4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.3.2. Hiệu quả ức chế của nano Đồng đến vi khuẩn Ralstonia
solanacearum
Đối với vi khuẩn Ralstonia solanacearum hiệu quả ức chế của nano đồng được thể hiện khá rõ rệt, ở nồng độ đồng càng cao thì đường kính vòng kháng càng lớn và hiện rõ (Hình 3.11 và Bảng 3.1).
Hình 0.13. Đĩa thạch thử tính kháng khuẩn của nano đồng đối với vi khuẩn
53
Bảng 0.5. Kích thước vòng kháng của nano đồng đối với vi khuẩn Ralstonia
solanacearum
Nồng độ Nano Đồng (ppm) Đường kính trung bình vòng
kháng (cm) 10 0,1 25 0,2 50 0,4 100 0,6 200 1
Có thể nhận thấy sau 24h thí nghiệm nano đồng đã thể hiện được tính kháng đối với vi khuẩn Ralstonia solanacearum bằng việc xuất hiện các vòng kháng xung quanh lỗ thử. Ở nồng độ đồng là 10ppm đường kính vòng kháng chỉ là 0,1 cm tính nhưng khi ở đồng độ 100ppm đường kính vòng kháng đã tăng lên gấp 6 lần và cao nhất là 1cm ở nồng độ nano đồng 200ppm. Như vậy dung dịch nano đồng đã thể hiện được tính kháng khuẩn khá mạnh, ức chế sự sinh trưởng và phát triển của vi khuẩn, khi ở nồng độ đồng cao thì tính kháng thể hiện càng mạnh.
Khi chụp ảnh SEM, tế bào vi khuẩn bị phá hủy bởi dung dịch các hạt nano đồng (Hình 3.12). Đồng liên kết với các protein chuyên biệt và một số aminoacid tự do được công nhận là cơ chế để ngăn ngừa ảnh hưởng do oxy hóa [22]. Tuy nhiên, dưới áp lực oxy hóa, sự tích tụ của các loại oxy phản ứng, trong những điều kiện này các ion đồng liên kết có thể được giải phóng khỏi protein và trở thành hoạt động oxy hóa khử phá vỡ cấu trúc màng tế bào của vi khuẩn.