách nhiệm chứng minh tội phạm đối với HĐXX, đặc biệt là chủ tọa phiên tòa. Điều này dẫn đến tình trạng quá tải cho HĐXX, và vì thế HĐXX không còn điều kiện tập trung vào việc xem xét, kiểm tra, đánh giá chứng cứ, hướng cho quá trình tranh tụng giữa các bên buộc tội và gỡ tội vào việc làm rõ các tình tiết của vụ án [59, tr.150].

Theo nghiên cứu sinh, chứng cứ đã được thu thập trong quá trình điều tra phải được kiểm tra, đánh giá công khai tại phiên tòa thì mới có giá trị chứng minh, tại phiên tòa chức năng xét xử mang tính chủ đạo nên việc HĐXX trực tiếp điều khiển, tức là chủ tọa phiên tòa xét hỏi trước để định hướng cho bên buộc tội và bên gỡ tội tham gia xét hỏi tiếp theo. Do đó, cần thiết để cho HĐXX tập trung xét hỏi sau cùng, hỏi bổ sung những vấn đề chưa được hỏi hoặc các tình tiết vụ án chưa được làm rõ.

Việc xét hỏi có thể tiếp tục thực hiện sau khi tranh luận tranh luận hoặc qua nghị án, nếu thấy có tình tiết vụ án về các tội XPSH chưa được xét hỏi hoặc xét hỏi chưa đầy đủ thì HĐXX quyết định trở lại việc xét hỏi (Điều 223 BLTTHS năm 2003). Có thể nhận thấy, việc trở lại thủ tục xét hỏi là rất cần thiết để giải quyết vụ án khách quan, toàn diện.

Tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm về các tội XPSH là việc phân tích, đánh giá các tình tiết vụ án của những ngư i tham gia tranh luận bảo vệ sự buộc tội hay bào chữa của mình. Chủ thể chủ yếu tham gia vào hoạt động tranh luận là chủ thể thực hiện chức năng buộc tội và chủ thể thực hiện chức năng gỡ tội. “Phiên tòa sơ thẩm trong đó có phần tranh luận là nơi thể hiện đậm nhất chức năng, ý nghĩa, vai trò và uy tín của VKS trong tố tụng hình sự” [62, tr.37]. Đối với bị hại, trên cơ sở pháp lý họ trình bày ý kiến khi được hỏi và trên cơ sơ thực tiễn cũng chưa có căn cứ xác định họ có quyền trình bày l i buộc tội tại phiên tòa. Do đó, cần nghiên cứu quyền buộc tội của bị hại tại phiên tòa để được ghi nhận, để chứng tỏ vai trò của họ

84

khi tham gia tố tụng và phù hợp với các quyền, lợi ích hợp pháp của họ.

Tranh luận được thực hiện với mục đích tìm ra sự thật khách quan của vụ án về các tội XPSH. Do đó, đòi hỏi phải có sự tham gia tranh tụng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội, tức là phải tồn tại song song hai chức năng buộc tội và chức năng bào chữa. “Bị cáo có quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu”, những yêu cầu ở đây có thể được hiểu như là những câu hỏi, những đòi hỏi về đối đáp, hay thực chất đây cũng là việc tranh luận tại phiên tòa. Trong trư ng hợp có ngư i bào chữa, thì họ tham gia tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền lợi cho bị cáo, tức là thực hiện chức năng gỡ tội. Điều đó không chỉ góp phần bảo vệ quyền lợi chính đáng của bị cáo mà còn góp phần nâng cao trình độ của những ngư i tiến hành tố tụng.

Tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm hình sự về các tội XPSH là một hoạt động quan trọng, thể hiện bản chất dân chủ của TTHS Việt Nam. Điều 217 BLTTHS đã quy định “Sau khi kết thúc việc xét hỏi tại phiên tòa, KSV trình bày lời luận tội”. Luận tội là sự phân tích tổng hợp vụ án về các tội XPSH, là quan điểm chính thức

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Chứng cứ trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về các tội xâm phạm sở hữu ở Việt Nam (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)