4. Bố cục bài báo cáo
3.2.4. Mở rộng thị trường và tìm kiếm khách hàng mới
Sự canh tranh gay gắt của các công ty làm về dịch vụ Logistics nói chung và các công ty Logistics tại nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam làm cho sự cạnh tranh trong lĩnh vực này càng trở nên gay gắt, do vậy công ty cần phải tiến hành khai thác, mở rộng thị trường và tìm kiếm khách hàng mới để có thể phát triển hơn nữa.
Nội dung giải pháp đề xuất giúp Trans Wagon mở rộng thị trường và tìm kiếm khách hàng mới:
+ Tổ chức việc thu thập thông tin một cách khoa học để khai thác hiệu quả phù hợp với khả năng của mình. Thu thập thông tin về khách hàng như những khách hàng nào có khả năng đi bằng đường biển? sản lượng hàng tháng là bao nhiêu? hay đang đi với hãng giao nhận nào? … để có đối sách thích hợp, khai thác nguồn hàng cho thời gian tới. Sau đó lên hồ sơ khách hàng cụ thể bằng việc phân loại khách hàng như khách hàng tiềm năng, khách hàng đang theo dõi, khách hàng đã sử dụng dịch vụ của công ty.
+ Lập website cho công ty tăng tính tương tác với khách hàng cũng là một kênh để khách hàng tiếp cận công ty. Là công ty chuyên cung cấp dịch vụ, trang website cũng có thể sữ dụng song ngữ Anh – Việt cho các khách hàng nước ngoài nếu có quan tâm việc cần đại lý hợp tác ở Việt Nam.
+ Có chính sách ưu đãi với khách hàng, luôn không ngừng tìm kiếm khách hàng mới, nên tổ chức hội thảo giữa công ty với khách hàng nhằm quảng bá thương hiệu, dịch vụ tới khách hàng, lắng nghe ý kiến của khách hàng.
Việc mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng mới nhằm giúp cho công ty khai thác tiềm năng của thị trường và hiệu quả của hoạt động một cách triệt để giúp công ty tăng lợi nhuận và khẳng định được vai trò, vị trí của Trans Wagon trên thị trường.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Trong chương 3, tác giả đã đề xuất một số giải pháp giúp công ty hoàn thiện những thiếu sót cũng như vấn đề gây ảnh hưởng đến hiệu quả trong việc tổ chức thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất bằng đường biển của công ty TNHH Liên Vận Quốc Tế. Đồng thời, mong rằng thông qua những kiến nghị này, sẽ giúp công ty ngày càng phát triển bền vững, đạt được những mục tiêu và định hướng công ty đã đề ra.
KẾT LUẬN
Trong quá trình hoạt động, công ty TNHH Liên Vận Quốc Tế đã đạt được những thành tựu đáng kể và giành được vị thế không nhỏ trong hoạt động giao nhận hàng hóa trong nước. Nhìn vào hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây, không thể phủ nhận được thành công mà công ty đạt được. Dù trải qua rất nhiều giai đoạn khó khăn, thách thức của thị trường và khủng hoảng kinh tế toàn cầu, điển hình như ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nhưng công ty vẫn rất cố gắng duy trì mức tăng trưởng và lợi nhuận qua từng năm. Tất cả những điều này là do sự nỗ lực rất lớn của ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên.
Tuy nhiên, trước tình hình ngày càng có nhiều doanh nghiệp cạnh tranh trong nước lẫn quốc tế như hiện nay thì để giữ được vị trí của mình với đối tác và có thể phát triển mạnh mẽ hơn nữa thì Trans Wagon cần có những chiến lược, định hướng đúng đắn, luôn cập nhật thông tin, tạo mối quan hệ tốt với cơ quan hải quan và giữ mối quan hệ lâu dài với các đối tác kinh doanh. Mặc dù còn tồn tại nhiều hạn chế, hoạt động giao nhận hàng hóa bằng đường biển cũng từng bước được hoàn thiện hơn.
Trong thời gian kiến tập tại công ty, tôi đã có cơ hội trải nghiệm quy trình thực tế và phần nào áp dụng được những kiến thức mình đã học vào trong công việc, rút ra những nhìn nhận, đánh giá và hoàn thành bài báo cáo của mình. Bài báo cáo “Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH Liên Vận Quốc Tế” đã giới thiệu tổng quan về quá trình hình thành và phát triển của công ty, phân tích chi tiết nghiệp vụ giao nhận hàng xuất khẩu bằng đường biển, đồng thời nêu lên ưu và nhược điểm của nghiệp vụ. Từ đó, đưa ra những đề xuất để nghiệp vụ được hoàn thiện hơn.
Tuy nhiên, do hạn chế về tài liệu và thời gian, cũng như nền tảng kiến thức còn giới hạn, tôi hy vọng những kiến nghị được đề cập trong bài báo cáo sẽ mang lại sự hữu ích để ban lãnh đạo công ty Trans Wagon có thể tham khảo nhằm hoàn thiện hơn nữa hoạt động giao nhận hàng xuất khẩu.
cáo thực hành nghề nghiệp 2 với đề tài “Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất
khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH Liên Vận Quốc Tế”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Mạnh Hiển. (2012). Nghiệp vụ Giao nhận, Vận tải và Bảo hiểm trong ngoại thương: NXB Lao Động – Xã Hội.
2. Đoàn Thị Hồng Vân. (2013). Giáo trình quản trị xuất nhập khẩu: NXB Tổng Hợp Thành Phố Hồ Chí Minh.
3. Ths. Nguyễn Thanh Hùng. (2015). Giáo trình Vận tải Giao nhận: NXB Kinh tế, TP Hồ Chí Minh.
4. Quốc hội. (2015). Dịch vụ Logistics. Luật Thương Mại, Điều 233: Mục 4 NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Thông tư 80/2019/TT-BTC ngày 15/11/2019- Hướng dẫn thủ tục hải quan, quản lý thuế, phí và lệ phí đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
PHỤ LỤC
Hình 2.3: Quy trình giao nhận và thanh toán tiền nâng hạ container
Nguồn: Bộ phận giao nhận
Hình 2.4: Quy trình thủ tục hải quan điện tử
Hình 2.5: Đăng nhập phần mềm ECUS- VNACCS
Nguồn: Phần mềm khai báo hải quan điện tử của công ty
Hình 2.6: Đăng kí mới tờ khai nhập khẩu (IDA)
Hình 2.7: Nhập thông tin Nhóm loại hình và Đơn vị xuất nhập khẩu
Nguồn: Phần mềm khai báo hải quan điện tử của công ty
Hình 2.9: Nhập thông tin Hóa đơn
Nguồn: Phần mềm khai báo hải quan điện tử của công ty
Hình 2.10: Điền mục Thông tin khác
Hình 2.11: Nhập thông tin Container
Nguồn: Phần mềm khai báo hải quan điện tử của công ty
Bộ chứng từ hàng xuất khẩu bằng đường biển gồm:
- Booking Note
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) - Phiếu đóng gói (Packing List)
- Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin) - Tờ khai xuất khẩu hàng hóa
- Danh sách Container đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan - Vận đơn (Bill of Lading)