- Tỷ lệ lợn mắc bệnh:
4.4.1. Phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh, sát trùng tại trạ
Trong chăn nuôi, để phòng bệnh cho đàn vật nuôi hiệu quả, thì việc áp dụng đồng thời quy trình phòng bệnh bằng vệ sinh, sát trùng chuồng trại và phòng bệnh bằng vắc xin là một việc cần thiết và đem lại hiệu quả chăn nuôi.
Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một khâu quyết định tới sự thành bại trong chăn nuôi. Vệ sinh bao gồm nhiều yếu tố: Vệ sinh môi trường xung quanh, vệ sinh trong chuồng, vệ sinh đất, nước, vệ sinh chuồng trại....
Trong quá trình thực tập, em đã thực hiện tốt quy trình vệ sinh trong chăn nuôi. Hàng ngày, em tiến hành dọn vệ sinh chuồng, quét lối đi lại trong chuồng và giữa các dãy chuồng. Định kỳ tiến hành phun thuốc sát trùng, quét mạng nhện trong chuồng, lau kính và rắc vôi bột ở cửa ra vào chuồng và hành lang trong chuồng nhằm đảm bảo vệ sinh chuồng trại sạch sẽ hạn chế, ngăn ngừa dịch bệnh xảy ra.
Chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ, được tiêu độc bằng thuốc sát trùng apa clean định kỳ, pha với tỷ lệ 1/300 phun trưa và chiều tối, chiều tối pha thêm thuốc trị côn trùng cyper killer (thành phần cypermethrin) tỷ lệ 500g/20 lít nước. Lịch sát trùng của trại lợn thịt được trình bày ở bảng 4.5.
Pha thuốc khử trùng 8 176 136 77,27
Phun sát trùng 8 176 136 77,27
Vệ sinh kho chứa thức ăn 1 22 18 81,81
Quét hành lang chuồng 2 44 34 77,27
Công tác phun sát trùng rất quan trọng làm giảm bệnh tật cho lợn. Trại quy định phun sát trùng hàng ngày, em đã thực hiện được 136 lần trên 176 số lần cần thực hiện đạt tỷ lệ 77,27%.
Công tác vệ sinh kho thức ăn sạch sẽ, sẽ không làm cho thức ăn bị rơi vãi hoặc chuột gặm rơi ra ngoài bị mốc làm ảnh hưởng đến chất lượng của những bao thức ăn khác, em đã thực hiện 18 lần so với số lần cần thực hiện là 22 lần, đạt tỷ lệ 81,81%.
Quét hành lang chuồng làm cho rêu không mọc lên, đường đi sạch sẽ, ít bụi em đã thực hiện 34 lần so với 44 lần cần thực hiện, tỷ lệ là 77,27%.