THAY LỜI KẾT LUẬN VÀ ĐỊNH HƯỚNG TƯƠNG LA

Một phần của tài liệu Tổng quan về virus cúm A.PMH pdf (Trang 25 - 33)

Nghiên cứu định type, biến đổi di truyền và gen học tiến hóa của virus cúm A/H5N1 được các cơ quan nghiên cứu của Việt Nam tiến hành ngay từ những tháng đầu tiên xảy ra dịch cúm gia cầm cuối năm 2003. Những chuỗi gen giúp xác định phân type H5, phân type N1 và các gen cấu trúc đã được Viện Công nghệ Sinh học, Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, Viện Thú y giải mã và công bố trên Ngân hàng gen (Le et al., 2005; Le Thanh Hoa et al., 2006; Dung Nguyen et al., 2008). Trên cơ sở phân tích trình tự gen kháng nguyên H5 và N1, các tác giả khẳng định nguồn gốc của virus cúm A gây bệnh trên gia cầm và người tại Việt Nam cùng nhóm với virus H5N1 phân lập tại Trung Quốc (Nguyễn Tiến Dũng et al., 2004; Lê Thanh Hòa et al., 2006; Muramoto et al., 2006). Các biến chủng H5N1 của Hồng Kông, Trung Quốc phân lập những năm 1997 - 2001 và Hàn Quốc, Đài Loan (phân lập năm 2003) đều có nguồn gốc từ chim cút và ngỗng (A/Goose/Guandong/1/96) vùng Quảng Đông (Trung Quốc), đó là các biến chủng thuộc dòng Quảng Đông (Nguyễn Tiến Dũng et al., 2004; Lê Thanh Hòa et al., 2006; Lê Trần Bình et al., 2006). Như vậy, virus cúm gia cầm gây bệnh ở gia cầm và người tại Việt Nam là cúm H5N1 type A thuộc thế hệ mới đã có biến đổi cơ bản về gen H5 và gen N1, nhưng vẫn có cùng nguồn gốc với H5N1 từ vùng địa lý Nam Trung Quốc và Hồng Kông (Nguyễn Tiến Dũng et al., 2004; 2008; Li et al., 2004; Smith et al., 2006). Các chủng phân lập những năm 2004-2006 đã được nghiên cứu khá chi tiết về góc độ gen học và quan hệ phân tử với các chủng trong vùng và thế giới, kết quả khẳng định virus H5N1 vùng Nam và Đông Nam Á thuộc nhóm di truyền VTM (viết tắt: Vietnam-Thailand-Malaysia), có những đặc tính sinh học nhất định khác với các nhóm vùng Trung Quốc và Hồng Kông (Li et al., 2004; Chen et al., 2006; 2008). Năm 2007, xuất hiện thêm biến chủng H5N1 dưới dòng Phúc Kiến tại Việt Nam, đã và đang làm phức tạp thêm vấn đề dịch tễ học và quan hệ kháng nguyên và miễn dịch, do tỷ lệ tương đồng kháng nguyên HA(H5) và NA(N1) thấp so với các chủng phân dòng Quảng Đông, tuy nhiên vẫn còn có khả năng bảo hộ miễn dịch (Nguyễn Mạnh Kiên et al., 2008; Lê Thanh Hòa et al., 2008; Nguyễn Tiến Dũng et al., 2008; Dung Nguyen et al., 2008 ; Le et al., 2008).

Nghiên cứu vấn đề gen học kháng nguyên liên quan đến vaccine và miễn dịch, đã được Viện Công nghệ sinh học, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh, Viện Thú y trung ương tiến hành đó là việc thu thập gen kháng nguyên H5 và N1 từ các chủng phân lập trên gà, vịt, ngan của Việt Nam các năm 2004 - 2008, và so sánh với trình tự chuỗi gen cúm A/H5N1 của các chủng cường độc đương nhiễm và vaccine của Việt Nam và thế giới (Lê Thanh Hòa et al., 2004; Nguyễn Tiến Dũng et al., 2004; 2008; Nguyễn Thị Bích Nga, 2006; Lê Trần Bình

et al., 2006; Le Thanh Hoa et al., 2006; Lê Trần Bình, 2007; Dung Nguyen et al., 2008 ; Le et al., 2008). Năm 2007, xuất hiện thêm chủng H5N1 dưới dòng Phúc Kiến (clade 2.3.4) tại Việt Nam,

chắc chắn làm phức tạp thêm vấn đề quan hệ kháng nguyên và miễn dịch, do tỷ lệ tương đồng kháng nguyên HA(H5) qua phân tích gen giữa các chủng phân lập tại Nghệ An (Việt Nam), A/Dk/Vietnam/NA114/2007(H5N1) và A/Dk/ Vietnam/NA72/2007(H5N1), thuộc dòng Phúc Kiến) với các chủng H5N1 thuộc phân dòng Quảng Đông, bao gồm một số chủng làm vaccine đang sử dụng, chỉ đạt 94% (Lê Thanh Hòa et al., 2008 ; Nguyễn Mạnh Kiên et al., 2008). Nhận định hỗn hợp virus gây bệnh và phân hóa kháng nguyên của virus cúm A/H5N1 tại Việt Nam cũng đã được xác nhận qua phân tích hàng chục chủng thu nhận từ nhiều vùng khác nhau trong cả nước (Nguyễn Tiến Dũng et al., 2008; Dung Nguyen et al., 2008; Le et al., 2008). Điều này ảnh hưởng đến dịch tễ, chẩn đoán, phòng trừ và quan hệ lây nhiễm trong tự nhiên (Smith et al., 2006b; Alexander, 2007), cũng như vai trò miễn dịch của các chủng cổ điển đang làm vaccine tại Việt Nam và thế giới (vaccine H5N1, chủng gốc: A-Gs-CN-Gd1(96)(H5N1); vaccine H5N2, chủng gốc: A-Turkey-ENG-N28(73)(H5N2); vaccine TrovacAIV-H5, chủng gốc: A-Tk-IRE-1378(83)(H5N8)); vaccine H5N2, chủng gốc: A-Ck-MEX-Hidalgo-232(94)(H5N2)) và vaccine H5N1 thế hệ mới chủng NIBRG-14, sử dụng chủng gốc: A/Vietnam/1194/2004(H5N1) hiện nay đang được Việt Nam nghiên cứu sản xuất (Lê Trần Bình et al., 2006; Lê Trần Bình, 2007; Nguyễn Thị Lan Phương, Lê Văn Hiệp, 2006).

Vấn đề chẩn đoán và xây dựng phương pháp phát hiện nhanh và phân biệt cúm A với các tác nhân gây triệu chứng hô hấp khác, cũng như phân biệt các phân type HA và NA đã được các nhà khoa học Việt Nam quan tâm, kết hợp nghiên cứu với các tổ chức thế giới. Phát hiện nhanh H5N1 và các phân type khác bao gồm việc sử dụng kháng nguyên hoặc kháng thể, hoặc sinh học phân tử đã được xây dựng thành phương pháp (Chan et al., 2007; Wu et al., 2008b). Nghiên cứu vaccine và miễn dịch, các nhà khoa học Việt Nam cũng đã có những đóng góp nhất định về tạo chế phẩm kháng nguyên, tạo vaccine di truyền ngược hoặc vector tái tổ hợp trên nền virus cúm A/H5N1 của Việt Nam (Gao et al., 2006; Bạch Thị Như Quỳnh, 2006; Nguyễn Thị Bích Nga, 2006; Lu et al., 2006; Ge et al., 2007).

Vềnghiên cứu sản xuất vaccine, Viện Công nghệ sinh học được giao đề tài độc lập cấp Nhà nước “Nghiên cứu xây dựng qui trình sản xuất vaccine cúm A/H5N1 cho gia cầm” và “Đánh giá chất lượng vaccine phòng bệnh cúm A/H5N1 cho gia cầm tại Việt Nam bằng chủng NIBRG- 14” trong giai đoạn 2006 - 2008, kết hợp với Viện Thú y, Xí nghiệp thuốc Thú y trung ương (VETVACO), Công ty Thuốc thú y trung ương II (NAVETCO), Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc thú y trung ương, thực hiện nghiên cứu có được vaccine sản xuất từ chủng NIBRG-14 (Lê Trần Bình, 2007). Đây là chủng vaccine được tạo ra bằng công nghệ di truyền ngược tại Viện Tiêu chuẩn và Kiểm định sinh học Quốc gia (Vương quốc Anh), thích ứng trên phôi gà 10 ngày tuổi và vaccine tạo ra dưới dạng vô hoạt nhũ dầu. Đề tài được thực hiện trong 3 năm (2006 - 2008), kết quả là đã xây dựng được các quy trình sản xuất giống, sản xuất vaccine, kiểm nghiệm và bảo quản vaccine cúm A/H5N1 và kiểm nghiệm miễn dịch đạt chất lượng bằng phương pháp huyết thanh học và thử thách cường độc (Nguyễn Thị Lan Phương, Lê Văn Hiệp, 2006; Lê Trần Bình, 2007).

Ngoài ra, một số đề tài nhà nước khác nghiên cứu dịch tễ học phân tử, chẩn đoán, vector tái tổ hợp dẫn truyền gen kháng nguyên sử dụng adenovirus hoặc LaSoTa virus, chuyển gen vào thực vật cũng được tiến hành (trao đổi riêng: Trương Nam Hải; Trương Văn Dung; Lê Trần Bình; Lê Thanh Hòa; Nguyễn Tiến Dũng và nhiều người khác). Một số nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật/công nghệ cao (di truyền ngược, tái tổ hợp vector) sử dụng nguồn gen H5N1 của Việt Nam, công nghệ tái tổ hợp sản xuất chế phẩm kháng nguyên H5 trong thực vật và tế bào, cũng đang được tiến hành tại Viện Công nghệ sinh học, Viện Thú y, Viện Di truyền nông nghiêp và một số cơ sở nghiên cứu khác (Lê Trần Bình, 2007; Lê Thanh Hòa, 2006a; Nguyễn Tiến Dũng et al., 2008). Song song với những nội dung nghiên cứu về cúm gia cầm ở gia cầm, các cơ sở y tế gồm bệnh viện, viện nghiên cứu (Bệnh viện Nhi trung ương, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh, Viện Vaccine Nha Trang) đều có những triển khai các lĩnh vực nghiên cứu liên quan đến cúm A/H5N1 trên người (Le et al., 2005; 2008; Nguyễn Thị Kim Tiến, 2005; Dinh et al., 2006; Chan et al., 2007; Hatta et al., 2007)

Những kết quả nghiên cứu về cúm A/H5N1 ở gia cầm và người trên nền virus cúm A/H5N1 của Việt Nam đã và đang làm sáng tỏ thêm về mối quan hệ tiến triển bệnh học lây nhiễm, dịch tễ học phân tử, phát triển tiến hóa và genotype và kháng nguyên - miễn dịch - vaccine của cúm gia cầm tại Việt Nam.

Lời cảm ơn:Chúng tôi cảm ơn Bộ Khoa học và Công nghệ cấp kinh phí cho đề tài độc lập cấp nhà nước về nghiên cứu vaccine cúm A/H5N1 do GS. TS. Lê Trần Bình chủ nhiệm và đề tài Nghị định thư Việt Nam - Thái Lan về sinh học phân tử cúm A/H5N1 do PGS. TS. Lê Thanh Hòa

làm chủ nhiệm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Alexander DJ (2007) An overview of the epidemiology of avian influenza. Vaccine 25(30): 5637-44. Review. 2.Aoki FY, Boivin G, Roberts N (2007) Influenza virus susceptibility and resistance to oseltamivir. Antivir Ther 12(4B): 603-

616. Review.

3.Arinaminpathy N, McLean AR (2008) Antiviral treatment for the control of pandemic influenza: some logistical

constraints. J R Soc Interface 5(22): 545-553.

4.Bạch Thi Như Quỳnh (2006) Nghiên cứu tạo giống từ chủng gốc NIBRG - 14 để phục vụ sản xuất vaccine cúm H5N1.

Luận văn Thạc sĩ sinh học, Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật.

5.Baigent SJ, McCauley JW (2001) Glycosylation of haemagglutinin and stalk-length of neuraminidase combine to regulate the growth of avian influenza viruses in tissue culture. Virus Res 79(1-2): 177-185. 6.Basler CF (2007) Influenza viruses: basic biology and potential drug targets. Infect Disord Drug Targets 7(4): 282-93. Review.

7.Bauer TT, Ewig S, Rodloff AC, Müller EE (2006) Acute respiratory distress syndrome and pneumonia: a comprehensive

review of clinical data. Clin Infect Dis 43(6): 748-756. Review.

8.Bender C, Hall H, Huang J, Klimov A, Cox N, Hay A, Gregory V, Cameron K, Lim W and Subbarao K (1999) Characterization of the surface proteins of influenza A (H5N1) viruses isolated from humans in 1997 - 1998. Virology 254: 115-123.

9.Bosch FX, Garten W, Klenk HD, Rott R (1981) Proteolytic cleavage of influenza virus hemagglutinins; primary structure of the connecting peptide between HA1 and HA2 determines proteolytic cleavability and pathogenicity of avian influenza

10.Bosch FX, Orlich M, Klenk HD, Root R (1979) The structure of the hemagglutinin: a determinant for the pathgencity of

Influenza virus. Virology 95: 197-207.

11.Capua I, Alexander DJ (2008) Ecology, epidemiology and human health implications of avian influenza viruses: why do we need to share genetic data? Zoonoses Public Health 55(1): 2-15. Review. 12.Castrucci MR, Kawaoka Y (1993) Biologic importance of neuraminidase stalk length in influenza A virus. J Virol67: 759- 764.

13.Cauthen AN, Swayne DE, Schultz-Cherry S, Perdue ML, Suarez DL (2000) Continued circulation in China of highly pathogenic avian influenza viruses encoding the hemagglutinin gene associated with the 1997 H5N1 outbreak in poultry

and humans. J Virol 74: 6592-6599.

14.Chan KH, Lam SY, Puthavathana P, Nguyen TD, Long HT, Pang CM, Chan KM, Cheung CY, Seto WH, Peiris JS (2007) Comparative analytical sensitivities of six rapid influenza A antigen detection test kits for detection of influenza A

subtypes H1N1, H3N2 and H5N1. J Clin Virol 38(2): 169-171.

15.Chen H, Deng G, Li Z, Tian G, Li Y, Jiao P (2004) The evolution of H5N1 influenza viruses in ducks in southern China.

Proc Natl Acad Sci USA 101: 10452-10457.

16.Chen LM, Davis CT, Zhou H, Cox NJ, Donis RO (2008) Genetic compatibility and virulence of reassortants derived from contemporary avian H5N1 and human H3N2 influenza A viruses. PLoS Pathog 4(5): e1000072. 17.Claas EC, Osterhaus AD, van Beek R, De Jong JC, Rimmelzwaan GF, Senne DA, Krauss S, Shortridge KF, Webster RG (1998) Human influenza A H5N1 virus related to a highly pathogenic avian influenza virus. Lancet 351:472-477. 18.Conenello GM, Zamarin D, Perrone LA, Tumpey T, Palese P (2007) A single mutation in the PB1-F2 of H5N1 (HK/97) and 1918 influenza A viruses contributes to increased virulence. PLoS Pathog 3(10): 1414-1421. 19.de Jong MD, Hien TT (2006) Avian influenza A (H5N1). J Clin Virol 35(1): 2-13. Review. 20.de Wit E, Fouchier RA (2008) Emerging influenza. J Clin Virol 41(1): 1-6. Review. 21.Dinh PN, Long HT, Tien NT, Hien NT, Mai Le TQ, Phong Le H, Tuan le V, Van Tan H, Nguyen NB, Van Tu P, Phuong NT; World Health Organization/Global Outbreak Alert and Response Network Avian Influenza Investigation Team in Vietnam (2006) Risk factors for human infection with avian influenza A H5N1, Vietnam, 2004. Emerg Infect Dis 12(12): 1841-1847.

22.Doherty PC, Turner SJ, Webby RG, Thomas PG (2006) Influenza and the challenge for immunology. Nat Immunol

7(5): 449-55. Review.

23.Ducatez MF, Olinger CM, Owoade AA, Tarnagda Z, Tahita MC, Sow A, DeLandtsheer S, Ammerlaan W, Ouedraogo JB, Osterhaus AD, Fouchier RA, Muller CP (2007)Molecular and antigenic evolution and geographical spread of H5N1 highlypathogenic avian influenza viruses in western Africa.J Gen Virol 88(8): 2297-2306. 24.Dung Nguyen T, Vinh Nguyen T, Vijaykrishna D, Webster RG, Guan Y, MalikPeiris JS, Smith GJ (2008)Multiple sublineages of influenza A virus (H5N1), Vietnam, 2005-2007.Emerg Infect Dis 14(4): 632-636. 25.Fang LQ, de Vlas SJ, Liang S, Looman CW, Gong P, Xu B, Yan L, Yang H, Richardus JH, Cao WC (2008) Environmental factors contributing to the spread of H5N1 avian influenza in mainland China. PLoS onE 3(5): e2268. 26.Gambotto A, Barratt-Boyes SM, de Jong MD, Neumann G, Kawaoka Y (2008)Human infection with highly pathogenic

H5N1 influenza virus.Lancet 371(9622): 1464-1475. Review.

27.Gao W, Soloff AC, Lu X, Montecalvo A, Nguyen DC, Matsuoka Y, Robbins PD, Swayne DE, Donis RO, Katz JM, Barratt-Boyes SM, Gambotto A (2006) Protection of mice and poultry from lethal H5N1 avian influenza virus through

adenovirus-based immunization. J Virol 80(4): 1959-1964.

28.Ge J, Deng G, Wen Z, Tian G, Wang Y, Shi J (2007) Newcastle disease virus-based live attenuated vaccine completely protects chickens and mice from lethal challenge of homologous and heterologous H5N1 avian influenza viruses. J Virol

81(1): 150-158.

29.Guan Y, Peiris JS, Lipatov AS, Ellis TM, Dyrting KC, Krauss S (2002) Emergence of multiple genotypes of H5N1 avian influenza viruses in Hong Kong SAR. Proc Natl Acad Sci USA 99: 8950-8955. 30.Guan Y, Poon LL, Cheung CY, Ellis TM, Lim W, Lipatov AS (2004) H5N1 influenza: a protean pandemic threat. Proc

31.Hatta M, Hatta Y, Kim JH, Watanabe S, Shinya K, Nguyen T, Lien PS, Le QM, Kawaoka Y (2007) Growth of H5N1 influenza A viruses in the upper respiratory tracts of mice. PLoS Pathog 3(10): 1374-1379. 32.Hilleman M (2002) Realities and enigmas of human viral influenza: pathogenesis, epidemiology and control. Vaccine

20(25-26): 3068-3087.

33.Hoelscher MA, Garg S, Bangari DS, Belser JA, Lu X, Stephenson I, Bright RA, Katz JM, Mittal SK, Sambhara S (2006) Development of adenoviral-vector-based pandemic influenza vaccine against antigenically distinct human H5N1 strains in

mice. Lancet 367(9509): 475-481.

34.Horimoto T, Kawaoka Y (2001) Pandemic threat posed by avian influenza A viruses. Clin Microbiol Rev 14(1): 129-149. 35.Horimoto T, Kawaoka Y (2006) Strategies for developing vaccines against H5N1 influenza A viruses. Trends Mol Med

12(11): 506-514. Review.

36.Hui DS (2008) Review of clinical symptoms and spectrum in humans with influenza A/H5N1 infection. Respirology 13

Suppl 1: S10-3. Review.

37.Hulse-Post DJ, Sturm-Ramirez KM, Humberd J, Seiler P, Govorkova EA, Krauss S, Scholtissek C, Puthavathana P, Buranathai C, Nguyen TD, Long HT, Naipospos TS, Chen H, Ellis TM, Guan Y, Peiris JS, Webster RG (2005). Role of domestic ducks in the propagation and biological evolution of highly pathogenic H5N1 influenza viruses in Asia. Proc Natl

Acad Sci USA 102(30): 10682-10687.

38.Ilyushina NA, Hoffmann E, Salomon R, Webster RG, Govorkova EA (2007) Amantadine-oseltamivir combination therapy for H5N1 influenza virus infection inmice. Antivir Ther 12(3): 363-70. 39.Ito T, Couceiro JN, Kelm S, Baum LG, Krauss S, Castrucci MR, Donatelli I, Kida H, Paulson JC, Webster RG and Kawaoka Y (1998) Molecular basis for the generation in pigs of influenza A viruses with pandemic potential. J Virol 72: 7367-7373.

40.Kash JC, Goodman AG, Korth MJ, Katze MG (2006) Hijacking of the host-cell response and translational control during

influenza virus infection. Virus Res 119(1): 111-120. Review.

41.Keawcharoen J, Amonsin A, Oraveerakul K, Wattanodorn S, Papravasit T, Karnda S, Lekakul K, Pattanarangsan R, Noppornpanth S, Fouchier RA, Osterhaus AD, Payungporn S, Theamboonlers A and Poovorawan Y (2005) Characterization of the hemagglutinin and neuraminidase genes of recent influenza virus isolates from different avian

species in Thailand. Acta Virol 49(4): 277-280.

42.Kelly TR, Hawkins MG, Sandrock CE, Boyce WM (2008) A review of highly pathogenic avian influenza in birds, with an emphasis on Asian H5N1 and recommendations for prevention and control. J Avian Med Surg 22(1): 1-16. 43.Kodihalli S, Goto H, Kobasa DL, Krauss S, Kawaoka Y and Webster RG (1999) DNA vaccine encoding hemagglutinin provides protective immunity against H5N1 influenza virus infection in mice. J Virol 73: 2094-2098. 44.Korteweg C, Gu J (2008) Pathology, molecular biology, and pathogenesis of avian influenza A (H5N1) infection in

humans. Am J Pathol 172(5): 1155-1170. Review.

45.LêVăn Năm (2004) Bệnh cúm gà. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y 11(1): 81-86. 46.Le QM, Kiso M, Someya K, Sakai YT, Nguyen TH, Nguyen KH, Pham ND, Nguyen HH, Yamada S, Muramoto Y, Horimoto T, Takada A, Goto H, Suzuki T, Suzuki Y, Kawaoka Y (2005) Avian flu: isolation of drug-resistant H5N1 virus.

Nature 437(7062): 1108. Erratum in: Nature 438(7069): 754.

47.Le QMT, Wertheim HF, Nguyen HD, Taylor W, Hoang PV, Vuong CD, Nguyen HL (2008) Influenza A H5N1 clade 2.3.4 virus with a different antiviral susceptibility profile replaced clade 1 virus in humans in northern Vietnam. PLoS o nE 3(10): e3339.

48.Lê Thanh Hòa (2006a) Chiến lược nghiên cứu ứng dụng virus vector tái tổ hợp trong sản xuất vaccine thế hệ mới. Tạp

chí Công nghệ Sinh học 4(4): 397-416. Tổng quan.

49.Lê Thanh Hòa (2006b) Y-sinh học phân tử (quyển 1). Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 50.Le Thanh Hoa, Dinh Duy Khang, Phan Van Chi, Nong Van Hai, Truong Nam Hai, Nguyen Thi Bich Nga and Le Tran Binh (2006) Molecular characterization of the H5 gene for the highly pathogenic A/H5N1 strains isolated in Vietnam during 2004 - 2006 (pp68-71). Proceedings of International Workshop on Biotechnology in Agriculture (20.10.2006). Nong Lam

51.Lê Thanh Hòa, Đinh Duy Kháng, Phan Văn Chi, Nông Văn Hải, Trương Nam Hải, Lê Trần Bình (2004) Virus cúm A của

Một phần của tài liệu Tổng quan về virus cúm A.PMH pdf (Trang 25 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w